Đồng tiền hạt giống
Vẫn biết hai phần trăm ngân sách dành cho KHCN là một cố gắng lớn của Chính Phủ, song ngần ấy chưa đủ minh chứng cho mối quan tâm đặc biệt của Nhà nước đến một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Không phải tiền ít, mà tiền đi về đâu và để lại dấu ấn gì? Xã hội thiếu quan tâm đến câu hỏi này có thể là ngọn nguồn của những yếu kém hiện nay.
Trước hết, tiền đầu tư cho KHCN là tiền hạt giống (seed money), nó tạo ra những sản phẩm đặc biệt – hạt giống. Sau một thời gian, những hạt giống đó phải sinh sôi nảy nở thành một nền KHCN bắt kịp mặt tiền trên thế giới. Và ngay giờ đây, cũng phải tạo ra một môi trường lành mạnh sao cho những hạt giống ấy đâm hoa kết trái trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước. Sứ mạng của tiền đầu tư cho KHCN là ở đó. Quản lý khoa học theo kiểu ăn đong, nhiệm kỳ, lần này anh “trúng thầu”, lần sau đến lượt tôi, không tính kế lâu dài, chẳng khác nào nhà nông mang thóc giống ra ăn.
Vậy dấu ấn nói lên thành tích sử dụng đồng tiền trong hoạt động KHCN trước hết phải là đội ngũ nghiên cứu ngày càng đông đảo và chuyên nghiệp. Theo kinh nghiệm của những nước đi trước, đội ngũ này phải được tập hợp thành những trung tâm hoặc nhóm nghiên cứu biết cách bám đuổi để có vị trí trên mặt tiền thế giới. Những nước đi sau thường cắm những tinh hoa này vào các trường đại học để tạo ra các thế hệ mới. Bằng cách đó mới có nền đại học và khoa học đích thực.
Thế nhưng, một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, sau nhiều năm sinh sống và làm việc ở Hà Nội, vẫn không hiểu nổi tại sao một dân tộc oanh liệt một thời lại để khoa học và đại học Việt Nam chịu cảnh “làng nhàng” (mediocrity) như hiện nay mà không theo đuổi tính chuyên nghiệp. (Thật ra, một số người có trách nhiệm chấp nhận làng nhàng trong hoạt động, nhưng rất thích hoành tráng trong tư duy – PDH).
Phải tìm cách thoát ra khỏi tình trạng làng nhàng hiện nay mới mong hội nhập được với thế giới. Cho nên, việc Quỹ Nghiên Cứu Cơ Bản vừa ra đời, khẳng định công bố quốc tế như tiêu chí cơ bản, là một thắng lợi lớn của khoa học Việt Nam đã cố gắng vượt qua không ít trở ngại nhằm giã từ tình trạng làng nhàng hiện nay.
Nhưng trước mắt là con đường dài đầy thách thức nếu Quỹ quyết tâm theo đuổi những mục tiêu sử dụng đồng tiền như hạt giống. Khoản đầu tư hai vạn USD cho một đề tài không cần biết ứng dụng vào đâu (theo định nghĩa của khái niệm nghiên cứu cơ bản) là không nhỏ trong điều kiện hiện nay. Đây không phải là thành tích chiêu hiền đãi sĩ của người nắm tiền, một cách tính điểm cho người nhận, mà là khoản vay để mua thóc giống.
Thật ra, nghiên cứu cơ bản chỉ là một bộ phận nhỏ trong cộng đồng khoa học ở nước ta cũng như trên thế giới. Cho nên thành tích còn đang ở phía trước của Quỹ cũng chưa chắc đã mấy ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiến lên một nền khoa học đích thực, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đây.
Trong số 3.584 đầu tạp chí bao gồm 23 ngành khoa học công nghệ do nhà xuất bản Elsevier ấn hành hiện nay, chỉ có 778 thuộc về các ngành toán (103), vật lý (178), hoá học (170), và khoa học sự sống (327). Quá ít so với số đầu tạp chí còn lại, trong đó y học chiếm 832, công nghệ 247, công nghệ hoá chất 135, nông nghiệp 189, máy tính 131 v.v…, vốn được chúng ta xem là nghiên cứu ứng dụng.
SCOPUS lại vừa mới thống kê những công trình và tác giả được nhiều người trích dẫn nhất trong giai đoạn 2004-2007, qua đó có thể thấy hình ảnh về những ngành nghiên cứu “hot” nhất hiện nay trên thế giới. Bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong bốn năm qua thuộc về ngành máy tính (3742 lần trích dẫn), khoa học sự sống (3742), vật lý (2900), y học (2723), miễn dịch học (1308), hoá học (1305), công nghệ (1162), khoa học trái đất (1039), nông nghiệp (682), nha khoa (441), y tế (433) v.v… Nhìn chung, nghiên cứu ứng dụng vẫn chiếm đa số về số người tham gia, kinh phí lẫn tính thời sự.
Thật ra, rất khó phân định ranh giới giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Trên thế giới cũng vậy, khi mà các ngành khoa học luôn có xu hướng đan chen nhau tạo thành những khoa học liên ngành và đa ngành. Đây có thể sẽ trở thành thách thức lớn trong điều hành Quỹ chỉ dành riêng cho “nghiên cứu cơ bản”.
Ở các nước, nhà khoa học nào cũng muốn, và phải, công bố công trình trên các tạp chí khoa học quốc tế, bất luận cơ bản hay ứng dụng. Việt Nam không thể là ngoại lệ. Vậy nên sớm tính đến chuyện mở rộng cách quản lý này ra mọi loại hình nghiên cứu khoa học khác.
Vậy dấu ấn nói lên thành tích sử dụng đồng tiền trong hoạt động KHCN trước hết phải là đội ngũ nghiên cứu ngày càng đông đảo và chuyên nghiệp. Theo kinh nghiệm của những nước đi trước, đội ngũ này phải được tập hợp thành những trung tâm hoặc nhóm nghiên cứu biết cách bám đuổi để có vị trí trên mặt tiền thế giới. Những nước đi sau thường cắm những tinh hoa này vào các trường đại học để tạo ra các thế hệ mới. Bằng cách đó mới có nền đại học và khoa học đích thực.
Thế nhưng, một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, sau nhiều năm sinh sống và làm việc ở Hà Nội, vẫn không hiểu nổi tại sao một dân tộc oanh liệt một thời lại để khoa học và đại học Việt Nam chịu cảnh “làng nhàng” (mediocrity) như hiện nay mà không theo đuổi tính chuyên nghiệp. (Thật ra, một số người có trách nhiệm chấp nhận làng nhàng trong hoạt động, nhưng rất thích hoành tráng trong tư duy – PDH).
Phải tìm cách thoát ra khỏi tình trạng làng nhàng hiện nay mới mong hội nhập được với thế giới. Cho nên, việc Quỹ Nghiên Cứu Cơ Bản vừa ra đời, khẳng định công bố quốc tế như tiêu chí cơ bản, là một thắng lợi lớn của khoa học Việt Nam đã cố gắng vượt qua không ít trở ngại nhằm giã từ tình trạng làng nhàng hiện nay.
Nhưng trước mắt là con đường dài đầy thách thức nếu Quỹ quyết tâm theo đuổi những mục tiêu sử dụng đồng tiền như hạt giống. Khoản đầu tư hai vạn USD cho một đề tài không cần biết ứng dụng vào đâu (theo định nghĩa của khái niệm nghiên cứu cơ bản) là không nhỏ trong điều kiện hiện nay. Đây không phải là thành tích chiêu hiền đãi sĩ của người nắm tiền, một cách tính điểm cho người nhận, mà là khoản vay để mua thóc giống.
Thật ra, nghiên cứu cơ bản chỉ là một bộ phận nhỏ trong cộng đồng khoa học ở nước ta cũng như trên thế giới. Cho nên thành tích còn đang ở phía trước của Quỹ cũng chưa chắc đã mấy ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiến lên một nền khoa học đích thực, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đây.
Trong số 3.584 đầu tạp chí bao gồm 23 ngành khoa học công nghệ do nhà xuất bản Elsevier ấn hành hiện nay, chỉ có 778 thuộc về các ngành toán (103), vật lý (178), hoá học (170), và khoa học sự sống (327). Quá ít so với số đầu tạp chí còn lại, trong đó y học chiếm 832, công nghệ 247, công nghệ hoá chất 135, nông nghiệp 189, máy tính 131 v.v…, vốn được chúng ta xem là nghiên cứu ứng dụng.
SCOPUS lại vừa mới thống kê những công trình và tác giả được nhiều người trích dẫn nhất trong giai đoạn 2004-2007, qua đó có thể thấy hình ảnh về những ngành nghiên cứu “hot” nhất hiện nay trên thế giới. Bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong bốn năm qua thuộc về ngành máy tính (3742 lần trích dẫn), khoa học sự sống (3742), vật lý (2900), y học (2723), miễn dịch học (1308), hoá học (1305), công nghệ (1162), khoa học trái đất (1039), nông nghiệp (682), nha khoa (441), y tế (433) v.v… Nhìn chung, nghiên cứu ứng dụng vẫn chiếm đa số về số người tham gia, kinh phí lẫn tính thời sự.
Thật ra, rất khó phân định ranh giới giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Trên thế giới cũng vậy, khi mà các ngành khoa học luôn có xu hướng đan chen nhau tạo thành những khoa học liên ngành và đa ngành. Đây có thể sẽ trở thành thách thức lớn trong điều hành Quỹ chỉ dành riêng cho “nghiên cứu cơ bản”.
Ở các nước, nhà khoa học nào cũng muốn, và phải, công bố công trình trên các tạp chí khoa học quốc tế, bất luận cơ bản hay ứng dụng. Việt Nam không thể là ngoại lệ. Vậy nên sớm tính đến chuyện mở rộng cách quản lý này ra mọi loại hình nghiên cứu khoa học khác.
Phạm Duy Hiển
(Visited 1 times, 1 visits today)