Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phóng "vệ tinh lượng tử" đầu tiên trên thế giới vào ngày 16/8. Và trong 2 năm, nhóm nghiên cứu này sẽ thực hiện phép kiểm chứng Bell để chứng minh rằng, sự liên đới giữa hai lượng tử có thể duy trì ở khoảng cách lên tới 1200 km.

Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên
trên thế giới

Thiết bị bay này nặng 600 kg, chứa các tinh thể được làm từ các cặp photon ở trạng thái liên đới lượng tử (quantum entangled), được phóng từ các trạm vệ tinh ở Trung Quốc và Áo, trong một dự án hợp tác trị giá 100 triệu USD.

Trong thời gian 2 năm, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện một phép đo thống kê gọi là phép kiểm chứng Bell để chứng minh sự liên đới giữa hai lượng tử có thể duy trì ở khoảng cách tới 1200 km (lý thuyết lượng tử tiên đoán rằng liên đới có thể có ở bất kỳ khoảng cách nào).

Với trạng thái liên đới lượng tử, bất kể khoảng cách nào cũng sẽ giúp tạo ra một mạng kết nối toàn cầu rất an toàn và nhanh chóng. Trong vật lý lượng tử, sự thay đổi tín hiệu của một hạt sẽ ảnh hưởng đến hạt khác, cho dù chúng xa nhau một khoảng cách khổng lồ. Vì vậy, nếu có ai đó cố tình nghe lén ở một đầu, sự gián đoạn sẽ xảy ra ở đầu bên kia.

Các nhà khoa học từ nhiều nước cũng tiết lộ các kế hoạch thực hiện những thí nghiệm về lượng tử trong không gian. Nếu thành công, các hệ thống vệ tinh lượng tử sẽ không chỉ giúp thông tin truyền tải an toàn hơn, mà còn là một bước tiến lớn tới “internet lượng tử”, liên kết các máy tính lượng tử trên toàn thế giới, hay một “đám mây tính toán lượng tử”, theo nhận định của Paul Kwiat, một nhà vật lý từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign đang làm việc cho NASA.

Tác giả