Siêu bão ở Sao Hỏa đe dọa xe tự hành của Nasa

Các chuyên gia không biết gì về cảnh quan Sao Hỏa hay xe tự hành Opportunity sẽ trông như thế nào sau cơn bão hoành hành trên 1/4 hành tinh Đỏ này.

Mô phỏng một cơ bão bụi trên Sao Hỏa. Nguồn: Todays Homepage

Xe tự hành Opportunity của Nasa trên Sao Hỏa đã bị tàn phá bởi cơn bão bụi khổng lồ bao phủ hành tinh đỏ và che phủ Mặt trời.

Vào thứ Tư vừa qua, các quan chức cho biết họ kỳ vọng chiếc xe này có thể chịu được sau cơn bão diễn ra trên ¼ diện tích Sao Hỏa và dự kiến sẽ còn đi vòng quanh hành tinh này trong vài ngày nữa. Dù thi thoảng mới diễn ra nhưng cơn bão có thể “gửi” những đám mây bụi dài hàng chục km vào khí quyển. Cơn bão có thể diễn ra trong vài tuần, thậm chí vài tháng, đến khi bầu trời đủ sạch để ánh sáng chiếu xuống mặt đất và nạp lại năng lượng cho Opportunity thông qua các tấm pin mặt trời.

Còn hiện tại, xe tự hành lâu đời nhất trên Sao Hỏa đang mắc kẹt giữa cơn bão dữ dội, trong bóng tối suốt ngày đêm. Các nhà khoa học không lo ngại về chiếc xe tự hành chạy bằng năng lượng hạt nhân Curiosity đang nằm ở nửa bên kia của Sao Hỏa nơi bầu trời đang bắt đầu tối dần. Tàu vũ trụ quay quanh Sao Hỏa thì quá cao để bị ảnh hưởng.

John Callas, quản lý dự án Opportunity tại phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA tại Pasadena, California, nói: “Cơn bão này nguy hiểm, và chúng ta không biết nó sẽ kéo dài bao lâu và chúng ta cũng không biết môi trường sẽ như thế nào sau khi nó được làm sạch”. Cơn bão bắt đầu từ cuối tháng Năm với tốc độ phát triển nhanh chưa từng có.

Những người điều khiển không lưu đã cố gắng liên lạc với Opportunity vào thứ Ba vừa rồi, nhưng xe tự hành không phản hồi. Pin của xe tự hành đã xuống thấp đễn nỗi chỉ còn duy nhất một đồng hồ đang hoạt động, để đánh thức tàu vũ trụ cho việc kiểm tra mức công suất định kỳ – theo giới chức. Nếu đồng hồ cũng tắt, thì chiếc xe tự hành sẽ không biết thời gian nào để trở lại và có tểh gửi tín hiệu trở lại bất kỳ lúc nào.

Nasa đã khởi động hai xe tự hành Opportunity và Spirit vào năm 2003 để nghiên cứu đá và đất trên Sao Hỏa. Chúng đã đáp xuống vào năm 2004 nhưng Spirit đã dừng hoạt động trong vài năm qua, chỉ còn Opportunity tiếp tục việc khám phá dù đã vượt qua thời gian thực hiện nhiệm vụ dự kiến của nó.

Đây không phải lần đầu tiên Opportunity bị ảnh hưởng bởi các cơn bão bụi. Vào năm 2007, một cơn bão bụi khổng lồ đã khiến Opportunity im lặng trong vài ngày. Nó đã khôi phục trở lại sau khi bị đánh thức từ giấc ngủ sâu để tự bảo vệ của nó.

Tuy nhiên lần này, mức năng lượng của xe tự hành được cho là thấp hơn nhiều. Dù vậy, mùa hè trên Sao Hỏa đang đến gần, sẽ giúp giữ nhiệt độ vào ban đêm và bảo vệ pin và các phần khác không bị đóng băng. Bên cạnh lò sưởi nhiệt, Opportunity được trang bị 8 máy sưởi nhỏ chạy bằng plutonium.

Các nhà khoa học đang háo hức tìm hiểu càng nhiều về các cơn bão bụi càng tốt để trau dồi kỹ năng dự báo thời tiết của họ. Điều đó sẽ giúp ích các phi hành gia, chẳng hạn khi sống trên Sao Hỏa, họ sẽ phải vật lộn với thời tiết nếu bị mắc kẹt ngoài trời trong cơn bão bụi dữ dội, nơi gió có thể đạt tới 113 kph (70mph).

Opportunity nhiều năng lượng đáng kể trước chịu bão, chỉ có một chút vấn đề với khớp nối ở cánh tay robot của nó, Callas nói. Jim Watzin, giám đốc chương trình khám phá Sao Hỏa của Nasa nói: “Hãy nhớ rằng, chúng ta đang nói về chiếc xe tự hành đã hoạt động 15 năm trên Sao Hỏa, với thiết kế chỉ cho phép làm việc liên tục trong 90 ngày.”

 Thanh Trúc dịch

Nguồn: https://www.theguardian.com/science/2018/jun/14/mars-storm-nasa-rover-opportunity

 

Tác giả