Đẩy tới công cuộc cải cách để phát triển

Đón Xuân Bính Tuất, tiến tới Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam là dịp để nhận định tình hình đất nước, đánh giá cơ hội và thách thức, đúc kết những bài học của cải cách và đẩy tới một cách toàn diện và sâu sắc công cuộc đổi mới trên đất nước ta.

Chưa bao giờ đất nước ta đứng trước những vận hội to lớn và có điều kiện thuận lợi để vươn lên mạnh mẽ, “Sánh vai cùng cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mơ ước từ những ngày khó khăn, gian khổ năm 1945. Chưa bao giờ nước Việt Nam có nền kinh tế phát triển như bây giờ, xuất khẩu một tháng hơn cả năm trước đây, chưa bao giờ đời sống người dân được cải thiện nhiều và đạt mức sống cao nhất từ trước tới nay. Chưa bao giờ nước ta có cơ hội duy trì được hòa bình để xây dựng đất nước, không có kẻ thù trực tiếp nào phải đối phó. Đó là thời cơ quý báu phải tận dụng để nước ta nhanh chóng mạnh lên toàn diện. Tất cả dự báo đều nhất trí rằng sự ổn định và cân bằng chiến lược trong khu vực Đông Nam Á có thể được duy trì trong thập kỷ tới, tuy vẫn còn không ít biến động cục bộ.  

 

Thành phố Hồ Chí Minh trong đêm


Chưa bao giờ lòng dân khao khát đổi mới, đòi hỏi phải tiếp tục phát triển và vươn lên mạnh mẽ như ngày nay. Giấc mơ Phù Đổng từ ngàn xưa có thời cơ để trở thành hiện thực. Dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam đều đồng lòng, nhất trí xây dựng đất nước, thực hiện tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng trong xã hội. Người Việt Nam ở trong nước hay ngoài nước đều mong ước và khát khao xây dựng một quê hương giàu đẹp, đất nước phát triển, con người được tự do phát huy đầy đủ trí sáng tạo để xây dựng đất nước. Vốn quý này không phải ở nước nào cũng có và khu vực nào trên trái đất này cũng đạt được.

 
 

 Người Việt Nam ở trong nước hay ngoài nước đều mong ước và khát khao xây dựng một quê hương giàu đẹp, đất nước phát triển, con người được tự do phát huy đầy đủ trí sáng tạo để xây dựng đất nước. Vốn quý này không phải ở nước nào cũng có và khu vực nào trên trái đất này cũng đạt được.

Đất nước ta đang phát triển trong một kỷ nguyên mới của nhân loại, kỷ nguyên của sự giải phóng toàn diện và ngày càng đầy đủ sức sáng tạo, các quyền tự do, dân chủ của con người, kỷ nguyên của sự phát triển khoa học, công nghệ với tốc độ chưa từng thấy. Sự giàu có và phồn vinh của đất nước, sức mạnh của một dân tộc không còn phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên mà được quyết định bởi khoa học-công nghệ, bởi trí tuệ chứ không bởi cơ bắp. Trong thế kỷ XX, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thành công trong công cuộc bứt phá trở nên những đất nước phát triển. Ngày nay, Trung Quốc, kể cả Đài Loan, đang vươn lên mạnh mẽ để trở lại vị trí hàng đầu của nền văn minh nhân loại mà dân tộc Trung Hoa đã từng chiếm giữ trong nhiều thế kỷ trước đây. Câu hỏi rất nghiêm túc là: Việt Nam có tận dụng được cơ hội ngàn năm có một này để thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu và trở thành một đất nước phát triển hay không? Sứ mạng lịch sử ấy đang đặt trước chúng ta như một đòi hỏi và thôi thúc sâu sắc nhất.
Trong thời gian qua, nước ta đã tiến hành đổi mới và phát triển, đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đổi mới, thực chất là thực thi những quyền tự do, dân chủ của người dân, phát huy trí sáng tạo, tinh thần kinh doanh và các nguồn lực của dân và của thế giới toàn cầu hóa. Tuy vậy, chúng ta còn chậm cải cách hệ thống chính trị, đổi mới Đảng và cải cách bộ máy Nhà nước, dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng nặng nề hiện nay. Việc chậm đổi mới tư duy, tự trói buộc vào những tín điều và giáo lý xưa cũ, không được thực tế xác nhận đã làm chậm đáng kể việc đổi mới trên hàng loạt các lĩnh vực khoa học xã hội.
Chúng ta cũng chậm phát huy đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của người dân, nhất là quyền được thông

Thời gian trở thành nhân tố rất quan trọng trong cuộc chạy đua trên thế giới. “Quá chậm” là điều gây ra tai họa, thầy thuốc đến quá chậm thì bệnh nhân không cứu được. Chúng ta không thể rơi vào tình trạng “quá chậm”. Và điều ấy phụ thuộc vào đóng góp lớn nhỏ của mỗi một chúng ta.  

tin, các quyền giám sát bộ máy Nhà nước. Trên những lĩnh vực nào, ở đâu, thực hiện tốt các quyền tự do, dân chủ của dân thì ở nơi đó khởi sắc và phát triển mạnh. Bên cạnh những điển hình tốt, có nơi, có lúc không ít những quyền hiến định của người dân bị hạn chế, vi phạm kéo dài, gây ra bất bình và căng thẳng trong xã hội. Việc chưa thể chế hóa quyền được tiếp cận thông tin của dân đã cho phép sự lạm dụng quyền lực, tư lợi trong bộ máy Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước trở nên khá phổ biến.
Trong lịch sử phát triển của các nước, xu thế tự nhiên của Nhà nước là luôn luôn phình to thêm, bộ máy, biên chế, chi tiêu ngày càng nặng nề hơn. Tự Nhà nước không thể tự cải tạo được mình. Chỉ có nhân dân mới cải tạo được nhà nước, chỉ có phát huy vai trò của người dân giám sát Nhà nước, đánh giá nhà nước, bầu cử và miễn nhiệm công chức Nhà nước mới giảm bớt được các căn bệnh cố hữu của Nhà nước.


 

Hãy nhìn tới tương lai để hướng lên phía trước. Anh: Quốc Tuấn

Cải cách trên các lĩnh vực liên quan đến trí tuệ như giáo dục đào tạo, khoa học-công nghệ, đến đời sống con người như y tế, bảo hiểm tiến hành chậm, thiếu phương pháp luận rõ ràng. Đây là những lĩnh vực đang còn mang nặng nhiều dấu ấn rất nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp mà trong kinh tế chúng ta đã trút bỏ được một phần đáng kể. Đương nhiên, đây là những lĩnh vực phức tạp, liên quan đến lợi ích của toàn dân, việc cải cách ở bất kỳ nước nào cũng khó khăn. Chính vì thế mà việc chuẩn bị cải cách cần được tiến hành một cách khoa học, thực sự dân chủ, cầu thị, có căn cứ thực tế và phương pháp luận rõ ràng. Thí dụ như khái niệm “xã hội hóa” được sử dụng quá rộng mà không làm rõ nội hàm, phạm vi, phương pháp, công cụ. Khi thì “xã hội hóa” được hiểu là huy động thêm đóng góp của dân vào xây trường, xây đường, khi thì lại được hiểu là tăng thêm sự giám sát của quần chúng. Chính sự chậm chễ cải cách và cải cách thiếu phương pháp luận sáng tỏ, ít hiệu quả những lĩnh vực này mà nhân tố trí tuệ trong con người Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ. Cái thiếu nhất trong nền kinh tế nước ta hiện nay không phải là vốn mà là trí tuệ, thông tin, năng lực quản lý.

 Thời gian trở thành nhân tố rất quan trọng trong cuộc chạy đua trên thế giới. “Quá chậm” là điều gây ra tai họa, thầy thuốc đến quá chậm thì bệnh nhân không cứu được. Chúng ta không thể rơi vào tình trạng “quá chậm”. Và điều ấy phụ thuộc vào đóng góp lớn nhỏ của mỗi một chúng ta.

Trong ba lực lượng quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển là kinh tế thị trường, Nhà nước và nhân dân và các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp của dân, mỗi lực lượng có vai trò, có trách nhiệm tạo điều kiện cho nhau, đồng thời giám sát và chế định các lực lượng kia. Việc chậm phát huy các quyền tự do, dân chủ của dân, chậm thực hiện việc giám sát của dân với tư cách là công dân, là người tiêu dùng, là các hội nghề nghiệp… làm cho Nhà nước trở thành “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Thời gian trở thành nhân tố rất quan trọng trong cuộc chạy đua trên thế giới. “Quá chậm” là điều gây ra tai họa, thầy thuốc đến quá chậm thì bệnh nhân không cứu được. Chúng ta không thể rơi vào tình trạng “quá chậm”. Và điều ấy phụ thuộc vào đóng góp lớn nhỏ của mỗi một chúng ta.
Hãy đẩy tới công cuộc cải cách để phát triển đất nước và chấn hưng dân tộc chúng ta.

Lê Đăng Doanh

Nguồn tin: Tia Sáng

Tác giả