Hai bài giống y chang nhau
.
Hai bài giống y chang nhau
Bài trên Dân Trí
|
Bài trên TT
|
Xây nhà máy điện hạt nhân: Thận trọng không thừa
Cập nhật lúc 08:39 – Thứ hai, 20/10/2008
Một ngày không xa, những người VN giàu trí tưởng tượng ấn tay vào công tắc điện sẽ nghe âm vang giai điệu của phản ứng dây chuyền từ nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) trên bờ biển Ninh Thuận, nơi mà giờ đây đang còn là một vùng hoang mạc khô cằn, quanh năm cháy nắng. Trước đây ít lâu, cái thời khắc lịch sử đó được dự kiến vào năm 2017. Công chúng còn chưa hết phân vân tại sao ta xây nhà máy ĐHN vào lúc mà mấy nước văn minh như Đức, Thụy Điển… lại phải lo đưa chúng xuống nghĩa địa, thì mới đây, từ cuộc trình diễn do Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản tổ chức tại Việt Nam, cái thời khắc đó lại còn được bắn vọt lên năm 2012. Thế nghĩa là còn chưa đầy chín năm nữa!
Vị trưởng đoàn Nhật tại cuộc trình diễn nói trên cảnh báo: “Việt Nam cần phát triển ĐHN để nâng cao mức sống của dân chúng. Đang từ một nước xuất khẩu năng lượng, sắp đến các bạn sẽ phải nhập khẩu nếu không sớm xây dựng ĐHN”. Đây đúng là kinh nghiệm của nước Nhật, vốn từ lâu đã cạn kiệt các nguồn nhiên liệu nên phải nhập khẩu than dầu từ khắp nơi. Trong hoàn cảnh đó còn gì tuyệt diệu bằng ĐHN, một giải pháp sống còn duy nhất chẳng những bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ của Nhật mà còn tránh cho Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính. Từ kinh nghiệm của một nước công nghiệp hàng đầu Nhưng vị trưởng đoàn lại không nói hết các kinh nghiệm khác của Nhật. Những cuộc thăm dò dư luận về ĐHN ở Nhật cho thấy số người lắc đầu vẫn luôn nhiều hơn. Nhật Bản là một xã hội đầy nhạy cảm sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki. Nhưng đừng nghĩ rằng những trải nghiệm đầy mặc cảm đó đã chi phối thái độ của họ đối với ĐHN. Người Nhật văn minh, sáng suốt vẫn lắc đầu bởi họ được chứng kiến trong những năm gần đây bao nhiêu sự cố, và không tin rằng ĐHN là an toàn đến mức như người ta thường quảng cáo.
Trước hết là tai nạn hỏa hoạn do chất tải nhiệt natri ở lò phản ứng Monju xảy ra năm 1995 làm toàn bộ phương hướng lò nơtrôn nhanh hết sức tốn kém của Nhật bị lao đao. Lò nơtrôn nhanh có khả năng vừa cung cấp điện năng vừa sản sinh ra nhiều plutonium hơn là lượng uranium đã cháy, bởi thế nó là giải pháp tuyệt diệu trong chiến lược an ninh năng lượng lâu dài của Nhật. Biết thế, nhưng vừa qua Tòa án tối cao Nhật vẫn phán quyết không cho lò Monju hoạt động trở lại (The Japan Times, 28-1-2003). Sau vụ Monju là tai nạn xảy ra ở nhà máy xử lý nhiên liệu Tokaimura năm 1999 do những sai sót hết sức ngớ ngẩn đã làm chết hai kỹ thuật viên, 600 người bị chiếu xạ, 320.000 người dân địa phương được yêu cầu không ra khỏi nhà và sáu kỹ thuật viên bị phạt tù với tội danh vi phạm luật an toàn hạt nhân. Trước những sự kiện đó một số người Nhật vẫn có thể chặc lưỡi: đi máy bay, tàu hỏa còn chết khối người, huống hồ là ĐHN. Nhưng đến khi vụ bê bối bị phát giác hồi tháng tám năm ngoái ở Tokyo Electric Power Co. (TEPCO), tập đoàn sản xuất điện lớn nhất của Nhật, thì niềm tin của dân vào ĐHN mới suy sụp thảm hại. Từ cuối thập kỷ 1980 TEPCO đã phát hiện vết nứt ở những mối hàn xung yếu nhất trong hệ thống cung cấp nước áp lực cho vùng hoạt của một số lò phản ứng. Nhưng họ đã cố tình giấu nhẹm, chẳng những không chịu xử lý mà cũng không báo cáo trung thực lên các cấp thẩm quyền. Trong các báo cáo thường kỳ lên cấp trên họ đã làm hồ sơ giả, bịa đặt số liệu kiểm tra phù hợp với qui chế an toàn. Khi có đoàn thanh tra định kỳ đến, họ lén điều chỉnh các van áp lực để đạt được những thông số hợp lý. Khi vụ việc bị phát giác, công luận la ó, chủ tịch TEPCO và một số cộng sự phải từ chức. Đến tháng 4-2003 tất cả 17 lò phản ứng của TEPCO với tổng công suất điện hơn 16.000 MW (gấp 8 lần Nhà máy thủy điện Hòa Bình) buộc phải đóng cửa, mặc cho Tokyo bị đe dọa thiếu điện trầm trọng trong mùa hè vừa qua. Chạy theo lợi nhuận, bất chấp nguyên tắc (bất cứ một trục trặc nhỏ nào trong hệ thống tải nhiệt của nhà máy ĐHN đều phải được xử lý và khắc phục kịp thời), TEPCO đã làm mất lòng tin của công chúng. Hậu quả là tất cả các lò phản ứng của TEPCO đều phải ngừng hoạt động để kiểm tra, chờ cấp giấy phép mới, kể cả những lò đang hoạt động bình thường cũng bị vạ lây. TEPCO phải cho chạy lại các nhà máy nhiệt điện cũ và mua điện từ các hãng khác để bù vào chỗ thiếu hụt. Thiệt hại lên đến nhiều tỉ đôla (The Japan Times, May 21, 2003). Thế mà người ta cứ quảng cáo rằng ĐHN an toàn và rẻ lắm. Những chuyện trên đây xảy ra tại một cường quốc công nghiệp với hệ thống pháp luật nghiêm ngặt càng làm cho công chúng khó tin vào các quảng cáo đó. Nhất là trong bối cảnh phải đối phó với nạn khủng bố toàn cầu mà ĐHN là những mục tiêu lý tưởng. Quảng cáo ĐHN là cách đi vay niềm tin của công chúng. Nhưng vay thì phải trả. TEPCO chẳng những không trả được mà còn làm cho công chúng nghi ngờ rằng họ liên tục bị lừa dối trong nhiều năm trời. Theo kết quả thăm dò dư luận của Asahi Shimbun ngày 9-10-2002, sau vụ bê bối ở TEPCO, số dân Nhật sợ ĐHN đã tăng vọt lên đến 86%. Tệ hại hơn là họ không tin ngay cả lời giải thích của chính phủ trung ương cho rằng các vết nứt trong lò phản ứng của TEPCO không có gì đáng ngại. Trông người mà nghĩ đến ta. Cứ theo thông tin từ buổi trình diễn của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản nói trên thì câu chuyện ĐHN ở VN xem như đã an bài, mặc dù bao nhiêu phân tích xác đáng cho rằng ta không nên quá vội vàng. Thậm chí nhiều chuyên gia nước ngoài còn hết sức ngạc nhiên khi nghe tin VN sắp xây dựng nhà máy ĐHN. Tuy chưa thấy có công bố chính thức nào của Nhà nước, song bàn thêm liệu có ích gì? Lời khuyên của người xưa “đo đủ ba lần rồi hãy cắt” xem ra chỉ là một hi vọng mong manh. Đến thực trạng của VN Những dòng viết tiếp dưới đây chẳng qua chỉ là phản ứng tự nhiên trước lập luận kỳ quặc của vị khách nước ngoài được tung lên báo chí sau vụ trình diễn của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản. Lời cảnh báo của vị khách gồm hai vế: 1) theo đà tăng trưởng hiện nay, sắp đến VN phải nhập khẩu năng lượng; 2) để thoát khỏi nguy cơ này VN cần xây dựng ngay nhà máy ĐHN.
Trước hết cứ tạm chấp nhận vế thứ nhất là đúng và nhập khẩu năng lượng đang là nguy cơ đe dọa chúng ta. Ta sẽ thấy ngay hai chuyện kỳ quặc. Thứ nhất, khi hối thúc VN làm ĐHN để tránh nhập khẩu năng lượng thì chính vị khách đó đã bày cho chúng ta cách nhập khẩu năng lượng tệ hại nhất. VN khác với Nhật. Có bao nhiêu bộ phận trong nhà máy ĐHN với hơn bốn tỉ đôla đó là made in Vietnam? Đến bao giờ VN mới tự túc được nhiên liệu, mà có tự túc được thì nhiên liệu cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ trong toàn bộ chi phí cho nhà máy ĐHN. Thậm chí đến chuyên gia kỹ thuật, chắc chắn ta cũng phải nhập nốt. Thứ hai, nguy cơ phải nhập khẩu năng lượng vào năm nọ tháng kia không thể xem là yếu tố quyết định thời điểm phải xuất hiện ĐHN. Đối với một nước như VN, các số liệu cung cầu năng lượng chỉ nên xem như thông tin có tính chất tham khảo trong việc quyết định thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN. Yếu tố quyết định là cơ sở hạ tầng về an toàn bao gồm hệ thống luật pháp hạt nhân, đội ngũ chuyên gia và văn hóa quản lý công nghiệp. Đội ngũ chuyên gia ĐHN đủ khả năng xét duyệt các phương án thiết kế, xây lắp và làm chủ trong vận hành, xử lý các tình huống sự cố (chứ chưa nói đến khâu chế tạo công nghệ) hầu như chúng ta chưa có. Và triển vọng trong thời gian tới cũng không mấy sáng sủa. Làm sao có được chuyên gia về ĐHN đang là bài toán đầy thách thức lại đòi hỏi nhiều thời gian. Hệ thống pháp lý hạt nhân của chúng ta rất yêu kém, thậm chí bị coi thường. Minh chứng là lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sắp kỷ niệm 20 năm mà vẫn chưa có giấy phép vận hành. Chất phóng xạ do lò sản xuất được sử dụng trong các bệnh viện cũng chưa có giấy phép. Chẳng ai cấm, nhưng cũng chưa có ai ký. Nguy cơ thật sự ở đâu? Không ai có lỗi về khoảng cách khá lớn giữa trình độ phát triển hiện nay của chúng ta với các nước đang có ĐHN. Đó là chuyện lịch sử mà những tiến bộ vượt bậc trong mấy năm qua vẫn chưa thu ngắn lại được. Nhưng chúng ta sẽ rất có lỗi nếu chỉ lo quảng cáo cho ĐHN mà không tự nhận biết mình là ai, không nỗ lực bắt tay ngay vào việc đào tạo đội ngũ chuyên gia và xây dựng hệ thống pháp lý.
Chúng ta lại cần có thời gian để thử thách cái hệ thống mà chúng ta sắp dựng nên. Chính trình độ yếu kém về tri thức công nghệ, quản lý công nghiệp và hệ thống pháp lý sẽ là mảnh đất lý tưởng để tham nhũng, hối lộ và nạn làm dối, làm ẩu hoành hành. Mà một khi nhốt chung ba quái vật ấy lại với ĐHN thì đó mới thật sự là mối đe dọa cho đất nước. Chính vì thế mà người dân Philippines thà vứt đi mấy tỉ đôla đóng thuế của họ xuống biển chứ không chịu cho nhà máy ĐHN đã xây xong đến 90% của họ hoạt động. Chia tay với ĐHN, Philippines quyết tâm theo đuổi chính sách lấy năng lượng tái tạo làm nền tảng, đặc biệt sẽ phấn đấu trở thành nước sản xuất địa nhiệt lớn nhất thế giới. Trở lại bàn tiếp lập luận của vị khách trong vế thứ nhất. Lại cứ tạm chấp nhận là VN sắp phải nhập khẩu năng lượng như vị khách tiên đoán. Thì đã làm sao? Bao nhiêu nước, trong đó có Nhật, đều phải nhập khẩu năng lượng mà vẫn giàu có văn minh. Tài nguyên dồi dào như Trung Quốc mà chỉ riêng ba quí đầu năm 2003 phải nhập khẩu đến hơn 50 tỉ đôla về năng lượng (South China Morning Post, 10-12-2003). Nhưng ai dám đoan chắc với dân chúng rằng sau mười năm nữa VN sẽ phải nhập khẩu năng lượng? Mà lại để cho người nước ngoài nói thay ta rồi tung lên báo chí? Nhiều người tin rằng tiềm năng về than, dầu mỏ, khí đốt của ta cộng với các giải pháp tiết kiệm năng lượng vẫn còn đủ để chưa cần đến ĐHN ít nhất là trước năm 2030. Lúc đó công nghệ ĐHN trên thế giới đã bước lên một quĩ đạo hoàn toàn mới với các lò phản ứng có đặc điểm an toàn nội tại, rất ít phụ thuộc vào sai sót của nhân viên vận hành. Nhập cuộc vào lúc ấy đâu có muộn. Mà người dân lại khỏi phải mua nỗi lo âu bằng cái giá quá đắt. “Dục tốc bất đạt”, lời khuyên của người xưa thật là chí lý. Khoảng 10 năm nữa VN sẽ có nhà máy điện hạt nhân. Thông tin trên dấy lên trong dư luận những ý kiến khác nhau. Vấn đề quan trọng đặt ra là: Điện hạt nhân an toàn đến đâu? Dư luận đang đặt ra câu hỏi vì sao tiến trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở VN được đẩy nhanh đến vậy? Trả lời câu hỏi này cũng đơn giản nhưng cũng nhạy cảm.
Năm 1954, nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên trên thế giới ra đời và phát triển rất nhanh sau đó. Hiện nay, tốc độ phát triển của ĐHN đang chậm lại. Trên toàn thế giới hiện có hơn 400 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp gần 20% năng lượng điện trên toàn thế giới.
Vì sao sự phát triển của ĐHN đang chựng lại? Trong khi đó ở VN lại đang triển khai dự án phát triển điện nguyên tử giai đoạn 2010-2015.
An toàn của ĐHN còn bất cập.- Sự cố ĐHN xảy ra ở Chernobyl năm 1986 làm chấn động thế giới, lòng tin của con người vào ĐHN lung lay. Cho đến sự cố của tập đoàn sản xuất điện lớn nhất ở Nhật Bản Electric Power Co. (TEPCO), buộc TEPCO phải đóng cửa 17 lò phản ứng với tổng công suất điện hơn 16.000 MW (gấp 8 lần Nhà máy Thủy điện Hòa Bình) thì lòng tin của công chúng vào ĐHN gần như sụp đổ.
Những sự cố trên làm cho công chúng chống đối ĐHN ngày càng tăng. Một số nước như Indonesia, Áo, Philippines xây xong hoặc gần xong nhà máy ĐHN vẫn phải đóng cửa, không đưa vào hoạt động vì sợ không an toàn. Điều đó cho thấy công nghệ ĐHN ở đầu thế kỷ 21 vẫn chưa an toàn.
ĐHN vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết, như chất thải có hoạt độ phóng xạ rất cao, tồn tại hàng vạn năm từ các thanh nhiên liệu đã cháy (còn chứa plutonium). Vấn đề chôn cất chất thải hạt nhân vẫn chưa có giải pháp an toàn. Vấn đề khác, vốn đầu tư cho ĐHN khá cao, khoảng 2.000 USD/KW; vấn đề thanh lý nhà máy sau khi ngừng hoạt động cũng rất phức tạp… Tất cả những vấn đề trên làm cho ĐHN thiếu sức hấp dẫn. Dự báo sản lượng ĐHN thế giới sẽ giảm xuống còn 10% vào năm 2020.
Bao giờ VN có ĐHN?.- Một câu hỏi đặt ra nhiều vấn đề nhạy cảm. Trước đây, theo kế hoạch, VN sẽ có ĐHN vào năm 2017; và sau những cuộc trình diễn do Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật tổ chức tại VN, thời điểm đó được kéo lại gần hơn, có thể là năm 2012 – một thời điểm gây tranh luận.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, GS-TS Phạm Duy Hiển, một chuyên gia hàng đầu về nguyên tử của nước ta, khẳng định: “Là một trong những người từng được giao trọng trách xây dựng ngành hạt nhân từ hơn 25 năm trước đây, tôi không có ước mơ nào khao khát hơn là được chứng kiến ĐHN ở VN trong cuộc đời mình. Nhưng chừng nào những yếu tố khoa học công nghệ và xã hội chưa sáng sủa thì xây dựng ĐHN chỉ là bất đắc dĩ”. Ý kiến đó rất đáng được nghiên cứu, suy nghĩ.
Theo các chuyên gia, VN chưa đủ điều kiện để có ĐHN vào thời điểm nêu trên. Thứ nhất, nguồn nhân lực thiếu, cần phải đào tạo ngay từ bây giờ. Đặt trường hợp nếu chúng ta có nhà máy ĐHN vào thời điểm trên, chắc chắn từ nhiên liệu, chuyên gia cũng phải nhập khẩu. Thứ hai, hệ thống pháp luật hạt nhân chưa có và văn hóa quản lý công nghiệp chưa hình thành. Cơ sở hạ tầng này rất quan trọng trong quản lý ĐHN. Thứ ba, thế hệ công nghệ ĐHN hiện nay (thế hệ thứ 3) chưa an toàn, để một thời gian nữa thế hệ thứ 4 ra đời, có đặc điểm an toàn nội tại, rất ít phụ thuộc vào sai sót của nhân viên vận hành, lúc đó là thời điểm thích hợp để ta có nhà máy ĐHN.
Ai cũng biết, trong thế kỷ qua con người đã sử dụng quá nhiều nguồn nhiên liệu hóa thạch, tạo nên hiệu ứng nhà kính. Ý thức được điều đó, con người đi tìm những nguồn năng lượng khác từ mặt trời, gió, địa nhiệt… nhưng dự báo cũng không quá 30% vào năm 2020. Do vậy nguồn năng lượng nguyên tử trước sau gì cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho con người. Vấn đề là an toàn, và công chúng có quyền yêu cầu một công nghệ ĐHN gần như an toàn tuyệt đối.
Nh. Khanh
|
Điện hạt nhân: Tại sao phải vội?
Chủ Nhật, 11/01/2004, 10:55 (GMT+7)
TTCN – Một ngày không xa, những người VN giàu trí tưởng tượng ấn tay vào công tắc điện sẽ nghe âm vang giai điệu của phản ứng dây chuyền từ nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) trên bờ biển Ninh Thuận, nơi mà giờ đây đang còn là một vùng hoang mạc khô cằn, quanh năm cháy nắng. Trước đây ít lâu, cái thời khắc lịch sử đó được dự kiến vào năm 2017. Công chúng còn chưa hết phân vân tại sao ta xây nhà máy ĐHN vào lúc mà mấy nước văn minh như Đức, Thụy Điển… lại phải lo đưa chúng xuống nghĩa địa, thì mới đây, từ cuộc trình diễn do Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản tổ chức tại Việt Nam, cái thời khắc đó lại còn được bắn vọt lên năm 2012. Thế nghĩa là còn chưa đầy chín năm nữa!
Vị trưởng đoàn Nhật tại cuộc trình diễn nói trên cảnh báo: “Việt Nam cần phát triển ĐHN để nâng cao mức sống của dân chúng. Đang từ một nước xuất khẩu năng lượng, sắp đến các bạn sẽ phải nhập khẩu nếu không sớm xây dựng ĐHN”.
Đây đúng là kinh nghiệm của nước Nhật, vốn từ lâu đã cạn kiệt các nguồn nhiên liệu nên phải nhập khẩu than dầu từ khắp nơi. Trong hoàn cảnh đó còn gì tuyệt diệu bằng ĐHN, một giải pháp sống còn duy nhất chẳng những bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ của Nhật mà còn tránh cho Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính.
Từ kinh nghiệm của một nước công nghiệp hàng đầu
Nhưng vị trưởng đoàn lại không nói hết các kinh nghiệm khác của Nhật. Những cuộc thăm dò dư luận về ĐHN ở Nhật cho thấy số người lắc đầu vẫn luôn nhiều hơn. Nhật Bản là một xã hội đầy nhạy cảm sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki. Nhưng đừng nghĩ rằng những trải nghiệm đầy mặc cảm đó đã chi phối thái độ của họ đối với ĐHN. Người Nhật văn minh, sáng suốt vẫn lắc đầu bởi họ được chứng kiến trong những năm gần đây bao nhiêu sự cố, và không tin rằng ĐHN là an toàn đến mức như người ta thường quảng cáo.
Trước hết là tai nạn hỏa hoạn do chất tải nhiệt natri ở lò phản ứng Monju xảy ra năm 1995 làm toàn bộ phương hướng lò nơtrôn nhanh hết sức tốn kém của Nhật bị lao đao. Lò nơtrôn nhanh có khả năng vừa cung cấp điện năng vừa sản sinh ra nhiều plutonium hơn là lượng uranium đã cháy, bởi thế nó là giải pháp tuyệt diệu trong chiến lược an ninh năng lượng lâu dài của Nhật. Biết thế, nhưng vừa qua Tòa án tối cao Nhật vẫn phán quyết không cho lò Monju hoạt động trở lại (The Japan Times, 28-1-2003).
Sau vụ Monju là tai nạn xảy ra ở nhà máy xử lý nhiên liệu Tokaimura năm 1999 do những sai sót hết sức ngớ ngẩn đã làm chết hai kỹ thuật viên, 600 người bị chiếu xạ, 320.000 người dân địa phương được yêu cầu không ra khỏi nhà và sáu kỹ thuật viên bị phạt tù với tội danh vi phạm luật an toàn hạt nhân.
Trước những sự kiện đó một số người Nhật vẫn có thể chặc lưỡi: đi máy bay, tàu hỏa còn chết khối người, huống hồ là ĐHN. Nhưng đến khi vụ bê bối bị phát giác hồi tháng tám năm ngoái ở Tokyo Electric Power Co. (TEPCO), tập đoàn sản xuất điện lớn nhất của Nhật, thì niềm tin của dân vào ĐHN mới suy sụp thảm hại.
Từ cuối thập kỷ 1980 TEPCO đã phát hiện vết nứt ở những mối hàn xung yếu nhất trong hệ thống cung cấp nước áp lực cho vùng hoạt của một số lò phản ứng. Nhưng họ đã cố tình giấu nhẹm, chẳng những không chịu xử lý mà cũng không báo cáo trung thực lên các cấp thẩm quyền. Trong các báo cáo thường kỳ lên cấp trên họ đã làm hồ sơ giả, bịa đặt số liệu kiểm tra phù hợp với qui chế an toàn. Khi có đoàn thanh tra định kỳ đến, họ lén điều chỉnh các van áp lực để đạt được những thông số hợp lý.
Khi vụ việc bị phát giác, công luận la ó, chủ tịch TEPCO và một số cộng sự phải từ chức. Đến tháng 4-2003 tất cả 17 lò phản ứng của TEPCO với tổng công suất điện hơn 16.000 MW (gấp 8 lần Nhà máy thủy điện Hòa Bình) buộc phải đóng cửa, mặc cho Tokyo bị đe dọa thiếu điện trầm trọng trong mùa hè vừa qua.
Chạy theo lợi nhuận, bất chấp nguyên tắc (bất cứ một trục trặc nhỏ nào trong hệ thống tải nhiệt của nhà máy ĐHN đều phải được xử lý và khắc phục kịp thời), TEPCO đã làm mất lòng tin của công chúng. Hậu quả là tất cả các lò phản ứng của TEPCO đều phải ngừng hoạt động để kiểm tra, chờ cấp giấy phép mới, kể cả những lò đang hoạt động bình thường cũng bị vạ lây. TEPCO phải cho chạy lại các nhà máy nhiệt điện cũ và mua điện từ các hãng khác để bù vào chỗ thiếu hụt. Thiệt hại lên đến nhiều tỉ đôla (The Japan Times, May 21, 2003).
Thế mà người ta cứ quảng cáo rằng ĐHN an toàn và rẻ lắm.
Những chuyện trên đây xảy ra tại một cường quốc công nghiệp với hệ thống pháp luật nghiêm ngặt càng làm cho công chúng khó tin vào các quảng cáo đó. Nhất là trong bối cảnh phải đối phó với nạn khủng bố toàn cầu mà ĐHN là những mục tiêu lý tưởng. Quảng cáo ĐHN là cách đi vay niềm tin của công chúng.
Nhưng vay thì phải trả. TEPCO chẳng những không trả được mà còn làm cho công chúng nghi ngờ rằng họ liên tục bị lừa dối trong nhiều năm trời. Theo kết quả thăm dò dư luận của Asahi Shimbun ngày 9-10-2002, sau vụ bê bối ở TEPCO, số dân Nhật sợ ĐHN đã tăng vọt lên đến 86%. Tệ hại hơn là họ không tin ngay cả lời giải thích của chính phủ trung ương cho rằng các vết nứt trong lò phản ứng của TEPCO không có gì đáng ngại.
Trông người mà nghĩ đến ta. Cứ theo thông tin từ buổi trình diễn của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản nói trên thì câu chuyện ĐHN ở VN xem như đã an bài, mặc dù bao nhiêu phân tích xác đáng cho rằng ta không nên quá vội vàng. Thậm chí nhiều chuyên gia nước ngoài còn hết sức ngạc nhiên khi nghe tin VN sắp xây dựng nhà máy ĐHN. Tuy chưa thấy có công bố chính thức nào của Nhà nước, song bàn thêm liệu có ích gì? Lời khuyên của người xưa “đo đủ ba lần rồi hãy cắt” xem ra chỉ là một hi vọng mong manh.
Đến thực trạng của VN
Những dòng viết tiếp dưới đây chẳng qua chỉ là phản ứng tự nhiên trước lập luận kỳ quặc của vị khách nước ngoài được tung lên báo chí sau vụ trình diễn của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản. Lời cảnh báo của vị khách gồm hai vế: 1) theo đà tăng trưởng hiện nay, sắp đến VN phải nhập khẩu năng lượng; 2) để thoát khỏi nguy cơ này VN cần xây dựng ngay nhà máy ĐHN.
Trước hết cứ tạm chấp nhận vế thứ nhất là đúng và nhập khẩu năng lượng đang là nguy cơ đe dọa chúng ta. Ta sẽ thấy ngay hai chuyện kỳ quặc. Thứ nhất, khi hối thúc VN làm ĐHN để tránh nhập khẩu năng lượng thì chính vị khách đó đã bày cho chúng ta cách nhập khẩu năng lượng tệ hại nhất. VN khác với Nhật. Có bao nhiêu bộ phận trong nhà máy ĐHN với hơn bốn tỉ đôla đó là made in Vietnam? Đến bao giờ VN mới tự túc được nhiên liệu, mà có tự túc được thì nhiên liệu cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ trong toàn bộ chi phí cho nhà máy ĐHN. Thậm chí đến chuyên gia kỹ thuật, chắc chắn ta cũng phải nhập nốt. Thứ hai, nguy cơ phải nhập khẩu năng lượng vào năm nọ tháng kia không thể xem là yếu tố quyết định thời điểm phải xuất hiện ĐHN. Đối với một nước như VN, các số liệu cung cầu năng lượng chỉ nên xem như thông tin có tính chất tham khảo trong việc quyết định thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN. Yếu tố quyết định là cơ sở hạ tầng về an toàn bao gồm hệ thống luật pháp hạt nhân, đội ngũ chuyên gia và văn hóa quản lý công nghiệp.
Đội ngũ chuyên gia ĐHN đủ khả năng xét duyệt các phương án thiết kế, xây lắp và làm chủ trong vận hành, xử lý các tình huống sự cố (chứ chưa nói đến khâu chế tạo công nghệ) hầu như chúng ta chưa có. Và triển vọng trong thời gian tới cũng không mấy sáng sủa. Làm sao có được chuyên gia về ĐHN đang là bài toán đầy thách thức lại đòi hỏi nhiều thời gian. Hệ thống pháp lý hạt nhân của chúng ta rất yêu kém, thậm chí bị coi thường. Minh chứng là lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sắp kỷ niệm 20 năm mà vẫn chưa có giấy phép vận hành. Chất phóng xạ do lò sản xuất được sử dụng trong các bệnh viện cũng chưa có giấy phép. Chẳng ai cấm, nhưng cũng chưa có ai ký.
Nguy cơ thật sự ở đâu?
Không ai có lỗi về khoảng cách khá lớn giữa trình độ phát triển hiện nay của chúng ta với các nước đang có ĐHN. Đó là chuyện lịch sử mà những tiến bộ vượt bậc trong mấy năm qua vẫn chưa thu ngắn lại được. Nhưng chúng ta sẽ rất có lỗi nếu chỉ lo quảng cáo cho ĐHN mà không tự nhận biết mình là ai, không nỗ lực bắt tay ngay vào việc đào tạo đội ngũ chuyên gia và xây dựng hệ thống pháp lý.
Chúng ta lại cần có thời gian để thử thách cái hệ thống mà chúng ta sắp dựng nên. Chính trình độ yếu kém về tri thức công nghệ, quản lý công nghiệp và hệ thống pháp lý sẽ là mảnh đất lý tưởng để tham nhũng, hối lộ và nạn làm dối, làm ẩu hoành hành. Mà một khi nhốt chung ba quái vật ấy lại với ĐHN thì đó mới thật sự là mối đe dọa cho đất nước. Chính vì thế mà người dân Philippines thà vứt đi mấy tỉ đôla đóng thuế của họ xuống biển chứ không chịu cho nhà máy ĐHN đã xây xong đến 90% của họ hoạt động. Chia tay với ĐHN, Philippines quyết tâm theo đuổi chính sách lấy năng lượng tái tạo làm nền tảng, đặc biệt sẽ phấn đấu trở thành nước sản xuất địa nhiệt lớn nhất thế giới.
Trở lại bàn tiếp lập luận của vị khách trong vế thứ nhất. Lại cứ tạm chấp nhận là VN sắp phải nhập khẩu năng lượng như vị khách tiên đoán. Thì đã làm sao? Bao nhiêu nước, trong đó có Nhật, đều phải nhập khẩu năng lượng mà vẫn giàu có văn minh. Tài nguyên dồi dào như Trung Quốc mà chỉ riêng ba quí đầu năm 2003 phải nhập khẩu đến hơn 50 tỉ đôla về năng lượng (South China Morning Post, 10-12-2003). Nhưng ai dám đoan chắc với dân chúng rằng sau mười năm nữa VN sẽ phải nhập khẩu năng lượng? Mà lại để cho người nước ngoài nói thay ta rồi tung lên báo chí?
Nhiều người tin rằng tiềm năng về than, dầu mỏ, khí đốt của ta cộng với các giải pháp tiết kiệm năng lượng vẫn còn đủ để chưa cần đến ĐHN ít nhất là trước năm 2030. Lúc đó công nghệ ĐHN trên thế giới đã bước lên một quĩ đạo hoàn toàn mới với các lò phản ứng có đặc điểm an toàn nội tại, rất ít phụ thuộc vào sai sót của nhân viên vận hành. Nhập cuộc vào lúc ấy đâu có muộn. Mà người dân lại khỏi phải mua nỗi lo âu bằng cái giá quá đắt. “Dục tốc bất đạt”, lời khuyên của người xưa thật là chí lý.
PHẠM DUY HIỂN
|
Ý kiến của bạn?
(Visited 7 times, 1 visits today)