COVID-19: Một bài học từ Israel

Dường như đại dịch corona không muốn đi đến hồi kết, nỗi lo sợ ở châu Âu trước các đột biến corona và trước làn sóng thứ tư không hề nhỏ. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng tăng, theo một nghiên cứu của Cơ quan Khảo sát COVID châu Âu, hơn 90% người dân ở đây lo lắng nhìn về tương lai. Chúng ta hãy cùng xem đất nước Israel xử lý các vấn đề trọng tâm của đại dịch trên đất nước họ như thế nào.

Israel từng phát triển cái gọi là Hộ chiếu xanh dành cho những người tiêm chủng hai lần hay đã khỏi bệnh. Nguồn: CNN

Dường như đại dịch corona không muốn đi đến hồi kết, nỗi lo sợ ở châu Âu trước các đột biến corona và trước làn sóng thứ tư không hề nhỏ. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng tăng, theo một nghiên cứu của Cơ quan Khảo sát COVID châu Âu, hơn 90% người dân ở đây lo lắng nhìn về tương lai. Chúng ta hãy cùng xem đất nước Israel xử lý các vấn đề trọng tâm của đại dịch trên đất nước họ như thế nào.

Có nhất thiết phải tiêm chủng cho trẻ em không?

Hiện nay, ở Israel người ta cho là vấn đề này hết sức cần thiết. Từ nhiều tháng nay, giới trẻ trên 16 tuổi đã bắt đầu được tiêm chủng. Sau khi vaccine của hãng Pfizer-Biontech được phê chuẩn cho lứa tuổi từ 12 đến 15 thì từ đầu tháng 6, việc tiêm chủng cho nhóm tuổi này đã được tiến hành nhưng mọi việc cũng diễn ra khá trầy trật cho đến khi xuất hiện đột biến Delta, vốn có sức lây lan cực cao này hiện là nguyên nhân dẫn tới 90% ca lây nhiễm ở Israel. Nó bắt đầu bùng phát từ các trường học ở trung tâm nước này và phần lớn các ca lây nhiễm mới xảy ra với trẻ vị thành niên. Do đó chính phủ Israel đã kêu gọi các bậc phụ huynh khẩn trương cho con em họ ở lứa tuổi 12 đi tiêm ngay. Ngoài ra, họ còn có khuyến cao là trẻ em hiện đang mắc một số bệnh nhất định có thể tiêm chủng sớm hơn. Để khuyến khích các bậc cha mẹ, thủ tướng Naftali Bennett dẫn cô con gái 14 tuổi của ông đến trạm tiêm chủng với sự tháp tùng của một đội camera ghi hình.

Các chuyên gia y tế hàng đầu của Israel khuyến cáo, tiêm chủng cho trẻ em là an toàn. Đại đa số trẻ em bị lây nhiễm COVID-19 đều không có triệu chứng hoặc chỉ diễn biến nhẹ, hiếm khi xảy ra tình trạng bị bệnh nặng. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng khi bị mắc còn nguy hiểm hơn nhiều so với các tác động phụ. Họ đề cập đến biểu hiện – Long-Covid, như bị mất tập trung ở trẻ.

Nếu không tiêm chủng thì các trường học khó có thể hoạt động bình thường sau khi kết thúc nghỉ hè và khai giảng năm học mới vào ngày 1 tháng 9 tới do sẽ có nhiều em phải nghỉ học, bị cách ly và phải tiến hành lên lớp trực tuyến. Israel còn có thêm một đặc điểm, dân số Israel tương đối trẻ: 2,5 trong tổng số 9 triệu dân Israel dưới tuổi 18. Nếu muốn đạt miễn dịch cộng đồng thì nhất thiết phải tiêm chủng cả cho trẻ em.

Có nên bắt buộc tiêm chủng?

Trên thực tế, Israel không bắt buộc người dân phải tiêm chủng. Tuy nhiên một ủy ban của chính phủ đã ra chỉ thị đối với mọi công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước là thủ trưởng cơ quan có quyền đòi nhân viên phải có thẻ tiêm chủng  –  hoặc mỗi tuần phải làm một xét nghiệm – PCR mới. Israel khuyến khích mọi người hưởng ứng. Israel phát triển cái gọi là Hộ chiếu xanh dành cho những người tiêm chủng hai lần hay đã khỏi bệnh. Với hộ chiếu này, người ta được quyền vào bên trong nhà hàng, vào rạp hát, chiếu bóng hoặc nhà tập thể hình vv…

Israel đã ký hợp đồng với Biontech-Pfizer về việc cung cấp cho hãng này dữ liệu về sức khỏe với điều kiện ẩn danh. Đổi lại, các nhà sản xuất vaccine phải bảo đảm cung cấp đầy đủ, nhanh chóng vaccine. Nhờ vậy khi kết hợp với khâu tổ chức, tiêm chủng có hiệu quả và tốt, Israel đã trở thành nhà vô địch thế giới về tiêm chủng.

Đến cuối tháng 5 vừa qua, Israel hủy bỏ hệ thống Hộ chiếu xanh. Tuy nhiên do dịch có dấu hiệu bùng phát trở lại nhà nước lại áp dụng một dạng “phiên bản nhẹ” của hộ chiếu này: bắt đầu từ tuần tới mọi khách tham gia các hoạt động đông người ở trong phòng đều phải có chứng chỉ tiêm chủng hoặc phải có giấy chứng minh xét nghiệm âm tính. Cho đến nay, ước tính có khoảng 800.000 người trưởng thành vẫn chưa tiêm chủng.

Chính phủ Israel hiện quan tâm chủ yếu đến số ca bị bệnh nặng thay cho tỷ lệ người bị lây nhiễm. Bởi vì cho dù biến thể Delta lây nhiễm mạnh hơn Alpha và bản thân người đã tiêm chủng vẫn có thể bị lây nhiểm biến thể mới, tuy nhiên nhờ đã tiêm chủng vaccine nên những ca tái lây nhiễm này không bị bệnh nặng.

Hiện tại số bệnh nhân nặng phải điều trị tại bệnh viện thấp hơn nhiều so với các đợt lây nhiễm trước đây. Hiện tại có khoảng 6000 ca dương tính nhưng chỉ có khoang 50 bệnh nhân nặng. Vào lúc cao điểm của làn sóng hồi tháng giêng, Israel có tới 1.200 ca bị nặng.

Đến lúc nới lỏng mọi chuyện?

Kinh nghiệm của Israel là việc thả lỏng không thể tiến hành một chiều. Trong tháng qua, Israel đã hủy mọi hạn chế còn lại đối với corona, thí dụ không phải đeo khẩu trang trong phòng. Số ca lây nhiễm mới đã xuống dưới 10 ca mỗi ngày, đại dịch coi như đã bị khống chế. Do biến thể delta bùng phát, Israel buộc phải tái thực hiện quy định về đeo khẩu trang.

Hiện tại tình hình dịch tại Israel yếu hơn hẳn so với ba làn sóng trước đây, tuy nhiên chính phủ không thi hành chính sách thả nổi, không kiểm soát.

Israel chọn phương án trung dung giữa mở cửa và phong tỏa. Một mặt người ta muốn tránh không để các bệnh viện bị quá tải mặt khác tránh các quy định làm phương hại đến nền kinh tế. Thủ tướng Naftali Bennett gọi chiến lược này là “kiểm soát nhẹ nhàng”. Ông muốn xử phạt nặng hơn đối với những người không đeo khẩu trang hay không thực hiện cách ly, đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch tiêm chủng và tăng cường kiểm tra hơn nữa để tránh sự xâm nhập của các biến thể mới vào cộng đồng.

Israel chỉ có một sân bay và đây là cửa ngõ chính để ra vào đất nước này, do đó việc kiểm soát tương đối dễ dàng hơn so với nhiều  nước khác. Người đi du lịch trở về dứt khoát phải làm xét nghiệm – PCR và thực hiện cách ly cho đến lúc có kết quả. Cấm đi du lịch đến các vùng có nguy cơ cao. Việc cho khách du lịch được nhập cảnh hiện bị hoãn lại. Chính phủ không dám đưa ra các hạn chế nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên chính phủ kêu gọi người dân tăng cường ý thức phòng chống dịch, cụ thể thực hiện tiêm phòng đầy đủ, nghiêm túc đeo khẩu trang, thực hiện giữ khoảng cánh và tốt nhất không đi du lịch nước ngoài. Thủ tướng Bennett cho rằng, nếu thực hiện tốt các điều nói trên thì đợt bùng phát này có thể “kết thúc sau năm tuần nữa”.

Với những tuyên bố như trên thì có thể có hy vọng đến khả năng sớm kiểm soát đại dịch, ngay cả ở Israel thì không ai dám khẳng định rõ ràng. Còn có quá nhiều điều chưa chắc chắn về đại dịch và virus corona.

Israel đã đạt tỷ lệ tiêm chủng là 60 %, nghĩa là đủ để đạt được miễn dịch cộng đồng theo ước tính trước đây. Nay tình hình đã khác với sự xuất hiện của biến thể Delta nên tỷ lệ này có thể phải nâng lên ít nhất đạt 80%. Mặt khác, tại Israel đã xuất hiện biến thể mới Delta Plus, nhưng cho đến nay, người ta còn chưa biết nhiều về ảnh hưởng của nó. Trong tương lai chính phủ có thể hủy quy định đeo khẩu trang, nhưng khi nào hủy thì không ai dám quyết.  Nếu nới lỏng quá sớm thì dễ bị mất niềm tin trong dân.

Xuân Hoài lược dịch

Nguồn: Zukunft der Pandemie: Deutschlands fünf große Corona-Fragen – dieses Land kennt die Antworten – WELT

 

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)