Lời tiễn biệt người Anh của gia đình Tia Sáng
Sáng ngày 25.4, tang lễ nhà thơ Lê Đạt- một trong số ít những tài năng lớn trong thi đàn Việt Nam, một tâm hồn Việt đẹp với tiếng cười đặc hiệu Lê Đạt- đã được Hội Nhà văn, Tạp chí Tia Sáng và gia đình tổ chức tại Hà Nội trong niềm tiếc thương của rất nhiều trí thức văn nghệ sĩ trong và ngoài nước. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và một số cơ quan ngoại giao, tổ chức văn hóa nước ngoài tại Hà Nội đã đến dự lễ tang, gửi vòng hoa viếng Nhà thơ. Sau Điếu văn của Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh, Phó Tổng biên tập phụ trách tạp chí Tia Sáng bà Hoàng Thị Thu Hà, Phó trưởng ban tổ chức lễ tang, đã đọc Lời Tiễn biệt người Anh của gia đình Tia Sáng.
Nhà thơ Lê Đạt, một nhân cách cao đẹp, một trong vài tài năng lớn của thơ ca Việt, đã đột ngột ra đi sau một hành trình nhiều khúc quanh, sóng gió.
Trong kháng chiến chống Pháp, Ông làm việc ở Ban tuyên huấn Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Khi hòa bình về trên nửa nước, Ông tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Cùng với một số trí thức, văn nghệ sĩ, Ông đã kiên trì đòi hỏi xây dựng một môi trường tự do cho sáng tạo, cho sự phát triển lành mạnh của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Và rồi Ông đã trải qua một khoảng thời gian không dưới 30 năm im lặng cách biệt với công chúng do cái mà Ông hài hước gọi là “tai nạn nghề nghiệp”. Trong suốt 30 năm đó, Ông không ngừng làm công việc “phu chữ” nhọc nhằn của mình để đi đến một Lê Đạt ở tầm cao hiền triết hơn, vượt lên những đau khổ của phận người để đạt được tới những chiều kích nhân bản bao quát cả đạo và đời.
Ngôi nhà Tia Sáng thật may mắn khi được Nhà thơ Lê Đạt đến và gắn bó mật thiết từ những ngày đặt viên gạch đầu tiên. Cùng với nhiều nhà khoa học, văn hóa có uy tín ở trong và ngoài nước, Ông đã góp phần quan trọng xây dựng Tia Sáng trở thành một diễn đàn trí tuệ và đầy tâm huyết của trí thức trong công cuộc chấn hưng đất nước.
Trong hơn 10 năm qua, chúng tôi đã có niềm vui lớn được sống gần gũi Ông, học được ở Ông ý thức tôn trọng sự khác biệt, tinh thần dân chủ thẳng thắn trong trao đổi học thuật. Ông đã truyền năng lượng sống, niềm đam mê sáng tạo bất chấp tuổi tác cho mọi thành viên của tòa soạn Tia Sáng.
Trong giờ phút chia tay Ông ở ga cuối của cuộc đời này, chúng tôi – những người thân của Ông trong gia đình Tia Sáng – dường như vẫn thấy Ông ung dung tự tại trước mọi đảo điên của thời cuộc; vẫn nghe rõ giọng nói nồng nàn, tiếng Ông cười sảng khoái hồn nhiên- đặc hiệu Lê Đạt- trong các buổi gặp gỡ sáng thứ bảy của gia đình Tia Sáng, các buổi tọa đàm, hội thảo…
Chúng tôi xin được thay mặt gia đình Tia Sáng và rất nhiều người thân quen Ông và cả những người chưa một dịp được gặp ông ở trong và ngoài nước vừa qua khi nghe tin ông ra đi đã gửi thư đến Tòa soạn bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng, kính trọng nhân cách Ông, cầu mong Ông thanh thản yên nghỉ nơi vĩnh hằng.
Xin gửi đến bà quả phụ Thúy Thúy và gia đình nhà thơ Lê Đạt lời chia buồn sâu sắc và thương tiếc vô hạn.
Trong kháng chiến chống Pháp, Ông làm việc ở Ban tuyên huấn Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Khi hòa bình về trên nửa nước, Ông tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Cùng với một số trí thức, văn nghệ sĩ, Ông đã kiên trì đòi hỏi xây dựng một môi trường tự do cho sáng tạo, cho sự phát triển lành mạnh của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Và rồi Ông đã trải qua một khoảng thời gian không dưới 30 năm im lặng cách biệt với công chúng do cái mà Ông hài hước gọi là “tai nạn nghề nghiệp”. Trong suốt 30 năm đó, Ông không ngừng làm công việc “phu chữ” nhọc nhằn của mình để đi đến một Lê Đạt ở tầm cao hiền triết hơn, vượt lên những đau khổ của phận người để đạt được tới những chiều kích nhân bản bao quát cả đạo và đời.
Ngôi nhà Tia Sáng thật may mắn khi được Nhà thơ Lê Đạt đến và gắn bó mật thiết từ những ngày đặt viên gạch đầu tiên. Cùng với nhiều nhà khoa học, văn hóa có uy tín ở trong và ngoài nước, Ông đã góp phần quan trọng xây dựng Tia Sáng trở thành một diễn đàn trí tuệ và đầy tâm huyết của trí thức trong công cuộc chấn hưng đất nước.
Trong hơn 10 năm qua, chúng tôi đã có niềm vui lớn được sống gần gũi Ông, học được ở Ông ý thức tôn trọng sự khác biệt, tinh thần dân chủ thẳng thắn trong trao đổi học thuật. Ông đã truyền năng lượng sống, niềm đam mê sáng tạo bất chấp tuổi tác cho mọi thành viên của tòa soạn Tia Sáng.
Trong giờ phút chia tay Ông ở ga cuối của cuộc đời này, chúng tôi – những người thân của Ông trong gia đình Tia Sáng – dường như vẫn thấy Ông ung dung tự tại trước mọi đảo điên của thời cuộc; vẫn nghe rõ giọng nói nồng nàn, tiếng Ông cười sảng khoái hồn nhiên- đặc hiệu Lê Đạt- trong các buổi gặp gỡ sáng thứ bảy của gia đình Tia Sáng, các buổi tọa đàm, hội thảo…
Chúng tôi xin được thay mặt gia đình Tia Sáng và rất nhiều người thân quen Ông và cả những người chưa một dịp được gặp ông ở trong và ngoài nước vừa qua khi nghe tin ông ra đi đã gửi thư đến Tòa soạn bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng, kính trọng nhân cách Ông, cầu mong Ông thanh thản yên nghỉ nơi vĩnh hằng.
Xin gửi đến bà quả phụ Thúy Thúy và gia đình nhà thơ Lê Đạt lời chia buồn sâu sắc và thương tiếc vô hạn.
(Visited 1 times, 1 visits today)