Thử sức đầu năm

Nhức đầu, sỗ mũi, đau họng, ho húng hắng... là chuyện thường tình mỗi khi thay đổi thời tiết. Không đơn giản như thế. Bằng chứng là không phải ai ai cũng ê mình lúc trở trời. Tình trạng nay cảm, mai cúm, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, nếu xảy ra quá thường là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng khó còn nguyên vẹn như mong muốn của gia chủ.

  • Từ 20 đến 26 điểm: Bạn đang thuộc nhóm “khó chịu” đối với vi khuẩn. Cố tiếp tục như thế nhưng đừng quên kiểm lại bản trắc nghiệm mỗi 3 tháng để đừng quá chủ quan.
  • Từ 10 đến 19 điểm: Bạn vẫn còn thủ hòa với cảm cúm trong điều kiện bình thường. Nhưng chỉ cần một yếu tố thuận lợi nào đó, chẳng hạn stress, thì vi khuẩn sẽ chiếm phần ưu thế. Bạn phải nhanh chóng chuyển sang thế công vì đó là cách phòng thủ tốt nhất.
  • Dưới 9 điểm: Bạn, nói đúng hơn là nếp sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của bạn, đang góp phần đục khoét khả năng phòng bệnh. Nếu chính gậy ông đập lưng ông thì vi khuẩn cảm cúm còn đợi gì mà không xoa tay mãn nguyện!
Mẹo vặt chống cảm cúm

1. Giảm ngay lượng mỡ động vật trong khẩu phần thường ngày khi phát hiện triệu chứng mỏi mệt. Ngược lại, tăng thu nhập nguồn sinh tố, như tiền sinh tố A, sinh tố C, E và khoáng tố vi lượng, như kẽm, selen, crôm, mangan, vào những ngày căng thẳng, hay gặp lúc thay đổi thời tiết.
2. Giảm tối đa rượu bia, thuốc lá khi vừa bắt đầu đau họng để cơ thể tận dụng nguồn dự trữ sinh – khoáng tố cho hoạt động kháng khuẩn, thay vì hao hụt cho chức năng giải độc của lá gan.
3. Chọn quần áo thích hợp với thời tiết. Đừng quên, áo quần ướt đẫm là một trong các yếu tố thuận lợi cho bội nhiểm đường hô hấp.
4. Chơi thể thao nhưng đừng để kiệt sức. Cũng đừng chọn môn đòi hỏi ăn thua tới cùng trong những ngày căng thẳng vì công việc.
5. Ngủ cho đủ giấc vì giấc ngủ chính là khoảng thời gian lý tưởng chẳng những cho tiến trình phục hồi tế bào mà đồng thời cho quy trình tổng hợp kháng thể, theo như kết quả nghiên cứu gần đây của đại học Leipzig về tiềm năng của giấc ngủ.
6. Giữ chân, nói đúng hơn, giữ lòng bàn chân cho ấm, vì đó là yếu điểm dẫn đến viêm họng, viêm bàng quang…
7. Tập dượt hệ thống miễn nhiểm bằng cách tắm nước nóng/nước lạnh mỗi sáng để đánh thức sức kháng bệnh thông qua kích ứng do khác biệt về nhiệt độ giữa nước lạnh và nước nóng
8. Giữ phòng cho thoáng khí và tránh khác biệt nhiệt độ thái quá. Không lạ gì khi đa số người phải làm việc nhiều giờ trong phòng có máy điều hòa không khí lại là nạn nhân quen mặt của cảm cúm.
9. Ưu tiên cho phương pháp không dùng thuốc, như xông hơi, thay vì tập cho cơ thể lệ thuộc qua thói quen nốc thuốc cảm khi mới ớn lạnh.
10. Cười nhiều, cười lớn, cười hả hê không chỉ để tăng thu nạp dưỡng khí mà đồng thời hưng phấn chức năng kháng bệnh thông qua phản xạ trên trục thần kinh – nội tiết. Cơ thể càng có nhiều endorphine, nội tiết tố của cảm giác sảng khoái, thì vi khuẩn càng ít có hy vọng tác yêu tác quái.


Phương Trâm

Tác giả