Thay đổi hình ảnh nghề nông ở Ấn Độ

Một trong những người thúc đẩy sự thay đổi trong nông nghiệp Ấn Độ là Rohtash Mal, người sáng lập và giám đốc EM3.

Một thiết bị bay hoạt động trên những cánh đồng Ấn Độ.

Đây là một dự án khởi nghiệp về nông nghiệp có mục đích mong muốn “xây dựng lại hình ảnh nông nghiệp”.

Từng là một doanh nhân làm cho các hãng lớn, Mal đã đem các kiến thức từ doanh nghiệp ứng dụng vào trồng trọt. Ông cho rằng canh tác có thể thoát ra khỏi chu kỳ “tự sát và nợ nần” của thiên tai. Mal quan niệm rằng: “Nông nghiệp phải được coi như một ngành công nghiệp. Mỗi tấc đất được xem như một tài khoản lời và lỗ để tạo ra đủ thặng dư được tái đầu tư vào đất nhằm đạt năng suất cao hơn trong năm tới”.

Mal thành lập EM3 năm 2013 với triết lý: “Canh tác là một dịch vụ”. Ông cho biết, công việc của ông là làm công nghệ, ứng dụng vào nông cụ để nông dân Ấn Độ để tiếp cận với giá phải chăng. Ông cung cấp các sản phẩm máy nông nghiệp như máy kéo và máy gặt cho các tiểu nông trên cơ sở trả tiền theo lần sử dụng. Trong các loại máy móc đó, còn có cả máy bừa hướng dẫn bằng laser mà Mal cho rằng có thể giảm khoảng 30% lượng nước.

Cơ giới hoá trồng trọt, theo Mal, có thể giảm chi phí canh tác 25% và tăng năng suất lên 20%. Và điều đó có nghĩa là tăng thu nhập đáng kể cho nông dân. Nông dân hoàn toàn được thuyết phục. Cách đây vài tháng, EM3 ký một thoả thuận với chính quyền bang Rajasthan để mở 1.240 trung tâm cơ giới hoá nông nghiệp trên toàn bang. Đã có 22 trung tâm như vậy ở bang Madhya Pradesh. Các trung tâm này có tên là Samadhan Techno Kheti. Mỗi trung tâm Samadhan tốn 2 crore (20 triệu rupee, tương đương 6,7 tỷ đồng) gồm có năm máy kéo và 25 – 30 nông cụ khác. Thông thường, một trung tâm mất hai năm để hoà vốn.May mắn cho Mal, tiền đầu tư không phải là một vấn đề lớn.Mal dự kiến sẽ mở các trung tâm tương tự ở phía bắc và phía đông của Ấn Độ, trong tương lai gần.

Ý tưởng của Mal về trồng trọt đã nằm trong mối quan tâm của các nhà quản lý quỹ thế giới. Quỹ phát triển kinh tế Soros ở Mỹ và quỹ Đổi mới toàn cầu có trụ sở ở Anh, cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển, bộ Ngoại giao và thương mại Úc, và Omidyar Network đã bơm vào EM3 101 crore R trong vòng cấp vốn thứ 2. Vòng thứ nhất vào năm 2015, Aspada Investments ở Bengaluru đã đầu tư 3,3 triệu USD.

Cơ giới hoá chỉ là một bước khởi đầu, Mal có một tầm nhìn khác về làm nông liên quan đến công nghệ, tài chính. Ông còn là đại sứ cho nghề nông, đứng ra mời các công ty ở Israel, Anh và Nhật Bản sang thăm Ấn Độ và mời làm đối tác với EM3 trong việc giải quyết các vấn đề làm nông tại đây. Ngoài ra, Mal còn thường xuyên thăm  văn phòng của các hãng công nghệ lớn như IBM, Ericsson, Cognizant và Nokia. “Nếu chúng tôi kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, bất kỳ thứ gì dựa trên công nghệ đều có thể sử dụng để làm cho đời sống nông dân tốt hơn và đều thuộc lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi”, ông nói.

Việc đưa vào sử dụng các công nghệ mới như hình ảnh vệ tinh, phân tích dữ liệu, hoá học hoá đất, cơ sở dữ liệu lớn, các ứng dụng, trí tuệ nhân tạo và bộ cảm biến trong lĩnh vực nông nghiệp đủ để đẩy nền kinh tế nông nghiệp 400 tỷ USD, chiếm 17,34% GDP Ấn Độ lên 1.000 tỷ USD trong vòng năm năm tới. Mal đã chứng minh như vậy.“Ngay cả khi năng suất nông nghiệp của cả nước chỉ cần tăng gấp đôi, kinh tế nô ng nghiệp có thể chạm mốc 800 tỷ USD”, Mal nói. Theo một nghiên cứu mới đây của McKinsey, thị trường cơ giới hoá ở Ấn Độ trị giá 112 tỷ USD và tăng trưởng hàng năm ở mức 16%. Chừng đó cộng thêm vào nền kinh tế nông nghiệp của quốc gia này, đủ thấy con số khủng khiếp như thế nào. Mal còn dẫn chứng thêm, ngay cả khi chỉ cần sự gia tăng nhỏ về tín dụng mà chính phủ dành cho nông dân với con số 975 triệu rupee trong tài khoá 2017 – 2018, cũng đã gia tăng giá trịkinh tế nông nghiệp của Ấn Độ.

Mal đã có lý  về sự lạc quan của mình khi nông dân dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng, tiếp cận công nghệ và một thị trường lớn. Thêm vào đó, các dữ liệu dự báo thời tiết, dự báo mùa màng, cũng như thương mại điện tử cho sản phẩm nông nghiệp, con số ước tính của Mal về giá trị của nông nghiệp Ấn Độ, “đúng là bảo thủ và lạc hậu”!

Trần Bích (theo TGTT)
Nguồn: Thegioihoinhap

Tác giả