Chuyển sang thời kỳ phát triển mới

Dựa trên những gì đã làm được trong năm 2007, chúng ta có thể khẳng định Việt Nam hiện nay có đầy đủ những điều kiện bên trong và bên ngoài tốt nhất vừa đòi hỏi, vừa cho phép mở đường đi vào một thời kỳ phát triển mới: Chất lượng hơn, bền vững hơn, giá trị gia tăng cao hơn. Vấn đề đặt ra là chuyển sang thời kỳ phát triển mới như thế nào?

Tiền bạc, nguồn lực vật chất, nguồn lực chất xám có thể huy động được cho phép nước ta chuyển lên thời kỳ phát triển cao hơn có thể nói không thiếu. Song huy động chúng bằng trí tuệ nào, với ý chí được thống nhất ra sao? cũng có nghĩa là nhằm vào mục tiêu nào? Và thời gian? Chúng ta nhận thức nó đang là thúc bách, là đang ở ngã 3 “hoặc là… hay là..,”  hay là chỉ là sự tiếp nối bình thường muôn thuở giữa ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai? Đó phải là câu hỏi của mỗi người và của tất cả mọi người khi cùng nhau chia sẻ nỗi bức xúc: Làm gì để đất nước trở thành một quốc gia phát triển?
Chỉ có thể tìm được câu trả lời khi rà soát lại và xác định lại tất cả cho phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới. Ví dụ: Than phát triển mạnh và xuất khẩu nhiều như hiện nay đang phát sinh hệ quả gì? Hàng loạt các mỏ khoáng sản trong các tỉnh biên giới phía Bắc đang được triển khai, sắp tới sẽ là quặng bauxite ở Tây Nguyên, sẽ tiếp tục khai thác để xuất khẩu dầu thô? Như thế có phải là sự lựa chọn tối ưu không cho một quốc gia đất hẹp người đông với một vị thế đầy thách thức hay không? Tiếp tục hay không việc có thêm những công trình kinh tế gây ô nhiễm môi trường đến nỗi báo chí đã phải tặng cho cái tên “kẻ giết người thầm lặng” (Tuổi trẻ ngày 29-10-2007 và các số tiếp theo), trong khi đất nước đang xuất hiện những dòng sông “chết”, các làng ung thư..? Chúng ta lựa chọn ngành đóng tàu biển, ngành bột giấy, ngành khai khoáng… là chiến lược dài hạn, hay “giải pháp tình thế”? Là nước đi sau có nhất thiết phải chấp nhận tất cả những gì các nước đi trước đang thải loại không? Những yếu kém trong khoa học, giáo dục đào tạo kéo dài sẽ được khắc phục bằng những biện pháp hữu hiệu nào để thực sự trở thành động lực của phát triển?
Tư duy “nhiệm kỳ” đang là nguyên nhân của nhiều căn bệnh trong chiến lược và quy hoạch phát triển, trong phát huy sức mạnh của nền kinh tế thống nhất, trong công tác tổ chức cán bộ… Tư duy “nhiệm kỳ” là một trong những nguyên nhân sâu xa của tình trạng kẻ ăn ốc, người đổ vỏ, các thế hệ tương lai sẽ phải trả giá. Lối tư duy này đối kháng với lợi ích phát triển chiến lược của quốc gia. Ai không muốn khắc phục tư duy này? Trí tuệ và ý chí nào để cho nó kéo dài sự tồn tại? Vân… vân…
Không chủ quan tự mãn, thì còn rất nhiều câu hỏi như thế phải đặt ra. Và nếu mỗi người trong chúng ta hằng tâm niệm đất nước này là của dân, do dân, vì dân thì sẽ có câu trả lời. Song điều hết sức quyết định là những người lãnh đạo các cấp có gan vượt lên sức ép tâm lý nhiều bề và của chính mình để thực thi câu trả lời đúng đó không?
Tiền bạc, nguồn lực vật chất, nguồn lực chất xám có thể huy động được cho phép nước ta chuyển lên thời kỳ phát triển cao hơn có thể nói không thiếu. Song huy động chúng bằng trí tuệ nào, với ý chí được thống nhất ra sao? cũng có nghĩa là nhằm vào mục tiêu nào? Và thời gian? Chúng ta nhận thức nó đang là thúc bách, là đang ở ngã 3 “hoặc là… hay là..,”  hay là chỉ là sự tiếp nối bình thường muôn thuở giữa ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai? Đó phải là câu hỏi của mỗi người và của tất cả mọi người khi cùng nhau chia sẻ nỗi bức xúc: Làm gì để đất nước trở thành một quốc gia phát triển?
Chỉ có thể tìm được câu trả lời khi rà soát lại và xác định lại tất cả cho phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới. Ví dụ: Than phát triển mạnh và xuất khẩu nhiều như hiện nay đang phát sinh hệ quả gì? Hàng loạt các mỏ khoáng sản trong các tỉnh biên giới phía Bắc đang được triển khai, sắp tới sẽ là quặng bauxite ở Tây Nguyên, sẽ tiếp tục khai thác để xuất khẩu dầu thô? Như thế có phải là sự lựa chọn tối ưu không cho một quốc gia đất hẹp người đông với một vị thế đầy thách thức hay không? Tiếp tục hay không việc có thêm những công trình kinh tế gây ô nhiễm môi trường đến nỗi báo chí đã phải tặng cho cái tên “kẻ giết người thầm lặng” (Tuổi trẻ ngày 29-10-2007 và các số tiếp theo), trong khi đất nước đang xuất hiện những dòng sông “chết”, các làng ung thư..? Chúng ta lựa chọn ngành đóng tàu biển, ngành bột giấy, ngành khai khoáng… là chiến lược dài hạn, hay “giải pháp tình thế”? Là nước đi sau có nhất thiết phải chấp nhận tất cả những gì các nước đi trước đang thải loại không? Những yếu kém trong khoa học, giáo dục đào tạo kéo dài sẽ được khắc phục bằng những biện pháp hữu hiệu nào để thực sự trở thành động lực của phát triển?
Tư duy “nhiệm kỳ” đang là nguyên nhân của nhiều căn bệnh trong chiến lược và quy hoạch phát triển, trong phát huy sức mạnh của nền kinh tế thống nhất, trong công tác tổ chức cán bộ… Tư duy “nhiệm kỳ” là một trong những nguyên nhân sâu xa của tình trạng kẻ ăn ốc, người đổ vỏ, các thế hệ tương lai sẽ phải trả giá. Lối tư duy này đối kháng với lợi ích phát triển chiến lược của quốc gia. Ai không muốn khắc phục tư duy này? Trí tuệ và ý chí nào để cho nó kéo dài sự tồn tại? Vân… vân…
Không chủ quan tự mãn, thì còn rất nhiều câu hỏi như thế phải đặt ra. Và nếu mỗi người trong chúng ta hằng tâm niệm đất nước này là của dân, do dân, vì dân thì sẽ có câu trả lời. Song điều hết sức quyết định là những người lãnh đạo các cấp có gan vượt lên sức ép tâm lý nhiều bề và của chính mình để thực thi câu trả lời đúng đó không?

Nguyễn Trung

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)