Trường học cho con em lao động nhập cư ở Bắc Kinh đóng cửa

Trên con đường bụi mù của ngôi làng Dongba xơ xác ở mé đông Bắc Kinh, một câu hỏi thường trực trong những cuộc chuyện trò xã giao từ khi học kì mới bắt đầu tuần trước là: “Ông bà đã tìm được trường mới cho bọn trẻ chưa?”

Từ khi chính quyền Bắc Kinh bất ngờ yêu cầu đóng cửa bốn trường học trong làng từ giữa tháng 8, phụ huynh của khoảng 2.000 học sinh phải chạy đua tìm chỗ học cho con cái học hành kì này. Không chỉ mình họ: tổng cộng khoảng 14.000 học sinh trong thành phố đang phải tìm trường học mới sau khi chính phủ đóng cửa hơn hai mươi trường trong thành phố hè này – một số trường thậm chí còn bị phá dỡ.

Tất cả những ngôi trường bị đóng cửa đều chung một đặc điểm: học sinh là con cái của những công nhân di cư, đội quân của những lao động chui nông thôn lũ lượt tới Bắc Kinh trong hai thập kỉ qua để tìm việc và hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế. Việc đóng cửa dồn dập đã khiến những người chỉ trích buộc tội chính phủ phân biệt đối xử với người di cư là một cách đuổi cổ họ hoặc chặn đứng dòng di cư ngày càng tăng. Bắc Kinh ngày càng lo ngại về số lượng người di cư những năm gần đây, chính phủ ước tính hiện tại có khoảng 7 triệu di dân ở thủ đô, chiếm 36% tổng dân số.

Di dân ở Trung Quốc từ lâu đã sống trong tình trạng rất bấp bênh. Hệ thống đăng kí hộ khẩu rắc rối khó hiểu khiến dân nhập cư thuộc tầng lớp lao động gần như không thể đăng kí làm cư dân chính thức ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thâm Quyến. Không có giấy phép cư trú, họ không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe địa phương hoặc trợ cấp phúc lợi xã hội, và không thể đăng kí cho con cái vào các trường công địa phương. Tuy nhiên Bắc Kinh và những thành phố khác vẫn cần lao động giá rẻ để làm việc tại các công trường và dự án hạ tầng, do vậy một hệ thống các trường hoạt động ngoài pháp luật đã mọc lên như nấm, cung cấp dịch vụ giáo dục cho riêng con cái của những công nhân di cư và vận hành một cách hoàn toàn kín đáo. Nó là một hệ thống đáng nghi về tính hợp pháp, nhưng chính phủ từ vài chục năm nay vẫn nhắm mắt làm ngơ.

Tuy nhiên, tình hình đã đột ngột thay đổi hè này. Theo như giáo viên các trường cho biết thì không có lời giải thích nào từ Bắc Kinh. “Trường tôi mở cửa năm 1998 và ngoại trừ vụ bùng phát dịch SARS năm 2003 chúng tôi chưa bao giờ bị yêu cầu đóng cửa. Nhưng bây giờ tôi đột nhiên nhận được thông báo nói rằng trường của chúng tôi không đảm bảo an toàn”. Liu Jigui, hiệu trưởng Trường tiểu học Yucai dạy con cái của dân lao động nhập cư tại làng Jiangtai, cho biết. Liu nói rằng anh chưa bao giờ nhận được giải thích rõ ràng tại sao trường lại phải đóng cửa. “Họ nói rằng trường không đạt chuẩn, nghĩa là không đạt chuẩn. Một khi họ không muốn bạn mở trường, họ sẽ luôn tìm bằng được lí do”.

Một số trường đơn giản là bị kéo sập – phụ huynh đến đăng kí cho con cái mình vào năm học mới chỉ thấy những đống gạch vụn nơi trước kia từng là trường. “Nói một cách công bằng, họ phá đổ một vài trường, nhưng có lẽ một số trường cũng nên bị đóng cửa hoặc phá dỡ”, Jonathan Hursh, sáng lập viên của tổ chức phi chính phủ Compassion for Migrant Children có trụ sở tại Bắc Kinh, cho hay. “Nhưng thỉnh thoảng chính quyền địa phương sẽ phản ứng mà không hề đắn đo suy tính về hậu quả của những hành động này, về 14,000 đứa trẻ con di dân bị ảnh hưởng và ba mẹ chúng, về những tác động tâm lí và tình cảm mà áp lực gây ra”.

Chính quyền hứa hẹn sẽ bố trí cho tất cả học sinh đăng kí chính thức vào các trường – một số trường công, một số trường tư nhưng được tài trợ bởi nhà nước – với phương tiện học tập tốt hơn. “Không một học sinh nào sẽ bị bỏ học bởi chuyện này”, phát ngôn viên của Hội đồng giáo dục thị chính Bắc Kinh nói với giới truyền thông. Nhưng Hursh nói quá trình nhập học tại các trường chính cho thấy rõ tình trạng bấp bênh của những công nhân di cư, với việc yêu cầu họ phải xuất trình những chứng từ hợp pháp mà họ không thể nào có được. “Ví dụ, một chứng từ có thể là hợp đồng thuê nhà, nhưng người dân lại đang sống trong những ngôi nhà không tồn tại chính thức, đến một địa chỉ cũng không có. Đây thậm chí không phải là những ngôi nhà hợp pháp, do vậy làm sao có thể có hợp đồng thuê nhà chính thức được? Việc thuê mướn lao động cũng vậy thôi. Khi hầu hết đều là những công việc không chính thức, làm sao bạn có thể chìa ra hợp động lao động chính thức được?”, Hursh nhận định.

Việc đóng cửa dồn dập đã khiến những người chỉ trích buộc tội chính phủ phân biệt đối xử với người di cư là một cách đuổi cổ họ hoặc chặn đứng dòng di cư ngày càng tăng.

Đáp lại yêu cầu khẩn thiết của các bậc cha mẹ, một số trường đã chống lại lệnh đóng cửa. “Chúng tôi nhận được thông báo yêu cầu đóng cửa, nhưng học sinh trong vùng không có nơi nào để đi cả”, Wan Tian, hiệu trưởng Trường Tiểu học Dongba  nơi có khoảng 500 con em di dân theo học, cho biết. “Tất cả học sinh đều xung phong tới trường, do vậy chúng tôi mở cửa trở lại bất chấp lệnh cấm”. Wan nói học sinh trường ông không có cách nào tập hợp được giấy tờ như yêu cầu để đăng kí tại các trường chính thống. Ít nhất hiện nay dường như giới chức thành phố đã ngầm chấp nhận quyết định vẫn mở cửa trường của ông.

Tuy nhiên, hầu hết các gia đình di dân không có mấy lựa chọn ngoài việc đặt lòng tin vào lời hứa của chính phủ về một sự giáo dục tốt hơn cho con em của họ tại các trường chính thống. Nhưng vẫn tồn tại những quan ngại rằng những trường mới cũng không tốt hơn các trường cũ đã bị đóng cửa. Ở Dongba, phần lớn học sinh được bố trí tới Trường tiểu học Boya, một ngôi trường tư nằm ở rìa làng, trợ cấp bởi chính quyền, và cách khu dân cư trung tâm 20 phút chạy xe đạp. Ngôi trường nằm trên một khu đất hoang, bao quanh bởi một đống gạch vụn và những khối nhà xây dựng dở dang. Con đường bụi bẩn dẫn tới cổng trường đi qua một đống rác và toilet trống.

Song Meiying sống ở Dongba 11 năm và quản lí một cửa hiệu bán vật liệu xây dựng, vốn là mặt tiền của ngôi nhà không cửa sổ. Thời gian rảnh, bà lục lọi đống rác để tìm những thứ có thể tái chế và bán kiếm thêm chút tiền. Hai đứa con gái bà nằm trong hàng trăm trẻ được bố trí tới Boya đầu tháng này. Trong khi bà được bảo rằng hai đứa con sẽ có được môi trường học tập tốt hơn ở ngôi trường mới, Song lo rằng Boya không được trang bị đủ để đáp ứng số lượng lớn các học sinh mới.

“Trước đây Boya chỉ có 700 học sinh, nhưng từ năm nay có gần 1,400 học sinh. Tôi không biết như vậy có an toàn hơn so với ngôi trường cũ hay không. Nhưng điều duy nhất chúng tôi có thể làm là nghe theo chính quyền, nghe theo giáo viên. Họ nói nó an toàn hơn, và chúng tôi hi vọng vậy”.

Từ khi chính quyền Bắc Kinh bất ngờ yêu cầu đóng cửa bốn trường học trong làng từ giữa tháng 8, phụ huynh của khoảng 2.000 học sinh phải chạy đua tìm chỗ học cho con cái học hành kì này. Không chỉ mình họ: tổng cộng khoảng 14.000 học sinh trong thành phố đang phải tìm trường học mới sau khi chính phủ đóng cửa hơn hai mươi trường trong thành phố hè này – một số trường thậm chí còn bị phá dỡ.

Tất cả những ngôi trường bị đóng cửa đều chung một đặc điểm: học sinh là con cái của những công nhân di cư, đội quân của những lao động chui nông thôn lũ lượt tới Bắc Kinh trong hai thập kỉ qua để tìm việc và hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế. Việc đóng cửa dồn dập đã khiến những người chỉ trích buộc tội chính phủ phân biệt đối xử với người di cư là một cách đuổi cổ họ hoặc chặn đứng dòng di cư ngày càng tăng. Bắc Kinh ngày càng lo ngại về số lượng người di cư những năm gần đây, chính phủ ước tính hiện tại có khoảng 7 triệu di dân ở thủ đô, chiếm 36% tổng dân số.

Việc đóng cửa dồn dập đã khiến những người chỉ trích buộc tội chính phủ phân biệt đối xử với người di cư là một cách đuổi cổ họ hoặc chặn đứng dòng di cư ngày càng tăng.Di dân ở Trung Quốc từ lâu đã sống trong tình trạng rất bấp bênh. Hệ thống đăng kí hộ khẩu rắc rối khó hiểu khiến dân nhập cư thuộc tầng lớp lao động gần như không thể đăng kí làm cư dân chính thức ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thâm Quyến. Không có giấy phép cư trú, họ không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe địa phương hoặc trợ cấp phúc lợi xã hội, và không thể đăng kí cho con cái vào các trường công địa phương. Tuy nhiên Bắc Kinh và những thành phố khác vẫn cần lao động giá rẻ để làm việc tại các công trường và dự án hạ tầng, do vậy một hệ thống các trường hoạt động ngoài pháp luật đã mọc lên như nấm, cung cấp dịch vụ giáo dục cho riêng con cái của những công nhân di cư và vận hành một cách hoàn toàn kín đáo. Nó là một hệ thống đáng nghi về tính hợp pháp, nhưng chính phủ từ vài chục năm nay vẫn nhắm mắt làm ngơ.

Tuy nhiên, tình hình đã đột ngột thay đổi hè này. Theo như giáo viên các trường cho biết thì không có lời giải thích nào từ Bắc Kinh. “Trường tôi mở cửa năm 1998 và ngoại trừ vụ bùng phát dịch SARS năm 2003 chúng tôi chưa bao giờ bị yêu cầu đóng cửa. Nhưng bây giờ tôi đột nhiên nhận được thông báo nói rằng trường của chúng tôi không đảm bảo an toàn”. Liu Jigui, hiệu trưởng Trường tiểu học Yucai dạy con cái của dân lao động nhập cư tại làng Jiangtai, cho biết. Liu nói rằng anh chưa bao giờ nhận được giải

“Trường tôi mở cửa năm 1998 và ngoại trừ vụ bùng phát dịch SARS năm 2003 chúng tôi chưa bao giờ bị yêu cầu đóng cửa. Nhưng bây giờ tôi nhận được thông báo nói rằng đột nhiên trường của chúng tôi không còn an toàn nữa”

thích rõ ràng tại sao trường lại phải đóng cửa. “Họ nói rằng trường không đạt chuẩn, nghĩa là không đạt chuẩn. Một khi họ không muốn bạn mở trường, họ sẽ luôn tìm bằng được lí do”.

Một số trường đơn giản là bị kéo sập – phụ huynh đến đăng kí cho con cái mình vào năm học mới chỉ thấy những đống gạch vụn nơi trước kia từng là trường. “Nói một cách công bằng, họ phá đổ một vài trường, nhưng có lẽ một số trường cũng nên bị đóng cửa hoặc phá dỡ”, Jonathan Hursh, sáng lập viên của tổ chức phi chính phủ Compassion for Migrant Children có trụ sở tại Bắc Kinh, cho hay. “Nhưng thỉnh thoảng chính quyền địa phương sẽ phản ứng mà không hề đắn đo suy tính về hậu quả của những hành động này, về 14,000 đứa trẻ con di dân bị ảnh hưởng và ba mẹ chúng, về những tác động tâm lí và tình cảm mà áp lực gây ra”.

Chính quyền hứa hẹn sẽ bố trí cho tất cả học sinh đăng kí chính thức vào các trường – một số trường công, một số trường tư nhưng được tài trợ bởi nhà nước – với phương tiện học tập tốt hơn. “Không một học sinh nào sẽ bị bỏ học bởi chuyện này”, phát ngôn viên của Hội đồng giáo dục thị chính Bắc Kinh nói với giới truyền thông. Nhưng Hursh nói quá trình nhập học tại các trường chính cho thấy rõ tình trạng bấp bênh của những công nhân di cư, với việc yêu cầu họ phải xuất trình những chứng từ hợp pháp mà họ không thể nào có được. “Ví dụ, một chứng từ có thể là hợp đồng thuê nhà, nhưng người dân lại đang sống trong những ngôi nhà không tồn tại chính thức, đến một địa chỉ cũng không có. Đây thậm chí không phải là những ngôi nhà hợp pháp, do vậy làm sao có thể có hợp đồng thuê nhà chính thức được? Việc thuê mướn lao động cũng vậy thôi. Khi hầu hết đều là những công việc không chính thức, làm sao bạn có thể chìa ra hợp động lao động chính thức được?”, Hursh nhận định.

Đáp lại yêu cầu khẩn thiết của các bậc cha mẹ, một số trường đã chống lại lệnh đóng cửa. “Chúng tôi nhận được thông báo yêu cầu đóng cửa, nhưng học sinh trong vùng không có nơi nào để đi cả”, Wan Tian, hiệu trưởng Trường Tiểu học Dongba  nơi có khoảng 500 con em di dân theo học, cho biết. “Tất cả học sinh đều xung phong tới trường, do vậy chúng tôi mở cửa trở lại bất chấp lệnh cấm”. Wan nói học sinh trường ông không có cách nào tập hợp được giấy tờ như yêu cầu để đăng kí tại các trường chính thống. Ít nhất hiện nay dường như giới chức thành phố đã ngầm chấp nhận quyết định vẫn mở cửa trường của ông.

Tuy nhiên, hầu hết các gia đình di dân không có mấy lựa chọn ngoài việc đặt lòng tin vào lời hứa của chính phủ về một sự giáo dục tốt hơn cho con em của họ tại các trường chính thống. Nhưng vẫn tồn tại những quan ngại rằng những trường mới cũng không tốt hơn các trường cũ đã bị đóng cửa. Ở Dongba, phần lớn học sinh được bố trí tới Trường tiểu học Boya, một ngôi trường tư nằm ở rìa làng, trợ cấp bởi chính quyền, và cách khu dân cư trung tâm 20 phút chạy xe đạp. Ngôi trường nằm trên một khu đất hoang, bao quanh bởi một đống gạch vụn và những khối nhà xây dựng dở dang. Con đường bụi bẩn dẫn tới cổng trường đi qua một đống rác và toilet trống.

Song Meiying sống ở Dongba 11 năm và quản lí một cửa hiệu bán vật liệu xây dựng, vốn là mặt tiền của ngôi nhà không cửa sổ. Thời gian rảnh, bà lục lọi đống rác để tìm những thứ có thể tái chế và bán kiếm thêm chút tiền. Hai đứa con gái bà nằm trong hàng trăm trẻ được bố trí tới Boya đầu tháng này. Trong khi bà được bảo rằng hai đứa con sẽ có được môi trường học tập tốt hơn ở ngôi trường mới, Song lo rằng Boya không được trang bị đủ để đáp ứng số lượng lớn các học sinh mới.

“Trước đây Boya chỉ có 700 học sinh, nhưng từ năm nay có gần 1,400 học sinh. Tôi không biết như vậy có an toàn hơn so với ngôi trường cũ hay không. Nhưng điều duy nhất chúng tôi có thể làm là nghe theo chính quyền, nghe theo giáo viên. Họ nói nó an toàn hơn, và chúng tôi hi vọng vậy”.

Thanh Hiền dịch

Tác giả