Kỷ Nguyên Sáng Tạo liên quan gì với châu Á và Đạo Phật?

Lĩnh vực sáng tạo ở Mỹ chiếm 30% tổng số người lao động (nhiều hơn lĩnh vực sản xuất) và tạo ra 2 nghìn tỷ đôla thu nhập (gần bằng lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công lại). Giai tầng sáng tạo (Creative Class) bao gồm giới khoa học, kỹ sư, văn nghệ sỹ, diễn viên, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhà ứng dụng (Adopter), nhà tư tưởng, nhà báo, những người mang tính sáng tạo trong y tế, luật pháp, kinh doanh, công nghệ cao, vv.

Theo Gs. Richard Florida (Carnegie Mellon, Mỹ), Sự Sáng Tạo của Con Người là nguồn kinh tế tối thượng (ultimate economic resource). Ông đã làm nhiều người (và chính mình) sửng sốt khi phát hiện các mối tương quan giữa tính Sáng Tạo với Văn Hóa, Tâm-Sinh Lý, Quan Điểm…của con người. Theo Gs Florida, ba yếu tố đem lại sự Sáng Tạo. Đó là Công Nghệ (Technology), Nhân Tài (Talent) và Lòng Khoan Dung (Tolerance) – 3 chữ T. Ông phát hiện mối tương quan thuận giữa Sáng Tạo với sự Đa Văn Hóa (Melting Pot Index), Tính Văn-Nghệ-Sỹ (Bohemian Index) và cộng đồng những người đồng tính (Gay Index). Những phát hiện của ông đóng góp nhiều, thậm chí đảo ngược quan  điểm trong việc hoạch định các vùng, miền sáng tạo. Singapore đã áp dụng các phát hiện này để có các biện pháp phát triển đất nước dựa trên Đổi Mới-Sáng Tạo (Innovation).

Bán Cầu Não Phải và tính Sáng Tạo

Kỷ Nguyên Thông Tin (Information Age) với ưu thế của Bán Cầu Não Trái (BCNT) đang dần lắng xuống, nhường bước cho Kỷ Nguyên Sáng Tạo (Creative Age) của Bán Cầu Não Phải (BCNP) chuyên cho sự Thấu Cảm và khả năng Phát Minh.
 

Bán Cầu Não Trái => Suy Nghĩ => Tri Thức

Bán Cầu Não Phải => Quán Tưởng => Sáng Tạo

– Mang tính tuần tự (sequential)

– Nặng về nghĩa “đen” (literal)

 

– Thiên về chức năng (functional)

– Nệ câu chữ (textual), “hình”

– Nặng về phân tích (analytic)

– Logic, Tri Thức (Knowledge), Ý Thức (Consciousness)

– Thiên về tạo ra Tri Thức, dễ coi Tri Thức là Mục Đích; Nhận biết bản thể qua Tri Thức 

– Tiệm cận bản thể bằng lý trí và gián tiếp qua các trung gian, khái niệm…

– Tạo ra cái Ảo (Virtuality), qua Mô Phỏng để biết bản thể

– Tiệm cận; không bao giờ nhất thể hóa với bản thể

 

– Liên quan nhiều tới Nghiên cứu (tạo ra Lý Thuyết)

– Một cách đồng thời (simultaneous) – Thiên về nghĩa “bóng” (metaphorical)

– Thiên về thẩm mỹ (aesthetic)

– Nắm ngữ cảnh (contextual), “thần”

– Thiên về tổng hợp (synthetic)

– Phi logic, Thấu Cảm (Empathy), Vô Thức (Sub-consciousness)

– Vượt qua, phá bỏ Tri Thức, coi Tri Thức là Phương Tiện; hướng tới đồng hóa với bản thể

– Cảm nhận bản thể trực tiếp qua giác quan, không qua trung gian, khái niệm…

– Phá cái Ảo, Phá Chấp để nhập vào bản thể

– Tiệm cận (Tiệm Ngộ), có thể nhất thể hóa với bản thể (Đốn Ngộ) => gần với Phát Minh, Khám Phá

– Liên quan nhiều tới Ứng Dụng (tạo ra Bản Thể), Sáng Tạo-Đổi Mới (Innovation), Phát Minh (Inventiveness), Phám Phá (Discovery)

 

BCNT dần mang lại Ánh Sáng của Trí Tuệ, nhưng luôn là Ảo. BCNP là sự Mờ Tối, Hỗn Độn của cõi Vô Thức, nhưng lại chứa đựng sự Thông Tuệ tối thượng vì đó chính là Thiên Nhiên, là Bản Thể. Vì vậy, các phát minh, khám phá, ứng dụng, sáng tạo – những điều luôn gắn với bản thể – luôn xuất phát từ BCNP. Nhận ra sự (có vẻ như) phi lý này, Lão Tử gọi đây là sự Mờ Tối của Thông Tuệ.

Hoạt động của BCNP (giác quan, sự thấu cảm, khả năng quán cảm, quán tưởng) không chỉ là bẩm sinh và có giới hạn mà luyện tập được, vô hạn, thậm chí có thể đưa người ta đến những tầng thức tưởng như siêu hình (meta-physic), siêu nhiên. Như vậy, để có Tri Thức (tức là có một sự mô phỏng gần đúng sự vật trong tư tưởng), cần Học (Learning) dựa trên các logic. Còn để sáng tạo (tức là áp dụng Tri Thức vào thực tế), người ta cần Hành, cần “Chơi” (Play) theo một nghĩa nào đó để cảm nhận, quán tưởng phi logic các bản thể. Hiện nay, người ta hướng trẻ em vào các hoạt động thể thao, nghệ thuật, giao lưu…hơn là vào học tập hàn lâm. Chỉ số Tình Cảm (EQ) liên quan nhiều hơn đến một cuộc sống, sự nghiệp lành mạnh, cân đối so với Chỉ số Thông Minh (IQ).

Nhìn nhận sự hạn chế, thậm chí bất lực, của Tri Thức và các biện pháp, công cụ của nó trong việc nhận biết bản thể, cổ nhân nói “Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận lời, lời bất tận ý”“Đạo khả đạo phi Thường Đạo; Danh khả danh phi Thường Danh” (Chân Lý khi đã được nêu ra thì không còn là Đạo trường tồn, bất biến nữa; Sự thể khi đã có tên gọi thì tên gọi đó không phản ánh đúng sự thể đó nữa). (Sách không hết ngôn từ, ngôn từ không hết lời lẽ, lời lẽ không hết ý tứ). BCNP không dùng ngôn ngữ, lý luận, cũng đúng như Đạo Phật coi Bản Thể là “bất khả tư nghì” (không thể nghị bàn được). Hơn 2 ngàn năm trước, Lão Tử đã có một tuyên ngôn cương cường, bất hủ, thách thức Tri Thức hàn lâm dựa trên logic và ngày nay còn chân giá trị:

Trước kỷ nguyên sáng tạo, BCNT, Ý Thức, luôn điều khiển, chỉ lối cho BCNP. Trong kỷ nguyên Sáng Tạo, người ta nhận ra rằng BCNP, Sự Thấu Cảm, mới dẫn dắt, quán xuyến chúng ta trọn vẹn nhất.

Ba yếu tố gây sự bùng nổ của Tính Sáng Tạo    

Kỷ Nguyên Sáng Tạo xuất hiện nhờ sự hội tụ của 3 yếu tố: Sự Dư Thừa (Abundance), Châu Á (Asia) và Tự Động Hóa (Automation) – 3 chữ A.

Thứ nhất, sự “Dư Thừa” về hàng hóa của nền đại công nghiệp làm xuất hiện nhu cầu về Tính Khác Biệt. Sự Khác Biệt chỉ có được nhờ sự Sáng Tạo.

Thứ hai, Châu Á hội nhập đem lại 2 yếu tố quan trọng. Một, đó là nơi làm thuê khoán ngoài (out-sourcing) nhiều nhất để các nước phát triển chuyên chú hơn vào sáng tạo. Thứ nữa, châu Á đem lại một phương pháp sáng tạo khác hẳn, thậm chí trái ngược với phương Tây. Phương pháp này, đặc trưng là cách Quán Cảm bản thể của Đạo Phật, tương đồng một cách kinh ngạc với phương pháp luận sáng tạo hiện đại mà phương Tây đang đi sâu nghiên cứu và áp dụng.  

Thứ ba, Đông Tây hợp tác được nhờ Công Nghệ, thiết bị…được biểu trưng bằng “Tự Động Hóa”.

Sự kết hợp của phương Tây nhiều Tri, ít Ngộ với phương Đông nhiều Ngộ, thiếu Tri đem lại sức Sáng Tạo chưa từng có cho Nhân Loại. BCNP chuyên về sự Thấu Cảm, Quán Tưởng bản thể như một Nhất Thể (không phân tích) một cách đồng thời, không qua trung gian, với toàn bộ ngoại cảnh, thậm chí kể cả thời gian. Đây cũng là điều Phật Pháp hướng tới từ hàng ngàn năm nay. 

Sự Khác Biệt

Kỷ nguyên Sáng Tạo là của những người áp dụng Tri Thức vào thế giới thực. Lúc này, tri thức logic, trong một chừng mực nào đó, lại là rào cản con người đến với thực tế, đến với sáng tạo, đặc biệt ở những nước thụ động tiếp nhận tri thức. Các công ty công nghệ, sáng tạo Mỹ cần ngày càng nhiều Thạc sỹ Mỹ Thuật (Master Of Fine-Arts, MFA) thay vì Thạc sỹ Quản Trị Kinh Doanh (Master Of Business Administration, MBA). Nhiều trường đại học đã đưa các môn mỹ thuật, nghệ thuật vào khoa kinh doanh hoặc hướng sinh viên lấy hai bằng về kinh doanh và mỹ thuật (double degree).  Ắt hẳn các nhà vật lý lý thuyết đã chân nhận điều này ngay từ nửa đầu thế kỷ 20 khi Niels Bohr nói “Chúng ta phải hiểu rất rõ rằng, khi đến với những nguyên tử, chỉ có thể dùng được ngôn ngữ của thi ca”.

Trong Kỷ nguyên Sáng Tạo, người ta ít nệ vào lý lẽ (Argument), mà thuyết phục qua kể chuyện (story telling); Không quan sát sự vật qua lần lượt phân tích lý, hóa tính…như nghe những bản Độc Tấu riêng lẻ của các nhạc cụ khác nhau (Solo, Focus) mà thưởng thức một Hòa Tấu (Symphony) của tất cả các nhạc cụ; Không hành động chỉ với Ý Thức (Seriousness) mà trải nghiệm sự cuộc chơi của Vô Thức (Play) với tất cả các giác quan.

Trong Kỷ nguyên Sáng Tạo, không phải Trí-Thức, mà “Cảm”-Thức mới là người mang lại giá trị gia tăng cao cho xã hội. Tính Sáng Tạo ít phụ thuộc vào Học Vấn mà vào Cách Sống. Trí Thức không còn ở bậc thang cao trong xã hội mà là Giai Tầng Sáng Tạo bao gồm rất nhiều các ngành nghề, cách sống, bản ngã, văn hóa, sắc tộc…khác nhau trên thế giới. Nếu các nước đang phát triển biết khai thác tốt khả năng sáng tạo của mình, bản đồ phân bố Tính Sáng Tạo của thế giới sẽ hoàn toàn khác so với ngày nay. Theo Gs. Florida, Kỷ nguyên Sáng Tạo là một cuộc chơi hoàn toàn rộng mở…(The Creative Age is a wide-open game…). Con người ngày càng tự do hơn, thoát khỏi các ràng buộc vật chất, các ước lệ hữu hạn thông qua việc nhất thể hóa với Thiên Nhiên.         

Tác giả