Khi văn hoá không song hành với kinh tế
Quá nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế đơn thuần chính là nguyên nhân khiến bản thân nền kinh tế đang đối mặt với khó khăn, lạm phát gia tăng, tăng trưởng chậm lại, và chắc chắn đây không chỉ là chuyện trước mắt mà là xu hướng lâu dài, nếu chúng ta không tìm đến ngọn nguồn của vấn đề: văn hoá không song hành với tăng trưởng kinh tế, những bất cập về văn hoá nổi lên gay gắt như hiện nay đang cản trở bước phát triển của đất nước.
Hơn hai năm trước đây, Intel nhảy vào sân chơi Việt Nam tưởng chừng như một cú hích có thể bẻ cong quỹ đạo phát triển kinh tế nước nhà theo hướng công nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng mà lại thân thiện với môi trường vốn đang bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm phát triển kinh tế một chiều. Nhưng Intel đã thất vọng khi chỉ chọn được 40 trong số 2000 nhân viên cần tuyển dụng, điều nằm ngoài dự tính của họ. Cú hích đã không thành. Không chỉ Intel, người trong cuộc như chúng ta cũng không khỏi ngỡ ngàng. Hoá ra “trí tuệ Việt Nam”, “sao khuê đất Việt” … mà năm nào cũng đến hẹn lại lên chẳng qua chỉ là những màn trình diễn cây nhà lá vườn.
Mỗi một người trí thức Việt Nam, nhất là những người thường được xem như giới tinh hoa văn hoá của đất nước, hiểu rất rõ mình là ai trong các đồng nghiệp trên thế giới, mình đã được sử dụng như thế nào và thực sự làm được gì, chứ không phải làm chức gì, cho đất nước. Giới tinh hoa cần phải nói lên sự thật này để những nhà hoạch định chính sách đừng ảo tưởng về hiện trạng văn hoá và trí thức Việt Nam. Chính cái ảo tưởng đó là một trong những lý do khiến cho văn hoá không phát triển như một quốc sách đích thực. Giới trí thức hiện nay phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về chuyện này. Đã không vươn lên xứng tầm vóc dân tộc và thời đại thì chớ, một số lại còn bày ra những “trò chơi quá đà” hòng đánh bóng mình và ru ngủ mọi người. |
Hãy cảm ơn Intel! Chưa biết họ sẽ đóng góp nhiều ít vào tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm sắp tới, nhưng họ đã mang đến một thước đo văn hoá chân thật khiến chúng ta phải thức tỉnh, để còn nhận ra mình là ai. Sinh thời Cao Bá Quát vốn là người thông tuệ đến mức được xem như đã cuỗm mất một trong hai bồ chữ của thiên hạ, nhưng khi được làm tuỳ tùng theo đoàn công cán của triều Nguyễn sang Nam Dương qua ngã Tân Gia Ba đã phải thốt lên: “Tân Gia vượt biển lên tàu/Mới hay xã hội một màu bao la/ Giật mình nghĩ đến quê nhà/Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi!”.
Khác với cái thời bế quan tỏa cảng mà họ Cao đã sống, giờ đây ta đang hội nhập sâu với thế giới tràn ngập thông tin. Mỗi một người trí thức Việt Nam, nhất là những người thường được xem như giới tinh hoa văn hoá của đất nước, hiểu rất rõ mình là ai trong các đồng nghiệp trên thế giới, mình đã được sử dụng như thế nào và thực sự làm được gì, chứ không phải làm chức gì, cho đất nước. Giới tinh hoa cần phải nói lên sự thật này để những nhà hoạch định chính sách đừng ảo tưởng về hiện trạng văn hoá và trí thức Việt Nam. Chính cái ảo tưởng đó là một trong những lý do khiến cho văn hoá không phát triển như một quốc sách đích thực. Giới trí thức hiện nay phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về chuyện này. Đã không vươn lên xứng tầm vóc dân tộc và thời đại thì chớ, một số lại còn bày ra những “trò chơi quá đà” hòng đánh bóng mình và ru ngủ mọi người.
Nhìn ra thế giới, trình độ phát triển khác nhau của các quốc gia không phải đo bằng GDP, mà bằng trình độ văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, trí tuệ và tâm thức của cộng đồng. Tiền trong túi không quan trọng bằng tri thức trong đầu người dân. |
Cho nên nói đến sự bất cập về văn hoá hiện đang cản trở kinh tế phát triển cũng chính là nói đến sự yếu kém của giới tinh hoa văn hoá. Tại sao khi đánh giá hiện trạng văn hoá của nước nhà ta lại chỉ nhìn vào giới tinh hoa mà quên mất rằng chúng ta đang có phong trào văn hoá quần chúng hết sức phong phú, có làng văn hoá, khu phố văn hoá rộng khắp mọi nơi? Có vẻ như nghịch lý, song có gì đó khiến cho những quá trình kiến tạo địa chất không thể biến những gò đất kia thành quả núi! Mà chỉ có đứng trên đỉnh núi cao mới thấy được con đường phải đi phía trước. Lại cũng chính qua những đỉnh núi này mà thế giới bên ngoài mới nhìn thấy Việt Nam, thế hệ người Việt mai sau mới biết đến thời đại hiện nay chúng ta đang sống.
Chúng ta đang mong thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, và mục tiêu này thường được hiểu đồng nhất với GDP trên đầu người vượt quá một con số nào đó. Lại một biểu hiện nữa của quan điểm kinh tế đơn thuần. Xem GDP và tăng trưởng kinh tế như tiêu chí tối thượng để đánh giá thành tích, hoặc đồng nhất GDP với trình độ phát triển của xã hội đã trở thành quan niệm khá phổ biến ở nước ta.
Ảnh: Lê Thiết Cương |
Chẳng hạn, có người bảo Hàn Quốc bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) khi GDP trên đầu người thấp hơn 100 USD, ta hiện nay trên 800 USD, cứ thế suy ra sẽ thấy ta không có gì phải lo. Cũng vậy, trong một cuộc hội thảo mới đây, để khuyến khích Việt Nam nhanh chóng nhập nhà máy ĐHN, vị trưởng đoàn Nhật Bản cho biết họ có nhà máy đầu tiên từ năm 1965, khi đó nước Nhật cũng giống như Việt Nam bây giờ. Có thật thế không?
Trước hết, giá trị đồng USD hiện nay khác với 40 năm trước đây. Nhưng hãy bỏ qua lỗi nhỏ này để xem lại lịch sử. Người Nhật đã biết chế ra máy bay, tàu chiến trong chiến tranh thế giới thứ II, sau chiến tranh họ đã đứng lên từ một nền kinh tế kiệt quệ, ồ ạt tung ra thị trường những máy thu thanh, TV bán dẫn đầu tiên vào đầu thập kỷ sáu mươi. Về khoa học hạt nhân, năm 1935 Hideki Yukawa đã tiên đoán ra hạt pion nhằm giải thích lực tương tác trong hạt nhân nguyên tử và đã trở thành người Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel. Trong chiến tranh, Nhật Bản đã có đề án phát triển vũ khí hạt nhân do Yoshio Nishina lãnh đạo, người mà từ năm 1929, khi điện động lực học lượng tử vừa mới phôi thai, đã phát minh ra công thức phân bố góc trong tán xạ Compton. Nhờ có một lực lượng hạt nhân hùng hậu cùng với một nền công nghiệp tiên tiến mà người Nhật đã dám cải tiến ngay nhà máy ĐHN ngoại nhập đầu tiên theo thiết kế của mình.
Vậy phải chăng Việt Nam bây giờ “giống” nước Nhật 40 năm về trước?
Nhìn ra thế giới, trình độ phát triển khác nhau của các quốc gia không phải đo bằng GDP, mà bằng trình độ văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, trí tuệ và tâm thức của cộng đồng. Tiền trong túi không quan trọng bằng tri thức trong đầu người dân.
Cúp điện vô tội vạ là chuyên thời sự gây bức xúc hiện nay ở nước ta. Trước tình hình này, quan điểm chung từ trên xuống dưới là gấp rút xây dựng các nhà máy phát điện mới, đẩy tốc độ tăng trưởng điện năng lên cao hơn nữa, từ 15-16%, gấp hai lần tốc độ tăng GDP hiện nay, lên 20-25%. Trong khi đó, đại đa số các nước trên thế giới, kể cả người đàn anh láng giềng khát điện như Trung Quốc, cũng chỉ tăng điện năng chưa đầy 10%/năm. Rất tiếc rằng quá ít người, nhất là những nhà kinh tế chính thống, góp ý cho Nhà nước phải kiên quyết xem xét lại chính sách năng lượng độc nhất vô nhị này. |
Đương nhiên, có thực mới vực được đạo, song đồng tiền không tự nó sinh ra văn hoá để rồi văn hoá làm ra nhiều tiền hơn. Chả thế mà nhiều nước có GDP cao nhưng vẫn lạc hậu, rất nhiều người thất học, phụ nữ bị xem thường, và đây thường là mãnh đất thuận lợi cho phân hoá giàu nghèo, các nguồn lợi kinh tế chỉ tập trung vào một thiểu số giàu có. Nên chạy theo GDP bằng mọi giá, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng kẻ giàu nứt đố đổ vách, người nghèo xác xơ, một kịch bản dường như đang xảy ra qua những vụ chiếm đoạt đất đai dưới danh nghĩa các dự án phát triển như báo chí đã thường xuyên nêu lên.
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, sử dụng năng lượng có hiệu quả, không lãng phí, không tàn phá tài nguyên thiên nhiên và môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá một quốc gia thuộc loại phát triển hay chậm tiến. Nhất là không để cho những công nghệ lỗi thời tiêu tốn điện năng tìm thấy mảnh đất “dễ thương” này để đầu tư, “hợp tác”. Đây chính là vấn đề văn hoá và đạo đức. Xây dựng một lối sống mới trong toàn cộng đồng cho thích hợp với xã hội văn minh phi cac bon của thế kỷ XXI là điều cần phải làm, hơn là moi hết của cải giành cho thế hệ mai sau ở dưới lòng đất lên rồi xả rác thải ra môi trường dưới danh nghĩa tăng trưởng kinh tế.
Nếu trên tầm vĩ mô GDP được xem là tiêu chí độc tôn, thì ở những thang bậc thấp hơn, đồng tiền được xem là thống soái. Quan hệ logích này rất dễ chứng minh. Trong các hoạt động văn hoá, khoa học công nghệ, đồng tiền đã trở thành cứu cánh, không còn là phương tiện như sứ mạng vốn có của nó. Đây có lẽ là lý do quan trọng nhất khiến văn hoá bị xâm hại, thụt lùi, và những nhà văn hoá đích thực khó tìm thấy chỗ đứng để phát huy vai trò của mình trong cộng đồng. Một môi trường văn hoá lành mạnh, dân chủ, không chịu sự thống trị của đồng tiền là mục tiêu cần vươn tới để phát triển giới tinh hoa, chỉ có thế văn hoá mới thực sự trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Một môi trường văn hoá lành mạnh, dân chủ, không chịu sự thống trị của đồng tiền là mục tiêu cần vươn tới để phát triển giới tinh hoa, chỉ có thế văn hoá mới thực sự trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. |
Chúng ta đang chứng kiến những tượng đài vô hồn, hoặc mới dựng lên đã thành phế phẩm, những dự án phim hoành tráng hàng trăm tỷ đang có nguy cơ phá sản sau những cãi vã bất phân thắng bại giữa những người trong cuộc. Khi đồng tiền trở thành cứu cánh trong nghệ thuật, chúng ta chỉ có thể chờ đợi một nền nghệ thuật khá lắm cũng chỉ làng nhàng, cũng như chúng ta đang có một nền đại học và khoa học làng nhàng. Chả thế mà một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, sau nhiều năm sinh sống và làm việc ở Hà Nội vẫn không hiểu nổi tại sao một dân tộc oanh liệt một thời lại để khoa học và đại học Việt Nam chịu cảnh “làng nhàng” (mediocrity) như hiện nay. Có thể chính Intel cũng bất ngờ như thế khi tính chuyện đầu tư vào Việt Nam.
Cuối cùng không thể quên vai trò của lãnh đạo tầm vĩ mô. Lo cho cái dạ dày của người dân là cần thiết nhưng chưa đủ. Người dân còn mong sao những chính sách hướng đến trái tim và khối óc của họ. Chỉ có thế mới tạo ra được nội lực cho kinh tế phát triển bền vững.