Tò mò một chút

Rùa hai đầu Một chú rùa nhỏ với hai cái đầu trên bãi cát của bờ biển Thái Bình Dương vừa được phát hiện tại Costa Brava, bãi biển nằm ở phía Tây Bắc của Costa Rica.

Các chuyên gia hàng đầu về động vật học cho rằng nhiệt đổi toàn cầu biến đổi có thể là nguyên nhân gây ra sự dị dạng trên ở con rùa. “Đây là lần đầu tiên trong 50 năm tiếp xúc với các giống rùa biển, tôi mới thấy có một con rùa 2 đầu”, Melvin và Olger Chavarriá, hai cư dân địa phương nói.
Ngay từ lúc được sinh ra, chú rùa đã có sức khỏe khá tốt. Mặc dù cả hai đầu luôn ngọ ngoậy nhưng dường như chúng đều “thỏa hiệp” để kéo cái thân chung về một hướng duy nhất mỗi khi tiến lên. “Chúng ta vẫn hoàn toàn chưa biết lý do chính khiến cho rùa bị dị dạng là gì nhưng rất có thể việc nhiệt độ toàn cầu nóng lên do hiện tượng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài rùa”, Carlos Drews, nhà điều phối của Tổ chức bảo vệ thiên nhiên WWF tại khu vực cho biết.
http://www.panda.org/news_facts/newsroom/index.cfm?uNewsID=52660

————————————————————————————

Ai dễ bị muỗi chích nhất?
Một nghiên cứu được thực hiện tại 90 ngôi làng ở Châu Phi cho thấy chỉ có 1/4 tổng số người dân trên thế giới là được lũ muỗi “thích” hơn cả. Và tất nhiên, những người này bị muỗi đốt nhiều hơn và dễ bị sốt rét hơn cả. Theo chuyên gia David Smith-Cơ quan Y tế Quốc gia của Bethesda (bang Maryland, Mỹ), dường như có một nhóm người tỏa ra một sức hấp dẫn đặc biệt hơn hẳn những người khác để “thu hút” lũ muỗi. Những người này dĩ nhiên sẽ dễ mắc bệnh sốt rét hơn những người khác. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến các nhà y tế dễ dàng hơn trong việc phòng bệnh nếu tập trung vào nhóm người đặc biệt này.
Trong số mới nhất của tạp chí Nature, các chuyên gia đã đưa ra một biểu đồ toán học cho thấy có đến 80% các trường hợp mắc bệnh sốt rét do mầm bệnh Plasmodium Falciparum đã được tìm thấy ỏ 20% dân số cư ngụ tại những vùng nguy hiểm có nhiều muỗi sốt rét. Tất nhiên, những người dễ bị mắc bệnh sốt rét cũng còn tùy thuộc vào những yếu tố khác như tuổi tác hay chỗ ở có gần những nơi tập trung nhiều muỗi mang mầm bệnh hay không.
Nature (2005) doi:10.1038/nature04443 và Scidev.net

————————————————————————————

Điện thoại di động tự hủy
Công ty sản xuất điện thoại di động NEC (Nhật Bản) vừa tung ra thị trường loại điện thoại NEC N701i ECO có vỏ bọc làm từ ngô và bột khoai tây có tác dụng bảo vệ sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường. Với các loại điện thoại di động đời mới này,

trong tương lai rất gần, người sử dụng có thể quẳng các máy điện thoại di động, kể cả các phụ kiện vào thùng rác khi không sử dụng nữa. Loại điện thoại này có thể tự hủy hoại sau một thời gian nhất định mà không trở thành “rác thời điện tử” như các loại điện thoại di động hay máy tính hiện nay. Trước đây, NEC đã rất thành công trong lãnh vực sản xuất máy tính và CD-ROM. Hiện nay hãng này nhảy sang lãnh vực sản xuất điện thoại di động với tham vọng sẽ là công ty đầu tiên sản xuất các máy điện thoại di động thân thiện với môi trường.
http://www.engadget.com/2005/12/13/necs-n701i-eco-corn-based-phone/

————————————————————————————

Máy soi “thân thể trong suốt”
Một phi trường tại Geteborg (Thụy Điển) vừa đưa ra đề nghị áp dụng “máy soi thân thể (body-scanner)” để khám xét hành khách trước khi lên máy bay, với mục đích để tìm vũ khí giấu trong người. Trước đây, những chất nổ và những loại vũ khí bằng plastic dấu trong người, dưới lớp quần áo, vẫn thoát được sự khám xét của các máy “rà” bình thường.

Nhưng từ nay, với máy Backscatter sẽ truyền ra một hình ảnh trắng đen (không còn quần áo) của người đang bị khám xét. Những tia sáng phát ra từ máy chỉ kéo dài tối đa từ 10 đến 30 giây đồng hồ, không xuyên qua thân thể và cường độ chỉ yếu bằng một tia nắng mặt trời.
Nguyên tắc “phản chiếu lại” của máy scan tân kỳ này thật ra đã được các công ty như American Science and Engineeing (ASEI) phát minh từ mấy năm nay và giá thành của mỗi máy lên tới 200.000 đô la Mỹ/một máy.
Không chỉ phi trường Geteborg của Thụy Điển mà cả Bộ An ninh hàng không của Anh Quốc cũng biết sẽ thử nghiệm máy Backscatter này vào đầu năm 2006 tại những phi trường của thủ đô Luân Đôn.
Công ty sản xuất máy Backscatter cho rằng máy chỉ hoạt động với những tần số có thể truyền ra những đường viền lờ mờ quanh thân thể, không rõ ràng để trấn an hành khách bị khám trước cảnh “không còn quần áo” trước máy quét.
http://www.epic.org/privacy/airtravel/backscatter/

Tia Sáng 
Nguồn tin: Tia Sáng

Tác giả