Mười lăm năm chống sáng lòe
Vấn đề cải tạo báo Tia Sáng thành một tờ tạp chí có chất lượng, xứng đáng với định danh của nó hình như được đặt ra từ giữa những năm 90 khi nó là một tờ báo nghèo. Tòa soạn, cả biên tập lẫn văn phòng lèo tèo năm sáu đầu người. Cơ quan Bộ chủ quản lại chẳng mấy mặn mà. Tia Sáng như một đứa con tiên thiên bất túc suy dinh dưỡng quanh năm quặt quẹo lom đom mãi không lóe lên được. Tạp chí chỉ có một vốn đáng kể: đó là lòng tận tụy của ba người: Tổng biên tập Lê Tư, Trưởng ban trị sự Hoàng Thu Hà, Biên tập viên Văn Thành.
Tôi nhớ mãi những cuộc trao đổi đầu trăng đầu nước ấy. Gọi là hội nghị thì không phải, có lẽ dùng từ gặp gỡ thì đúng hơn: những cuộc họp mặt gồm các đại biểu, bạn của đại biểu, bạn của bạn các đại biểu.
Qua các cuộc trao đổi lúc tay đôi, tay ba, lúc thầm thì, lúc sôi nổi tất cả đã đi đến một xác định quan trọng: mục tiêu của Tia Sáng. Tờ tạp chí phải cố gắng trở thành một diễn đàn của trí thức. Là một diễn đàn thật sự của trí thức rồi thì khỏi còn cần lo nhờ vả xin xỏ ai nữa, lửa tâm huyết của giới trí thức sẽ nuôi Tia Sáng.
Giữa một xã hội thị trường ở đâu người ta cũng cất lên tiếng hát “đầu tiên” quyến rũ của đồng đô la, khi Văn Thành đứng lên xin lỗi mọi người vì tình hình tài chính eo hẹp của tạp chí chỉ có thể trả cho các cộng tác viên một số tiền nhuận bút tượng trưng, một cây bút “bạc triệu” tuyên bố xanh rờn: “Đã thấy cần thì không tiền cũng viết”.
Đêm ấy là một đêm rằm ở nhà Tổng biên tập Lê Tư bên Hồ Tây có khá đông những bộ mặt sáng giá của giới trí thức miền Bắc, Văn Thành mặt hớn hở:
– “Ai bảo Tia Sáng không trường vốn”.
Nom Thành trẻ ra đến chục tuổi.
Điều quan trọng thứ hai sau mục tiêu là những trao đổi chung quanh vấn đề chất lượng.
“Chúng ta quyết làm một tờ Tia Sáng thật hay!”.
Nhưng một tờ báo hay là thế nào?
Có phải một tờ báo “mua” được nhiều cộng tác viên nặng ký do trọng lượng những chức danh của họ.
Tôi không nhớ rõ ai, hình như giáo sư Hoàng Tụy thì phải (nếu lẫn mong anh Tụy thể tất) đã có một nhận xét rất đắt:
– Chức danh “dỏm” làm gì có trọng lượng. Nhân một trăm, một nghìn với số không tích vẫn bằng không.
Trong hoàn cảnh suy thoái đạo đức của nạn bằng giả, người giả, quan tham, cái hay giờ đây không còn nằm trong phạm vi kỹ thuật nữa mà đã bước sang lĩnh vực đạo đức: hay đồng nghĩa với trung thực.
Trong tiếng sột soạt được khuếch âm của đồng đô la và ánh sáng trang kim lóa mắt của những tiến sĩ giấy, người ta đã quên mất một điều kiện cơ bản không có không được của hoạt động tinh thần: lòng trung thực trí thức. Nhớ ông già Rabơle “tri thức không lương tri chỉ là tàn phế của tâm hồn”.
Tạp chí bắt đầu vận hành. Không khí thật nức lòng. Sau mỗi số anh em lại gặp nhau, thường vào sáng thứ bảy ăn phở và uống trà, phân tích ưu khuyết điểm của những bài quan trọng một cách thẳng thắn, bè bạn rồi cùng bàn số mới. Một định danh bắt đầu được nhiều người nhắc tới: những sớm thứ bảy Tia Sáng.
Qua một thời gian không dài, Tia Sáng đã trở thành một thương hiệu chất lượng cao được chấp nhận rộng rãi.
Từ một tờ tạp chí kém của Bộ KH&CN, Tia Sáng đã trở thành một diễn đàn trí thức tầm quốc gia và hơn nữa, Tòa soạn nhận được thư góp ý từ khắp nơi và xây dựng được một mạng cộng tác viên đáng tin cậy, từ giới trí thức Việt kiều nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Ý… cho đến tận Châu Đại Dương.
***
Tôi nhớ hình ảnh điềm đạm trầm mặc của GS Nguyễn Văn Chiển, nó cho anh dáng dấp một triết gia phương Đông. Những nhận xét sắc sảo của anh nhiều khi rất mạnh nhưng hiếm khi người ta cảm thấy quá do chân tình và lòng nhân hậu toát ra từ những câu chữ cân nhắc.
Tôi nhớ hình ảnh đăm chiêu và nghiêm khắc của GS Hoàng Tụy. Những phát biểu của anh thường có hối suất cao của loại chỉ tệ mạnh vì chúng không phải những bận tâm theo thời tiết mà những trăn trở trường kỳ của một nhà khoa học yêu nước gần trọn đời lo lắng về xu thế xuống cấp của nền giáo dục và môi trường trí thức nước Việt.
Tôi nhớ tiến sĩ Phan Đình Diệu và những lập luận sâu sắc, thâm hậu của anh được phát biểu với phong thái hồn nhiên, trong sáng đến dũng cảm của trẻ nhỏ.
Rồi nhà văn Nguyên Ngọc, tóc đã bạc toàn phần nhưng vẫn nguyên cái tâm huyết thanh niên của thuở “Báo Văn nghệ” hai mươi năm trước.
Rồi GS Hồ Ngọc Đại, nhà lý luận “cái-cách” (đừng lầm với cải cách), có biệt năng gỡ rối những mớ học thuyết ngổn ngang thành những đề xuất độc đáo và sinh sự.
Rồi GS Tương Lai, nhà xã hội học năng nổ từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra lúc nào cũng tất bật, lúc nào cũng sẵn trong cặp một bài báo rất sốt dẻo về thời cuộc.
Hồi đó Chu Hảo chưa dọn ra ở riêng tại Nhà xuất bản Tri thức, và tôi cứ luận mãi mình không phải một nhà nhiếp ảnh để ghi lại một “pô” hình bộ ba xe pháo mã vật lý: Chu Hảo tài hoa, Phạm Duy Hiển cần cù và Nguyễn Văn Trọng trầm tư trong những giấc mơ lý thuyết.
Rồi còn những Lê Đăng Doanh, Văn Như Cương, Đặng Mộng Lân, Trần Đình Thiên, Phạm Duy Nghĩa, Hà Huy Khoái, Nguyễn Thúc Hải, Phạm Toàn… rồi ba thế hệ thầy trò họa sĩ: Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Lê Thiết Cương, vân vân và vân vân. Tốt hơn hết là mời các bạn đến gặp họ lúc nào cũng thường trực đợi khách trên các trang Tia Sáng.
***
Nhưng Tia Sáng còn có những vấn đề rất cấp thiết cần giải quyết để bảo đảm một vận hành vững chắc, cơ bản nhất là vấn đề tổ chức- nạn thiếu người của Tòa soạn đã trở thành một bệnh mãn tính cho mãi đến nay vẫn chưa giải quyết được. Do thiếu người trầm trọng (vì nghèo) do việc phân công chưa hợp lý (xét cho cùng không thể hợp lý được vì có người đâu mà phân công) nên Văn Thành đã phải cáng đáng nhiệm vụ của một “tổng lão bộc” chẳng “quan liêu” mà cũng “khổ sở” hơi dài.
Lần ấy Văn Thành đã ốm lắm, bài vở thì lại cạn, hai anh em chẳng có cách nào khác là điện thoại đến các “cựu thần” S.O.S- trong chưa đến một tuần, hầu hết đều “có mặt”. Bài không những đủ mà còn thừa để làm số tiếp. Tôi bảo Thành:
– Hay Thành nghỉ ít ngày cho lại sức.
Văn Thành chỉ số bài nhận được còn ngổn ngang trên bàn khổ sở:
– Các anh già yếu cả mà còn tâm huyết với Tia Sáng như thế làm sao em dám nghỉ.
Người ta nói quá nhiều đến tình cảm của trái tim mà hơi ít đến tình cảm của bộ óc.
Cho đến một ngày bước xuống bậc thang ở nhà GS Văn Như Cương, Thành ngã lăn xuống đất.
May quá, ở hiền gặp lành, Thành chỉ lên cơn choáng vì quá sức chứ không phải vì tai biến não.
***
Tại trụ sở Tia Sáng, trong một “ghêm” đố chữ, một nhà thơ trẻ hỏi tôi:
– Cháu đố bác tìm được một từ thật đắt diễn tả hiện tượng sáng “dởm”!
Tôi bí mãi không ra, chừng ái ngại tuổi già óc chậm, nhà thơ trẻ lấy một tờ giấy trắng viết hai chữ rõ to: sáng lòe.
Có thể nói bài học lớn nhất của Tia Sáng trong mười lăm năm qua là nỗ lực không mỏi mệt của nó chống lại hiện tượng sáng lòe ấy. Đó cũng chính là đòi hỏi bức xúc và cốt tử của chữ tín.
Qua các cuộc trao đổi lúc tay đôi, tay ba, lúc thầm thì, lúc sôi nổi tất cả đã đi đến một xác định quan trọng: mục tiêu của Tia Sáng. Tờ tạp chí phải cố gắng trở thành một diễn đàn của trí thức. Là một diễn đàn thật sự của trí thức rồi thì khỏi còn cần lo nhờ vả xin xỏ ai nữa, lửa tâm huyết của giới trí thức sẽ nuôi Tia Sáng.
Giữa một xã hội thị trường ở đâu người ta cũng cất lên tiếng hát “đầu tiên” quyến rũ của đồng đô la, khi Văn Thành đứng lên xin lỗi mọi người vì tình hình tài chính eo hẹp của tạp chí chỉ có thể trả cho các cộng tác viên một số tiền nhuận bút tượng trưng, một cây bút “bạc triệu” tuyên bố xanh rờn: “Đã thấy cần thì không tiền cũng viết”.
Đêm ấy là một đêm rằm ở nhà Tổng biên tập Lê Tư bên Hồ Tây có khá đông những bộ mặt sáng giá của giới trí thức miền Bắc, Văn Thành mặt hớn hở:
– “Ai bảo Tia Sáng không trường vốn”.
Nom Thành trẻ ra đến chục tuổi.
Điều quan trọng thứ hai sau mục tiêu là những trao đổi chung quanh vấn đề chất lượng.
“Chúng ta quyết làm một tờ Tia Sáng thật hay!”.
Nhưng một tờ báo hay là thế nào?
Có phải một tờ báo “mua” được nhiều cộng tác viên nặng ký do trọng lượng những chức danh của họ.
Tôi không nhớ rõ ai, hình như giáo sư Hoàng Tụy thì phải (nếu lẫn mong anh Tụy thể tất) đã có một nhận xét rất đắt:
– Chức danh “dỏm” làm gì có trọng lượng. Nhân một trăm, một nghìn với số không tích vẫn bằng không.
Trong hoàn cảnh suy thoái đạo đức của nạn bằng giả, người giả, quan tham, cái hay giờ đây không còn nằm trong phạm vi kỹ thuật nữa mà đã bước sang lĩnh vực đạo đức: hay đồng nghĩa với trung thực.
Trong tiếng sột soạt được khuếch âm của đồng đô la và ánh sáng trang kim lóa mắt của những tiến sĩ giấy, người ta đã quên mất một điều kiện cơ bản không có không được của hoạt động tinh thần: lòng trung thực trí thức. Nhớ ông già Rabơle “tri thức không lương tri chỉ là tàn phế của tâm hồn”.
Tạp chí bắt đầu vận hành. Không khí thật nức lòng. Sau mỗi số anh em lại gặp nhau, thường vào sáng thứ bảy ăn phở và uống trà, phân tích ưu khuyết điểm của những bài quan trọng một cách thẳng thắn, bè bạn rồi cùng bàn số mới. Một định danh bắt đầu được nhiều người nhắc tới: những sớm thứ bảy Tia Sáng.
Qua một thời gian không dài, Tia Sáng đã trở thành một thương hiệu chất lượng cao được chấp nhận rộng rãi.
Từ một tờ tạp chí kém của Bộ KH&CN, Tia Sáng đã trở thành một diễn đàn trí thức tầm quốc gia và hơn nữa, Tòa soạn nhận được thư góp ý từ khắp nơi và xây dựng được một mạng cộng tác viên đáng tin cậy, từ giới trí thức Việt kiều nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Ý… cho đến tận Châu Đại Dương.
***
Tôi nhớ hình ảnh điềm đạm trầm mặc của GS Nguyễn Văn Chiển, nó cho anh dáng dấp một triết gia phương Đông. Những nhận xét sắc sảo của anh nhiều khi rất mạnh nhưng hiếm khi người ta cảm thấy quá do chân tình và lòng nhân hậu toát ra từ những câu chữ cân nhắc.
Tôi nhớ hình ảnh đăm chiêu và nghiêm khắc của GS Hoàng Tụy. Những phát biểu của anh thường có hối suất cao của loại chỉ tệ mạnh vì chúng không phải những bận tâm theo thời tiết mà những trăn trở trường kỳ của một nhà khoa học yêu nước gần trọn đời lo lắng về xu thế xuống cấp của nền giáo dục và môi trường trí thức nước Việt.
Tôi nhớ tiến sĩ Phan Đình Diệu và những lập luận sâu sắc, thâm hậu của anh được phát biểu với phong thái hồn nhiên, trong sáng đến dũng cảm của trẻ nhỏ.
Rồi nhà văn Nguyên Ngọc, tóc đã bạc toàn phần nhưng vẫn nguyên cái tâm huyết thanh niên của thuở “Báo Văn nghệ” hai mươi năm trước.
Rồi GS Hồ Ngọc Đại, nhà lý luận “cái-cách” (đừng lầm với cải cách), có biệt năng gỡ rối những mớ học thuyết ngổn ngang thành những đề xuất độc đáo và sinh sự.
Rồi GS Tương Lai, nhà xã hội học năng nổ từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra lúc nào cũng tất bật, lúc nào cũng sẵn trong cặp một bài báo rất sốt dẻo về thời cuộc.
Hồi đó Chu Hảo chưa dọn ra ở riêng tại Nhà xuất bản Tri thức, và tôi cứ luận mãi mình không phải một nhà nhiếp ảnh để ghi lại một “pô” hình bộ ba xe pháo mã vật lý: Chu Hảo tài hoa, Phạm Duy Hiển cần cù và Nguyễn Văn Trọng trầm tư trong những giấc mơ lý thuyết.
Rồi còn những Lê Đăng Doanh, Văn Như Cương, Đặng Mộng Lân, Trần Đình Thiên, Phạm Duy Nghĩa, Hà Huy Khoái, Nguyễn Thúc Hải, Phạm Toàn… rồi ba thế hệ thầy trò họa sĩ: Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Lê Thiết Cương, vân vân và vân vân. Tốt hơn hết là mời các bạn đến gặp họ lúc nào cũng thường trực đợi khách trên các trang Tia Sáng.
***
Nhưng Tia Sáng còn có những vấn đề rất cấp thiết cần giải quyết để bảo đảm một vận hành vững chắc, cơ bản nhất là vấn đề tổ chức- nạn thiếu người của Tòa soạn đã trở thành một bệnh mãn tính cho mãi đến nay vẫn chưa giải quyết được. Do thiếu người trầm trọng (vì nghèo) do việc phân công chưa hợp lý (xét cho cùng không thể hợp lý được vì có người đâu mà phân công) nên Văn Thành đã phải cáng đáng nhiệm vụ của một “tổng lão bộc” chẳng “quan liêu” mà cũng “khổ sở” hơi dài.
Lần ấy Văn Thành đã ốm lắm, bài vở thì lại cạn, hai anh em chẳng có cách nào khác là điện thoại đến các “cựu thần” S.O.S- trong chưa đến một tuần, hầu hết đều “có mặt”. Bài không những đủ mà còn thừa để làm số tiếp. Tôi bảo Thành:
– Hay Thành nghỉ ít ngày cho lại sức.
Văn Thành chỉ số bài nhận được còn ngổn ngang trên bàn khổ sở:
– Các anh già yếu cả mà còn tâm huyết với Tia Sáng như thế làm sao em dám nghỉ.
Người ta nói quá nhiều đến tình cảm của trái tim mà hơi ít đến tình cảm của bộ óc.
Cho đến một ngày bước xuống bậc thang ở nhà GS Văn Như Cương, Thành ngã lăn xuống đất.
May quá, ở hiền gặp lành, Thành chỉ lên cơn choáng vì quá sức chứ không phải vì tai biến não.
***
Tại trụ sở Tia Sáng, trong một “ghêm” đố chữ, một nhà thơ trẻ hỏi tôi:
– Cháu đố bác tìm được một từ thật đắt diễn tả hiện tượng sáng “dởm”!
Tôi bí mãi không ra, chừng ái ngại tuổi già óc chậm, nhà thơ trẻ lấy một tờ giấy trắng viết hai chữ rõ to: sáng lòe.
Có thể nói bài học lớn nhất của Tia Sáng trong mười lăm năm qua là nỗ lực không mỏi mệt của nó chống lại hiện tượng sáng lòe ấy. Đó cũng chính là đòi hỏi bức xúc và cốt tử của chữ tín.
Lê Đạt
(Visited 1 times, 1 visits today)