Mục tiêu và nội dung giáo dục của thế kỷ XXI
Thế kỷ 20 vừa đi qua đã là một thế kỷ của nhiều đổi thay to lớn trong cuộc sống của loài người, từ những đổi thay trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội,... cho đến những đổi thay trong tư tưởng và nhận thức của con người về chính cái thế giới đang liên tục đổi thay đó. Và, loài người chúng ta, bước sang thế kỷ 21, đã mang theo mình gần như nguyên vẹn mọi thứ đang thay đổi dở dang hoặc đang đòi được thay đổi đó, trong thế giới cũng như trong chính đầu óc của mình.
Vậy thì, để sống được trong thế giới ở cái thế kỷ 21 này, con người cần có những hiểu biết gì, những năng lực gì? Đó phải là những câu hỏi đặt ra cho chúng ta khi xác định mục tiêu và nội dung cho giáo dục của thế kỷ 21.
Mục tiêu của việc học, hay mục tiêu của nền giáo dục mà ta đang hướng tới, phải là (hay nên là) hình thành và phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ 21 có các phẩm chất chủ yếu:
a. Có những hiểu biết cơ bản về tri thức của thời đại, đồng thời có những cảm thụ sâu sắc đối với tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó thường xuyên rèn luyện một năng lực tư duy độc lập, cụ thể hơn là một tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, cơ sở của một năng lực thích nghi và sáng tạo trong môi trường mới luôn biến động của cuộc sống;
b. Có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống và một đạo đức cộng đồng, cụ thể hơn là có ý thức trách nhiệm của một con người và một công dân (đối với gia đình, với cộng đồng, với đất nước, với thế giới, với thiên nhiên…).
Nội dung và chương trình giáo dục: Phải thừa nhận rằng trong thế kỷ 20 vừa qua trong hầu khắp mọi lĩnh vực nhận thức của loài người đã có những biến đổi to lớn, những biến đổi đó đang làm nên những thay đổi căn bản trong cách nhìn, cách hiểu, và cả cách sống của con người trong thế giới hiện tại. Mặt khác, càng hướng đến tương lai, ta lại càng tiếc nuối nhìn về quá khứ, mới thấy rằng ngày trước khi mê say “tân học” ta đã vô tình vứt bỏ luôn nhiều di sản quí báu của các thế hệ cha ông; để rồi đến nay, mới chợt hiểu ra để trở thành con người “Việt Nam hiện đại” không thể không có những tố chất nào đó của một nền văn hoá truyền thống của dân tộc.
Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng trong công cuộc cải cách và đổi mới giáo dục hiện nay của chúng ta, ta cần đầu tư nghiên cứu một cách thấu đáo để xây dựng chương trình và nội dung dạy học trên cơ sở ba nguồn tri thức chủ yếu:
1. nguồn tri thức từ trong các triết thuyết cổ phương Đông cùng với những tinh hoa trong văn hoá và giáo dục truyền thống của dân tộc,
2. nguồn tri thức khoa học của nền văn minh công nghiệp, vốn là phần chủ yếu trong chương trình hiện hành của nền giáo dục nước ta, và
3. nguồn tri thức từ các lý thuyết “khoa học mới” đang và sẽ có tác động lớn đến cuộc sống con người trong thế kỷ mới và tương lai.
Tất nhiên, các nguồn tri thức đó không phải được dạy và học một cách riêng rẽ, mà cần được kết hợp một cách nhuần nhuyễn để tạo nên nội dung của một chương trình giáo dục thống nhất phù hợp với các quan điểm mới về tư duy và nhận thức hiện nay.
Cần dựa trên cơ sở chương trình giáo dục và hệ thống sách giáo khoa hiện có vốn đã được biên soạn rất công phu mà tiến hành việc cải cách từng bước một cách thận trọng, được nghiên cứu và trù tính công phu trên một quan điểm hệ thống và hiện đại về sự phát triển của con đường nhận thức, sự liên kết của các ngành kiến thức và những hiểu biết mới về vị trí và tác động của tri thức nói chung, và của khoa học nói riêng trong thời đại ngày nay.
Mục tiêu của việc học, hay mục tiêu của nền giáo dục mà ta đang hướng tới, phải là (hay nên là) hình thành và phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ 21 có các phẩm chất chủ yếu:
a. Có những hiểu biết cơ bản về tri thức của thời đại, đồng thời có những cảm thụ sâu sắc đối với tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó thường xuyên rèn luyện một năng lực tư duy độc lập, cụ thể hơn là một tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, cơ sở của một năng lực thích nghi và sáng tạo trong môi trường mới luôn biến động của cuộc sống;
b. Có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống và một đạo đức cộng đồng, cụ thể hơn là có ý thức trách nhiệm của một con người và một công dân (đối với gia đình, với cộng đồng, với đất nước, với thế giới, với thiên nhiên…).
Nội dung và chương trình giáo dục: Phải thừa nhận rằng trong thế kỷ 20 vừa qua trong hầu khắp mọi lĩnh vực nhận thức của loài người đã có những biến đổi to lớn, những biến đổi đó đang làm nên những thay đổi căn bản trong cách nhìn, cách hiểu, và cả cách sống của con người trong thế giới hiện tại. Mặt khác, càng hướng đến tương lai, ta lại càng tiếc nuối nhìn về quá khứ, mới thấy rằng ngày trước khi mê say “tân học” ta đã vô tình vứt bỏ luôn nhiều di sản quí báu của các thế hệ cha ông; để rồi đến nay, mới chợt hiểu ra để trở thành con người “Việt Nam hiện đại” không thể không có những tố chất nào đó của một nền văn hoá truyền thống của dân tộc.
Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng trong công cuộc cải cách và đổi mới giáo dục hiện nay của chúng ta, ta cần đầu tư nghiên cứu một cách thấu đáo để xây dựng chương trình và nội dung dạy học trên cơ sở ba nguồn tri thức chủ yếu:
1. nguồn tri thức từ trong các triết thuyết cổ phương Đông cùng với những tinh hoa trong văn hoá và giáo dục truyền thống của dân tộc,
2. nguồn tri thức khoa học của nền văn minh công nghiệp, vốn là phần chủ yếu trong chương trình hiện hành của nền giáo dục nước ta, và
3. nguồn tri thức từ các lý thuyết “khoa học mới” đang và sẽ có tác động lớn đến cuộc sống con người trong thế kỷ mới và tương lai.
Tất nhiên, các nguồn tri thức đó không phải được dạy và học một cách riêng rẽ, mà cần được kết hợp một cách nhuần nhuyễn để tạo nên nội dung của một chương trình giáo dục thống nhất phù hợp với các quan điểm mới về tư duy và nhận thức hiện nay.
Cần dựa trên cơ sở chương trình giáo dục và hệ thống sách giáo khoa hiện có vốn đã được biên soạn rất công phu mà tiến hành việc cải cách từng bước một cách thận trọng, được nghiên cứu và trù tính công phu trên một quan điểm hệ thống và hiện đại về sự phát triển của con đường nhận thức, sự liên kết của các ngành kiến thức và những hiểu biết mới về vị trí và tác động của tri thức nói chung, và của khoa học nói riêng trong thời đại ngày nay.
(Visited 28 times, 1 visits today)