Cơ chế
Trong buổi chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần này, khi được hỏi về trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và người đứng đầu bộ, ngành, một số Bộ trưởng cho rằng một trong những nguyên nhân của yếu kém tồn tại là “do cơ chế.” Cử tri băn khoăn rằng, cơ chế do ai tạo ra và ai chịu trách nhiệm đối với cơ chế đó nếu như quả thật cơ chế còn bất cập?
Trước hết, phải hiểu cơ chế là gì? Về mặt pháp lý và chính thống thì không có khái niệm “cơ chế.” Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện.” Như vậy, khi nói đến trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và của người đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức mà theo đó việc quản lý, điều hành của bộ, ngành đó, của người đứng đầu thực hiện việc quản lý, điều hành, là mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng như với người dân.
Vậy, ai làm ra cơ chế điều hành và quản lý đó? Quốc hội làm luật, trong đó có các đạo luật về tổ chức hoạt động của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ… Chính phủ ra các nghị định về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các bộ, ngành. Bộ trưởng ra các văn bản, quy chế điều hành, quản lý công công việc của bộ và các cơ quan trực thuộc. Các bộ, ngành ra các thông tư liên ngành quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành đó. Như vậy, có hai điều rõ ràng và không thể phủ nhận được, đó là: thứ nhất, các bộ, ngành, trong đó không thể vắng bóng vai trò của người đứng đầu, hoặc trực tiếp soạn thảo các cơ chế đó, hoặc được tham gia soạn thảo và góp ý kiến để ban hành các cơ chế đó; thứ hai, người dân và cử tri không phải là người làm ra cơ chế, có chăng thì họ chỉ có thể đóng góp ý kiến ở một chừng mực quá ư khiêm tốn.
Cơ chế chưa hợp lý là do những người làm ra cơ chế. Cơ chế bị lỗi thời, không theo kịp sự đòi hỏi của xã hội cũng là một phần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và các vị đứng đầu đã chưa kịp thời đề xuất hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế. Họ chỉ có thể vô can khi đã làm tròn bổn phận của mình nhưng Chính phủ, Quốc hội hoặc Thủ tướng đã không “nghe” theo đề xuất của họ(!). Với một Thủ tướng năng động trong điều hành và một Quốc hội đòi hỏi cao và vì dân như vậy thì liệu việc lý giải cho sự “vô can” đó có thuyết phục?
Cử tri có thể đổ lỗi cho cơ chế. Họ có thể tự an ủi. Nhưng với cương vị là những người đồng tác giả và thực thi cơ chế, các nhà quản lý, cho dù họ có thể không có trách nhiệm về mặt pháp lý với cơ chế mà điều này thì chưa chắc đã như vậy, nhưng thiết nghĩ họ hẳn không thể đứng ngoài các trách nhiệm khác, chí ít là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm trước cử tri.
Vậy, ai làm ra cơ chế điều hành và quản lý đó? Quốc hội làm luật, trong đó có các đạo luật về tổ chức hoạt động của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ… Chính phủ ra các nghị định về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các bộ, ngành. Bộ trưởng ra các văn bản, quy chế điều hành, quản lý công công việc của bộ và các cơ quan trực thuộc. Các bộ, ngành ra các thông tư liên ngành quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành đó. Như vậy, có hai điều rõ ràng và không thể phủ nhận được, đó là: thứ nhất, các bộ, ngành, trong đó không thể vắng bóng vai trò của người đứng đầu, hoặc trực tiếp soạn thảo các cơ chế đó, hoặc được tham gia soạn thảo và góp ý kiến để ban hành các cơ chế đó; thứ hai, người dân và cử tri không phải là người làm ra cơ chế, có chăng thì họ chỉ có thể đóng góp ý kiến ở một chừng mực quá ư khiêm tốn.
Cơ chế chưa hợp lý là do những người làm ra cơ chế. Cơ chế bị lỗi thời, không theo kịp sự đòi hỏi của xã hội cũng là một phần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và các vị đứng đầu đã chưa kịp thời đề xuất hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế. Họ chỉ có thể vô can khi đã làm tròn bổn phận của mình nhưng Chính phủ, Quốc hội hoặc Thủ tướng đã không “nghe” theo đề xuất của họ(!). Với một Thủ tướng năng động trong điều hành và một Quốc hội đòi hỏi cao và vì dân như vậy thì liệu việc lý giải cho sự “vô can” đó có thuyết phục?
Cử tri có thể đổ lỗi cho cơ chế. Họ có thể tự an ủi. Nhưng với cương vị là những người đồng tác giả và thực thi cơ chế, các nhà quản lý, cho dù họ có thể không có trách nhiệm về mặt pháp lý với cơ chế mà điều này thì chưa chắc đã như vậy, nhưng thiết nghĩ họ hẳn không thể đứng ngoài các trách nhiệm khác, chí ít là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm trước cử tri.
Lưu Tiến Dũng
(Visited 1 times, 1 visits today)