Một lát cắt trong lịch sử về giống: Dưa hấu có nguồn gốc từ đông bắc châu Phi

Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí "Proceedings of the National Academy of Sciences" đã viết lại nguồn gốc của việc thuần hóa dưa hấu.

Sử dụng DNA từ cây được trồng trong nhà kính biểu thị tất cả các loài và hàng trăm giống dưa dấu khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện ra dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay được thuần hóa từ những tổ tiên hoang dại ở đông bắc châu Phi.

Nghiên cứu này đã hiệu chỉnh một lỗi tồn tại 90 năm la gộp dưa hấu vào cùng lớp như citron melon Nam Phi – một loài cây có họ hàng gần với dưa hấu. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu, bao gồm cả tác giả thứ nhất hiện ở trường ĐH Washington tại St. Louis, tìm ra dưa Kordofan  (C. lanatus) ruột trắng ở Sudan có mối liên hệ gần gũi với dưa hấu được thuần hóa.

Nghiên cứu di truyền này cũng phù hợp với một bức vẽ ở lăng mộ Ai cập mới được diễn giải gần đây. Nó cho thấy dưa hấu có thể đã được ăn ở vùng thung lũng sông Nile, nơi như một sa mạc vào thời điểm 4.000 năm trước.

“Trên cơ sở nghiên cứu DNA, chúng tôi tìm thấy dưa hấu mà chúng ta biết đến ngày nay, với vị ngọt, thông thường có ruột đỏ có thể từng được ăn sống – gần gũi về mặt di truyền với các loại dưa hoang dại từ Tây Phi và đông bắc châu Phi”, Susanne S. Renner, giáo sư danh dự về sinh học tại trường Khoa học và nghệ thuật tại trường ĐH Washington.

Renner là một nhà sinh học tiến hóa, mới đến trường đại học Washington University sau 17 năm làm việc tại trường ĐH Ludwig Maximilian ở Munich, Đức, nơi cô đảm trách giám đốc Vườn thực vật Munich và Phòng Mẫu cây Munich.

Một bức vẽ ở lăng mộ Ai cập cho thấy dưa hấu có thể đã được ăn ở vùng thung lũng sông Nile, nơi như một sa mạc vào thời điểm 4.000 năm trước.

Phòng thí nghiệm của bà đã dành nhiều thời gian tập trung vào dưa bở ruột xanh (honey melon) và dưa chuột nhưng trong 10 năm qua, bà đã chuyển qua dưa hấu và mướp đắng.

Thông tin di truyền xuất bản trong nghiên cứu mới – thực hiện cùng các đồng nghiệp từ Bộ Nông nghiệp Mĩ ở Ithaca, New York, Vườn thực  vật hoàng gia Kew ở London; và trường đại học Sheffield – có thể hữu dugj để phát triển một giống dưa hấu kháng bệnh, bà Renner nói.

“Dưa hấu ngày nay đến từ những kho di truyền rất nhỏ và dễ bị nhiễm bệnh hoặc côn trùng, vật nuôi tấn công, bao gồm nấm mốc, những loài nấm khác, virus và giun tròn”, Renner cho biết. “Cho đến nay chúng tôi đã tìm thấy có sự biến đổi của ba gene kháng bệnh giữa dưa Kordofan và dưa hấu đã thuần hóa. Các nhà làm giống có thể sử dụng các gene này và các thông tin khác từ hệ gene này”.

Nhưng một số cái hay ho rút ra được từ nghiên cứu này, Renner nói, là sự liên quan của dưa hấu với sự di chuyển của con người và những kết nối văn hóa của họ. “Chính các bức vẽ về lăng mộ Ai Cập đã thuyết phục tôi là người Ai cập đã từng ăn ruột dưa hấu mát lạnh”, Renner nói. “Nếu không, tại sao những chiếc đĩa mỏng lại chất đầy những lát dưa hấu bên cạnh nho và những loài quả có vị ngọt khác?”.

“Dưa, dưa chuột, dưa hấu đã được thuần hóa rất nhiều lần” trong lịch sử loài người, bà nhận xét. “nhưng nơi những thuần hóa cây trái trong không gian và tên vẫn còn nhiều điểm phức tạp hơn tôi từng nghĩ 10 hay 15 năm trước đây. Và DNA từ những hạt giống cổ xưa luôn luôn là điểm bẳt đầu để giúp chúng ta lý giải”.

Anh Vũ  tổng hợp

Nguồn bài và ảnhhttps://phys.org/news/2021-05-seedy-slice-history-watermelons-northeast.html

https://www.pnas.org/content/118/23/e2101486118

Tác giả