NHÂN và QUẢ

Nội dung của nhan đề NHÂN và QUẢ của thực trạng NCKH sẽ sáng tỏ sau khi đọc Phần II viết về quan niệm, nguyên nhân và giải pháp, phần III viết về nội dung cụ thể của chữ TÂM và chữ TÀI.

I. Thực trạng của nghiên cứu khoa học (NCKH)
Về phần I, xin lấy thí dụ ở một ngành: ngành Cơ học. Có nhiều tài liệu phản ánh thực trạng NCKH ở ngành này. Quyển sách dày 413 trang “Vietnamese Scientists-Mechanicians and their activities” (còn được gọi là TS Cơ học VN) do Hội Cơ học VN xuất bản năm 2007. Quyển sách liệt kê các kết quả nghiên cứu khoa học trong 10 năm vừa qua của 130 TS, trong đó chỉ có 25 TS có kết quả NCKH công bố Quốc tế. Quyển sách dày 289 trang nhan đề: “Kết quả nghiên cứu cơ bản (NCCB) ngành Cơ học giai đoạn 2004-2005” do Hội đồng ngành Cơ học chủ biên. Một quyển sách khác nhan đề: “Kết quả nghiên cứu cơ bản ngành Cơ học giai đoạn 2001-2003” do Hội đồng ngành Cơ học chủ biên, v. v. và v. v. … Đa số những sản phẩm được ghi nhận trong các tài liệu kể trên là những báo cáo hội nghị, có rất ít sản phẩm công bố Quốc tế. Chín vị GSTSKH là thành viên của Hội đồng ngành Cơ học VN không có công bố Quốc tế ISI trong mười năm vừa qua. Những đề tài NCCB được phân bổ nhiều tiền nhất và được Hội đồng ngành Cơ học tuyên dương về thành tích NCCB thuộc về những vị giáo sư đầu ngành-quyền chức khoa học (GSĐN-QCKH). Những vị GSĐN-QCKH này tại vị, tại chức gần như từ khi thành lập ngành Cơ học VN, đã và đang lãnh đạo Hội Cơ học VN, Tạp chí Cơ học, các Hội đồng ngành Cơ học, Viện Cơ học, … từ khi khai sinh ra những tổ chức này cho đến hiện nay.

Chín vị GSTSKH là thành viên của Hội đồng ngành Cơ học VN không có công bố Quốc tế ISI trong mười năm vừa qua. Những đề tài NCCB được phân bổ nhiều tiền nhất và được Hội đồng ngành Cơ học tuyên dương về thành tích NCCB thuộc về những vị giáo sư đầu ngành-quyền chức khoa học (GSĐN-QCKH). 

Tổng kết NCCB giai đoạn 2001-2005 của Bộ KH&CN cho thấy ngành Cơ học là một trong hai ngành yếu nhất về công bố bài báo ở các tạp chí Quốc tế, nhưng dẫn đầu về số lượng báo cáo Hội nghị trong nước.II. Quan niệm, nguyên nhân và giải pháp
1. Tư duy và quan niệm
Lý do gì mà các vị GSĐN-QCKH ngành Cơ học chủ trì nhiều đề tài NCKH và được phân bổ kinh phí nhiều nhất kéo dài trong hàng chục năm qua? Vì  những đề tài này được thuyết minh là quan trọng, là phục vụ cho thực tế Việt Nam. Sản phẩm của những đề tài là những bản báo cáo cho các Hội đồng nghiệm thu, và những bản báo cáo Hội nghị, không có hoặc có rất ít kết quả công bố trên các tạp trí khoa học Quốc tế.
Giá trị của các sản phẩm NCKH của ngành Cơ học ở mức nào? Có sản phẩm nào đã làm đến nơi đến chốn? Có sản phẩm nào đã đóng góp thực sự cho sự phát triển của kinh tế – xã hội ?
Trả lời: Đa số các sản phẩm NCKH không có công bố Quốc tế, nghĩa là không chịu sự kiểm tra với chuẩn mực Quốc tế thì giá trị của sản phẩm không thể được khẳng định. Muốn biết sản phẩm NCKH có thực sự hay không thì điều kiện cần là sản phẩm phải được công bố ở các Tạp chí khoa học chuyên ngành (trong danh sách các tạp chí do ISI liệt kê), ở đó có phản biện kín, có chuẩn mực Quốc tế.

 Thực tế cho thấy rằng: trong việc đánh giá sản phẩm NCKH, trong việc cấp bằng ThS, TS, những chức sắc QCKH đã coi thường ngạn ngữ:                                         
“Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”

Ngành Giáo dục-Đào tạo đã trả lời câu hỏi về thành tích thi tốt nghiệp. Nhiều địa phương trong những năm trước tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT đạt thành tích 80-90%, thậm chí gần 100%, còn năm học vừa qua chỉ đạt 40-50%. Vậy “thành tích” thu nhận được từ những năm trước là loại thành tích gì? Những thành tích đó để làm gì? Xã hội VN nhận được những NHÂN và QUẢ gì về những thành tích loại như vậy? Rất nhiều người bảo vệ thành công luận án TS ở trong nước mà không có  kết quả KH công bố Quốc tế. Xã hội VN có cần nhiều TS loại như vậy không? Đào tạo nhiều loại TS đó để làm gì? NHÂN và QUẢ ở đây đang sẽ là gì? Thực tế cho thấy rằng: trong việc đánh giá sản phẩm NCKH, trong việc cấp bằng ThS, TS, những chức sắc QCKH đã coi thường ngạn ngữ:                                         
“Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”
Trong các bài diễn văn của các vị chức sắc QCKH thường có những lời khuyên: “Chúng ta phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc để làm chủ KH-KT, để sáng tạo phục vụ thực tiễn VN ”. Thực tế đã không diễn ra như vậy vì NCKH phải được thừa kế tỉ mỉ, phải hiểu sâu sắc thì mới sáng tạo được. “Đi tắt đón đầu” trong NCKH thường dẫn đến thiệt hại và phải làm lại những công đoạn mà người nghiên cứu “nóng ruột” muốn “tiến nhanh, tiến mạnh”.
Người làm NCCB sau 10 năm làm việc không có sản phẩm công bố Quốc tế thì xin đề nghị: dừng lại để chuyển sang làm việc khác, như vậy sẽ hữu ích cho xã hội hơn. Trong tình trạng hiện nay lời đề nghị đó chắc chắn sẽ không được chấp nhận, vì sao?  Xin hãy đọc bản phân bổ kinh phí cho các đề tài NCCB ngành Cơ học năm 2001-2005, và mới nhất năm 2006-2007. Từ những văn bản tài liệu chính thức này cho thấy: đề tài có nhiều sản phẩm công bố trong các tạp chí thuộc danh sách ISI thì nhận kinh phí ít nhất, còn các đề tài chỉ có sản phẩm “ báo cáo hội nghị” thì nhận kinh phí nhiều hơn. Đề tài nhận kinh phí nhiều nhất là đề tài của các chức sắc QCKH. Các GSĐN-QCKH của ngành Cơ học đã phớt lờ hướng dẫn của Bộ KH&CN về tiêu chí coi trọng công bố Quốc tế. Một trong những NHÂN và QUẢ là góp phần  hình thành một lớp người làm KH “hình thức”. Không coi trọng:
“Nhất nghệ tinh
    Nhất thân vinh”

và người ta vẫn chạy theo bằng cấp và học hàm, học vị, vì đó là điều kiện cần để tiến thân lên quan chức.

2. Nguyên nhân.

a) Tư duy ích kỷ, nhiều QCKH ngụy biện rằng: “Việt nam ta có cách làm của ta”, NCKH theo kiểu “mì ăn liền”, sản phẩm NCKH mang tính “hình thức”, nghiệm thu sản phẩm rồi xếp vào“kho để đấy”không để làm gì.
b) Sử dụng chức sắc QCKH không đúng ngôi vị.
c) Cơ chế và mô hình quản lý NCKH hiện nay mang nặng tính hành chính hình thức, bao gồm nhiều văn bản pháp quy, quản lý tài chính NCKH không còn phù hợp.

3. Giải pháp:

Cơ chế và mô hình quản lý NCKH hiện nay mang nặng tính hành chính hình thức, bao gồm nhiều văn bản pháp quy, quản lý tài chính NCKH không còn phù hợp. 

a) Tư duy và quan niệm NCKH phải theo những chuẩn mực Quốc tế.
b) Bãi bỏ những công đoạn của cơ chế quản lý hành chính mang nặng tính hình thức đối với KH. Soạn thảo các văn bản quản lý KH, quản lý tài chính NCKH theo phương hướng để có phát minh, sáng chế và có công bố Quốc tế.
c) Thành lập các Ban Quản trị để tự quản dự án, đề tài KH của mình.Thay thế Hội đồng ngành bằng Hội đồng nhiệm kỳ 3 năm gồm những người đang làm KH thực sự có phát minh sáng chế, có kết quả công bố Quốc tế.

III. Nội dung cụ thể của chữ TÀI và chữ TÂM.
Mấy câu thơ sau đây trong đoạn kết của truyện Kiều phù hợp với kết luận của bài này:
“ Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

 “ Tiền nào của nấy”
Chúng ta không quên câu tục ngữ dân gian này khi giao nộp sản phẩm NCKH và hồi tưởng đến lao động lam lũ vất vả ở miền quê xa xôi, vùng lũ lụt nghèo khó.

Chữ TÀI được hiểu là: người TÀI thì phải có sản phẩm TÀI. Không có loại người TÀI GIỎI trừu tượng. Các Ban Biên tập Tạp chí Quốc tế đều hiểu: Những sản phẩm NCKH của tác giảViệt nam đã công bố trong các tạp chí thuộc danh sách do ISI liệt kê là những đóng góp cho kiến thức-tài sản chung của Việt Nam và của thế giới.
Truyện Kiều của Nguyễn Du, bài Tiến Quân Ca của Văn Cao, Thẻ ATM (công trình được thực hiện ở Mỹ) của Đỗ Đức Cường (làm việc ở Mỹ 40 năm), Con Trạch (động vật được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới, công trình được thực hiện ở nước Nga) của Nguyễn Mộng Hùng, . . . là những sản phẩm tầm cỡ lớn có sức sống vĩnh cửu và là tài sản vô giá của dân tộc VN và của Thế giới. Tiếc rằng VN ta có quá ít những sản phẩm tầm cỡ để tự hào. Ta vẫn đinh ninh rằng: dân ta thông minh sáng tạo, vậy mà chỉ có ít sản phẩm tầm cỡ?       
Chữ TÂM trong NCKH hãy hiểu là tuân theo những chuẩn mực Quốc tế. Chữ TÂM nhắc nhở người lãnh đạo quản lý KH  và người trực tiếp làm KH phải làm việc thực sự với nội dung của chữ TÂM để có sản phẩm tương xứng với đồng tiền của ngân sách, không nên quên:
“ Tiền nào của nấy”
Chúng ta không quên câu tục ngữ dân gian này khi giao nộp sản phẩm NCKH và hồi tưởng đến lao động lam lũ vất vả ở miền quê xa xôi, vùng lũ lụt nghèo khó.

GS. Phạm Lợi Vũ

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)