Đào tạo kỹ sư ở Trung Quốc và Ấn Độ: DANH CÓ XỨNG THỰC?

Ấn Độ khiến người Mỹ lo sợ rằng hai nước này sẽ dẫn đầu về công nghệ cao. Tuy nhiên, chính các nhà khoa học ở Trung Quốc và Ấn Độ lại vẽ nên một bức tranh khác. "Đừng nhìn vào số lượng, bởi trừ một số nhỏ tốt nghiệp trường hàng đầu, chất lượng số còn lại đang xuống dốc không phanh" - Ông Indiresan, cựu Viện trưởng Học viện Kỹ thuật Ấn Độ (IIT) ở Madras phát biểu - "Tiêu chuẩn thấp, vật chất tồi, giảng dạy thì kinh khủng".

Khảo sát con số
Minh họa cho bài báo về tình trạng nhân lực công nghệ ở Mỹ trên tờ Fortune là bức tranh anh chàng đô con Trung Quốc đang đẩy ngã chú Sam lẻo khẻo. Quả thật, số kỹ sư và nhà khoa học tăng vọt ở Trung Quốc và

Còn Phương Chu Tử, người chuyên theo dõi hoạt động khoa học của Trung Quốc thì cho rằng vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ nền khoa học của Trung Quốc sẽ đe dọa Mỹ trong tương lai gần. Nguyên nhân, theo Phương, là do hệ thống giáo dục chỉ chăm chăm cho ra lò một số lượng lớn sinh viên. “Đơn giản là quá nhiều sinh viên trong khi điều kiện chưa đủ. Thật bất thường khi một giáo sư hướng dẫn cho hơn 40 nghiên cứu sinh, nghĩa là ở đây chẳng có hướng dẫn gì hết.”
Bài báo trên tờ Fortune đưa ra con số: Năm 2004, Trung Quốc có 640.000 sinh viên kỹ thuật, so với Ấn Độ là 350.000 và Mỹ chỉ là 70.000. Song nếu phân tích kỹ hơn thì những con số này không quá “đáng sợ”: Theo báo cáo của ĐH Duke, trình độ sinh viên năm thứ ba của Trung Quốc chỉ tương đương với thợ sửa xe. Và nếu so những sinh viên các ngành cơ khí, khoa học máy tính, và công nghệ tin học đủ trình độ thực hiện những nghiên cứu sơ đẳng và phát triển sản phẩm – thì Mỹ nhiều hơn Ấn Độ. Còn nếu tính trên đầu người, thì Mỹ hơn Trung Quốc 50% và gấp 4 lần Ấn Độ.
Nhiều lãnh đạo trong giới khoa học và kinh doanh Trung Quốc than phiền rằng dù ngày càng có nhiều sinh viên ra trường thì họ vẫn thiếu những người thạo tiếng Anh và đủ kỹ năng để hoạt động trong môi trường quốc tế. Ngoài ra những người tốt nghiệp các trường đại học Trung Quốc phối hợp làm việc theo nhóm cũng rất kém.
Những lo ngại đó cũng được công ty MacKinsey – một công ty tư vấn quốc tế nhấn mạnh trong một bản báo cáo với tiêu đề “Hiểm họa thiếu nhân lực cao của Trung Quốc”. Báo cáo đánh giá Trung Quốc khó có khả năng trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ thông tin và dịch vụ thương mại. Chỉ khoảng 10% những người tìm việc Trung Quốc có thể đủ  khả năng làm việc trong các công ty quốc tế trên lĩnh vực kỹ thuật, tài chính và khoa học sự sống.
Các nhà giáo dục cho rằng nguyên nhân do các trường đại học tuyển sinh ồ ạt. Tổng số sinh viên của Trung Quốc năm ngoái là 16 triệu, hơn 3,4 triệu so với năm 1998 – năm chính phủ Trung Quốc cho phép các trường ĐH tuyển sinh số lựong lớn. Rất nhiều sinh viên ngành kỹ thuật kêu ca họ ít được thực hành và mất quá nhiều thời gian cho các bài luận kém chất lượng. Mức học bổng quá thấp, khoảng 300 tệ (gần 600.000 đồngVN)/tháng buộc sinh viên phải làm thêm và bỏ bê học hành. Ngoài ra, những sinh viên giỏi nhất lại tiếp tục tới Mỹ du học, và phần lớn không trở về. “Chảy máu chất xám vẫn là vấn đề nghiêm trọng” – Phương phát biểu.

Giấc mộng công nghệ cao ở Ấn Độ

Số lượng sinh viên kỹ thuật ở Ấn Độ tăng vọt cùng với tốc độ tăng trưởng của các công ty gia công phần mềm ở nước này. Năm nay, 1.346 trường đại học và cao đẳng kỹ thuật ở Ấn Độ tuyển 440.000 sinh viên. Năm 1998, con số này chỉ là 60.000. Song con số ấn tượng này lại che giấu nhiều yếu kém. Chỉ khoảng 4.000 sinh viên trong số đó là thuộc 7 trường uy tín của Học viện Kỹ thuật Ấn Độ (IIT) – học viện có đẳng cấp quốc tế thực sự. Ngoài ra, trong số các trường đại học và cao đẳng trên, chỉ khoảng 150 trong đó có chất lượng khá.
Một báo cáo khác của công ty McKinsey cho biết, chỉ 25% kỹ sư Ấn Độ hoàn thành tốt công việc gia công phần mềm cho Mỹ. Dù đang trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin và các ngành kỹ nghệ khác, hàng triệu người tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật Ấn Độ vẫn không tìm được việc làm. Tuy nhiên – theo ông C.N.R Rao, cố vấn khoa học của thủ tướng – số kỹ sư của Ấn Độ vẫn sẽ tăng lên do đòi hỏi của xã hội. “Ở Ấn Độ, tất cả cha mẹ đều muốn con mình trở thành kỹ sư. Họ cho con học bất kỳ trường kỹ thuật nào, bất kể trường đó có cơ sở hạ tầng đầy đủ hay không”.
Chính bởi vậy mà các trường hạng hai, thậm chí cả IIT cũng bắt đầu thiếu giáo viên. Trong khi đó giáo viên đại học lại thích làm trong khối kinh tế tư nhân hơn giảng dạy vì có thu nhập cao hơn. Đó là lý do mà các công ty lớn ở Ấn Độ bắt đầu rót tiền vào trường đại học. Công ty công nghệ thông tin lớn nhất Ấn Độ Infosys đã liên kết với 248 trường đại học Ấn Độ nhằm lấp khoảng trống giữa nhu cầu và khả năng cung cấp kỹ sư. Infosys cũng chi 176 triệu USD để tăng gấp ba quy mô chi nhánh Trung tâm giáo dục toàn cầu – trung tâm này được ông Nadan M. Nilekani, giám đốc điều hành Infosys gọi là “đại học liên kết”. “Chương trình học không cập nhật, sinh viên không được tiếp cận với công nghệ tiên tiến nhất” – Ông Nilekani nói – “Và chúng tôi đang cố gắng cải thiện nó”.
Giới khoa học cả ở Trung Quốc và Ấn Độ đều đồng ý rằng các trường đại học của họ cần phải nỗ lực rất nhiều. “Có sự khác biệt rất lớn giữa “Ấn Độ có thể” và “Ấn Độ sẽ” là đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực công nghệ với Mỹ. Với tình trạnh hiện tại thì Ấn Độ sẽ không là đối thủ công nghệ của Mỹ. Chỉ khi cải thiện chất lượng đào tạo của các trường công nghệ hàng đầu, Ấn độ mới “có thể” làm được điều này” – Cựu Viện trưởng IIT Indiresan phát biểu.

Theo www.xys.org

—————-
CHÚ THÍCH ẢNH: Thư viện trung tâm của IIT ở Madras

V.A

Tác giả