Chính phủ với “Hàng hóa công”

Đầu tư cho khoa học cơ bản rất tốn kém nhưng không đem lại lợi ích cho một cá nhân hay tập đoàn kinh tế, nhưng nó rất quan trọng đối với sự phát triển của cả xã hội, cho nên khoa học cơ bản được các nhà kinh tế đặt cho cái tên là “hàng hoá công”, ví dụ như ngọn hải đăng, hay một hệ thống quốc phòng. Vì vậy khoa học cơ bản chỉ có thể phát triển được khi có sự hỗ trợ của Chính phủ. Vấn đề đặt ra là Chính phủ nên đầu tư vào đâu, và ở mức độ nào?

Đầu tiên, tôi cho rằng các nước phát triển có trách nhiệm phải hỗ trợ cho khoa học cơ bản vì lợi ích tổng thể của xã hội. Thứ hai, một cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản nếu được duy trì hoạt động thì sẽ giúp bảo tồn và nuôi dưỡng sự phát triển công nghệ mới. Vai trò của việc làm nghiên cứu trong đào tạo các nhà khoa học – những người sau này có thể sẽ chuyển sang làm trong các ngành công nghiệp – và trong sự tạo thành mạng lưới nghiên cứu, là vô cùng quan trọng. Việc ở gần các trung tâm nghiên cứu sẽ đem lại lợi ích trực tiếp khi người ta khai thác sản phẩm nghiên cứu, và khai thác các khám phá ngoài dự kiến (những công ty ra đời từ việc tận dụng những khám phá ngoài dự kiến thường xuất hiện ở đâu đó gần các trung tâm như vậy). Chẳng phải tình cờ khi Thung lũng Silicon ở gần Đại học Stanford, hay cụm các công ty công nghệ cao ở sát thành phố Boston (đáng tiếc là không dễ tìm ra ví dụ tương tự ở châu Âu, do văn hoá kinh doanh yếu hơn ở các đại học và trung tâm nghiên cứu của châu Âu).

Tuy nhiên, ta có thể hỏi, ở nước Nhật thì sao?  
Vào những năm 1980, khi người Nhật chỉ thiên về hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản phẩm hơn là khoa học cơ bản nhưng họ đã chiếm lĩnh nhiều thị trường công nghệ, kể cả những lĩnh vực rất tinh xảo như bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM), và người ta thậm chí tự hỏi ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ liệu có cơ may sống sót. Nhưng thực tế thì ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ đã không bị diệt vong, và trong lúc người ta tiên đoán về sự lụi tàn của nó, thì các nhà nghiên cứu Mỹ từ 1989 đã làm cuộc cách mạng, tạo ra những thị trường mới với công nghệ sinh học, đa phương tiện, phần mềm máy tính, và liên lạc điện tử, … Cùng thời gian đó, nền kinh tế Nhật thụt lùi dần. Vì thế Chính phủ Nhật trong Kế hoạch Cơ bản cho Khoa học và Công nghệ, công bố vào 1996, đã dự tính tăng hỗ trợ kinh phí cho khoa học cơ bản thêm 50% trong vòng 5 năm.

Các tiêu chí truyền thống để đánh giá kết quả khoa học, và sự đóng góp của người tham gia nghiên cứu, vẫn là những tiêu chí tốt nhất có thể có, mà theo quan điểm của tôi thì chúng nên tiếp tục được sử dụng – dù sao thì tiền của vẫn có sẵn hơn chất xám, kể cả trong thời đại mọi người đều lo lắng tới hiệu quả tài chính như hiện nay.

Có thể khẳng định rằng trường hợp của nước Nhật không hề cung cấp căn cứ cho giả thuyết rằng giảm kinh phí đầu tư cho nghiên cứu cơ bản là một chủ trương khôn ngoan. 

Ngành khoa học cơ bản nào nên được đầu tư?
Tôi đã khẳng định rằng những cân nhắc trên lợi ích kinh tế và văn hoá dẫn tới kết luận rằng kinh phí của Nhà nước nên hướng tới khoa học cơ bản thay vì ứng dụng. Tuy nhiên, nếu chúng ta chấp nhận lối tư duy kinh tế như vậy, thì cũng lại nên tiếp tục vận dụng chúng cho những cuộc thảo luận về điều phối kinh phí giữa các ngành khoa học cơ bản khác nhau.
Trước đây tôi đã nhắc tới việc Faraday có thể thấy trước ứng dụng của điện năng, nhưng năm 1867, 9 năm sau khi Faraday qua đời, một cuộc hội thảo của các nhà khoa học Anh đã đi tới kết luận rằng “tuy chúng ta không thể khẳng định điều cần tiếp tục nghiên cứu là gì, nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng không có căn cứ nào cho thấy điện có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng khả thi”. Cũng tương tự như vậy, chúng ta biết rằng Thomas Watson, cha đẻ của IBM, khẳng định vào năm 1947 rằng “một máy tính độc lập sẽ có thể giải quyết mọi tính toán khoa học quan trọng trên thế giới”, nhưng ông ta cũng không thể nhìn ra được các chức năng khác của máy tính.
Việc không thể đoán trước kết quả, mà từ đầu tôi đã quy thành một nguyên nhân khiến trách nhiệm thuộc về Nhà nước trong việc hỗ trợ kinh phí cho khoa học cơ bản, cũng khiến cho trong thực tế, sẽ không khả thi và rất nguy hiểm nếu cố gắng phân phối kinh phí cho khoa học cơ bản dựa trên kỳ vọng về giá trị kinh tế. Các tiêu chí truyền thống để đánh giá kết quả khoa học, và sự đóng góp của người tham gia nghiên cứu, vẫn là những tiêu chí tốt nhất có thể có, mà theo quan điểm của tôi thì chúng nên tiếp tục được sử dụng – dù sao thì tiền của vẫn có sẵn hơn chất xám, kể cả trong thời đại mọi người đều lo lắng tới hiệu quả tài chính như hiện nay.
Thực tế rằng các kết quả nghiên cứu cơ bản là không thể đoán trước được, không có nghĩa là các động cơ kinh tế hướng tới lập giải pháp cho những vấn đề ứng dụng cụ thể đều là phù phiếm. Các nhà khoa học thế kỷ 19 đã rất cố gắng tìm biện pháp làm đông nitơ, nhưng đều thất bại cho tới khi Đại chiến Thế giới lần thứ I khiến nước Đức mất đi những đất đai màu mỡ, và rồi giải pháp được nhanh chóng tìm thấy. Ở Mỹ, nền khoa học, công nghệ, và tiền bạc, kết hợp với ý chí chính trị đã đưa con người lên Mặt trăng trước 1970. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu khi nào thì những động cơ như vậy đem lại hiệu quả, khi nào thì không. Tổng thống Nixon từng vận động cuộc chiến chống lại ung thư, mô hình hoá theo đúng các bước dẫn tới thắng lợi của chương trình không gian, nhưng cuối cùng phải thất bại. Lý do thật rõ ràng. Những nguyên lý cần thiết liên quan tới việc đưa người lên Mặt trăng đã được thấu hiểu kỹ trước khi chương trình không gian bắt đầu, trong khi tri thức của chúng ta về các nguyên lý sinh học đằng sau sự sinh trưởng và đột biến gene vẫn còn rất giới hạn.

Những người cống hiến cao nhất [cho các ngành công nghiệp] là những nhà khoa học tận tâm làm nghiên cứu, chứ không phải những chuyên gia công nghệ, hay các kỹ sư.
                                J. Baruch

Điều này liên quan tới vấn đề kinh phí cho các nghiên cứu ứng dụng. Tôi đã khẳng định rằng, nhìn chung Chính phủ nên tránh sang một bên để thị trường hoạt động, mặt khác chú trọng dành kinh phí cho những lĩnh vực có tính chất “hàng hoá công cộng”, bởi vì lợi ích của chúng có tính dài hơi hoặc phi thương mại, chẳng hạn như các nghiên cứu về môi trường, hay quản lý giao thông. Những nghiên cứu gần với nhu cầu thị trường thì có thể và nên để cho doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ. Kết luận này cũng tương đồng với quan điểm của J. Baruch trong một bài tạp chí (1) mà tôi sẽ trích ra một số ý sau đây.
Những công ty lớn như 3M, IBM, Siemens, Ford, … thường đầu tư cho việc cải tiến công nghệ hiện hành mà hiệu quả có thể đoán trước và định giá chính xác, và không muốn sự trợ giúp từ giới học thuật, vì sẽ phải san sẻ bớt lợi nhuận. Giới học thuật cũng thường không hứng thú với những sự hợp tác như vậy. Chỉ có ngoại lệ khi giới học thuật cần cải tiến công nghệ hiện hành để phát triển ra dụng cụ mới phục vụ công tác nghiên cứu (điển hình là trường hợp của các nhà vật lý lượng tử). Khi đó sẽ có lợi ích tương hỗ đáng kể và có sự phối hợp hiệu quả giữa cải tiến công nghệ vì lợi nhuận với cải tiến công nghệ phục vụ nghiên cứu. Thật vậy, theo Baruch thì “những người cống hiến cao nhất [cho các ngành công nghiệp] là những nhà khoa học tận tâm làm nghiên cứu, chứ không phải những chuyên gia công nghệ, hay các kỹ sư. Chính các nhà nghiên cứu mới là những người không muốn bị phân tán khỏi công việc của mình, để có thể tập trung giải quyết những vấn đề công nghệ rất thông thường.”

Những hậu sinh của dòng họ Newton (nếu như ông này ngày nay còn ai đó thừa tự) có lẽ sẽ giàu to nếu như giải tích học có thể được cấp patent, để rồi họ có thể được trả tiền mỗi khi ai đó vận dụng giải tích học, nhưng toán học không phải là thứ có thể được cấp patent.
Rất ít nhà khoa học nhìn thấy trước được thành quả của Faraday, người khi phải trả lời câu hỏi của Gladstone “điện có công dụng gì?”, đã nói rằng “sẽ tới một ngày mà ngài có thể đánh thuế nó”. Điển hình hơn là nhận xét của Rutherford, tác giả của khám phá ra hạt nhân. Vào giữa thập kỷ 1930 ông từng khẳng định “bất kỳ ai trông đợi vào một nguồn năng lượng từ sự chuyển hoá hạt nhân đều đang nói chuyện trên trời”.
Ngành cơ khí lượng tử đã mang lại công nghệ điện tử hiện đại và tia laser, nhưng ngay cả với lợi ích rộng rãi của ống ngắm (một ứng dụng phổ biến của laser), đầu tư cho các nghiên cứu phục vụ cơ khí lượng tử hoàn toàn không đạt hiệu quả về tài chính; tri thức gặt hái được không thể được bảo mật, thời gian ứng dụng quá lâu, và kết quả quá khó để dự đoán.

Đã có thời gian khi mà Chính phủ Mỹ và các nước chủ trương hướng tới điều phối kinh phí cho khoa học cơ bản chủ yếu dựa trên thành quả khoa học. Ví dụ như ở Vương quốc Anh, báo cáo OECD Toàn cảnh Khoa học và Công nghệ năm 1978 nói rằng “các mục tiêu cho khoa học và công nghệ sẽ không được quyết định từ các tổ chức quản lý khoa học của Chính phủ… với nhận thức rằng ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản tốt nhất là được quyết định bởi chính các nhà khoa học…” Nhưng điều này đã thay đổi. Báo cáo Trắng về Khoa học và Công nghệ đệ trình lên cấp thẩm quyền của Vương quốc Anh năm 1993 được xây dựng trên cơ sở định hướng để khoa học và công nghệ phục vụ cho sự thịnh vượng. Người ta đề ra những mục tiêu ưu tiên cho chương trình “hoạch định công nghệ”, với sứ mệnh là làm sao “đảm bảo rằng chi tiêu của Chính phủ cho khoa học và công nghệ hướng vào việc đóng góp tối ưu cho thành quả kinh tế và ‘chất lượng đời sống’”. Thực tế là dù sau đó chương trình hoạch định công nghệ đạt những kết quả tích cực, thì chúng lại gây tổn hại cho khoa học cơ bản. Do vậy hiện nay Hội đồng Nghiên cứu Anh đã buộc phải cân nhắc lại nhiều mục tiêu của chương trình hoạch định công nghệ bởi các mục tiêu này rõ ràng có thể đã ngăn cản Thomson nghiên cứu ra electron!

Lời kết
Từ 1945 tới thập kỷ 1980, quan điểm hỗ trợ khoa học cơ bản nhìn chung được ủng hộ tích cực ở đa số các nước phát triển. Trong giai đoạn này, có sự đồng thuận rộng rãi dành cho các quan điểm được tổng hợp trong một báo cáo nổi tiếng năm 1945, của một nhóm dẫn đầu bởi Vannevar Bush, cố vấn khoa học cho Tổng thống Mỹ. Tựa đề báo cáo là “Khoa học – Biên giới Vô tận”. Báo cáo này khẳng định rằng chi phí cho nghiên cứu cơ bản, dù sớm hay muộn, đều sẽ đóng góp vào sự giàu có, sức khoẻ người dân, và an ninh của quốc gia, và rằng người ta không nên quá lo lắng liệu những lợi ích này sẽ xuất hiện chính xác dưới hình thức nào và vào lúc nào.
Chủ trương cấp kinh phí lớn cho khoa học cơ bản được duy trì lâu nhất ở Đức và Mỹ, cuối cùng đã kết thúc vào khoảng năm 1990. Với trường hợp của Đức, nguyên nhân là do chi phí lớn ngoài dự kiến cho việc thống nhất đất nước. Với Mỹ, nguyên nhân là do sự tăng quá mức của thâm hụt ngân sách liên bang, kết hợp với quan điểm cho rằng mô hình của Nhật đã chứng minh triết lý đầu tư cho khoa học cơ bản là sai lầm.
Ngày nay, có thể thấy ở tất cả các nước có tên trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một nhận thức mới của xã hội về khoa học dường như đang hình thành. Minh chứng là bản Báo cáo Trắng của Vương quốc Anh, như đã đề cập, và các hoạt động hoạch định, với chủ đích là các Chính phủ sẽ đầu tư vào nghiên cứu cơ bản chỉ khi có thể được cho thấy rằng nó sẽ có khả năng tạo ra lợi ích trực tiếp và cụ thể, dưới hình thức là đóng góp cho sự thịnh vượng hay cải thiện chất lượng đời sống.

Khoa học cơ bản rất quan trọng, về mặt văn hoá cũng như kinh tế. Khoa học cơ bản nên được hỗ trợ từ các Chính phủ, ưu tiên hơn so với hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, và các nước phát triển không nên nhường trách nhiệm cho nước khác. Các nỗ lực định hướng nghiên cứu khoa học cơ bản theo mục tiêu kinh tế thường là vô ích, và có thể phản tác dụng.

Đây là một chủ trương tiêu cực. Việc đòi hỏi rằng khoa học cơ bản chỉ được cấp kinh phí nếu quá trình đóng góp lợi ích cụ thể của nó có thể thấy trước được, là sai lầm, và có thể đem lại tác dụng ngược về mặt kinh tế. Tuy nhiên, xu thế trên dường như không thể xoay chiều, như được thể hiện trong trích dẫn sau đây từ một bài tạp chí công bố trên tờ Research Europe, ngày 05/06/2008: 
“Khi lãnh đạo tổ chức nghiên cứu lớn nhất của Đức tiến hành bước đi đột ngột vào tháng 1, với việc viết một lá thư ngỏ tới Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu Liên bang, đề nghị ông ta thay đổi ngược lại [chính sách đã đề ra], thật khó hình dung tác động sắp tới sẽ thế nào. Liệu Jürgen Rüttgers có tiếp tục thực thi chính sách giới hạn kinh phí nghiên cứu cơ bản và dồn thêm tiền vào các nghiên cứu hướng theo mục tiêu kinh tế, hay ông ta sẽ lưu tâm lời kêu gọi của cộng đồng nghiên cứu khoa học Đức và chịu ngừng lại? Kết quả nay đã rõ ràng. Rüttgers không thay đổi đường lối một chút nào để làm hài lòng Deutsche Forschungsgemeinschaft (Tổ chức Nghiên cứu Đức) và các đồng minh của nó trong giới khoa học”.
Như những lời khôn ngoan trong bài ‘Khoa học – Biên giới Vô tận’: “dưới sức ép đòi hỏi thành quả ngay lập tức, trừ phi có những chính sách chủ động ngăn chặn lại, khoa học ứng dụng nhất định sẽ tống tiễn khoa học thuần tuý”. Nếu bạn, cũng như tôi, tin tưởng nồng nhiệt vào giá trị của khoa học cơ bản, thì chúng ta không thể bỏ cuộc trong việc bảo vệ những vai trò của nó trong sự phát triển của nhân loại. 
—————
1) Why Should Companies – Large or Small – Work with the Universities? J. Baruch, Physics in Business 14, 4, 1997.

Tác giả