Thực trạng chính sách phát triển nông thôn hiện nay
Trong thời gian vừa qua, nhiều cuộc hội thảo khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng đều phản ánh thực trạng nông nghiệp nông thôn, nông dân với biết bao vấn đề nảy sinh đang bức xúc đòi hỏi phải giải quyết. Nhưng, theo tôi, còn một thực trạng nữa chưa hay ít được bàn tới là “thực trạng chính sách phát triển nông thôn”. Bởi chúng là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất, nếu không nói là chủ yếu, gây ra các vấn đề bức xúc trong nông nghiệp, nông thôn.
Trong hơn 20 năm đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp, nông thôn. Có thể chia thành 2 loại chính sách dựa theo tiêu chí “cởi trói” và “thúc đẩy”.
Những chính sách mang tính “cởi trói” đương nhiên đi vào cuộc sống một cách “tự nhiên” nhất, nhanh nhất, được thực thi đầy đủ nhất, hiệu quả nhất, ngay cả khi mới chỉ là văn bản của Đảng, chưa được Nhà nước thể chế hóa thành luật pháp. Điển hình là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ban hành tháng 4/1988 về “đổi mới quản lý nông nghiệp” với nội dung quan trọng nhất là thừa nhận hộ nông dân là đơn vị tự chủ sản xuất trong nông nghiệp, khôi phục lại vị thế vốn có từ bao đời nay của kinh tế hộ nông dân, đã bị xóa bỏ trong suốt 30 năm tập thể hóa nông nghiệp, coi HTX dựa trên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác, là đơn vị sản xuất và phân phối theo kế hoạch Nhà nước. Còn các nội dung khác, rất toàn diện của Nghị quyết này ít khi được nhắc đến (!?)
Điển hình quan trọng thứ hai là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) và các nghị quyết sau đó của Đảng thừa nhận nền kinh tế thị trường như nó đã vốn có bao đời nay, xóa bỏ chính sách “ngăn sông, cấm chợ”, để hàng hóa, trong đó có nông sản, được tự do buôn bán, không phân biệt chủ thể (quốc doanh hay dân doanh), không giới hạn qui mô và địa giới hành chính.
Đó là 2 ví dụ điển hình nhất của chính sách “cởi trói”, khôi phục lại bản chất vốn có của hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Để ban hành những chính sách cởi trói, người ta chỉ cần lương tâm và lòng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận cái gì vốn có của đời sống kinh tế theo tinh thần “của César hãy trả lại cho César”. Hơn nữa, thực tiễn “xé rào” đã buộc những nhà hoạch định chính sách phải hành động “mở khóa” cho cái “lò xo” bấy lâu bị ép chặt và do đó cái “lò xo” này sẽ tự bật lên hết cỡ để trở về trạng thái vốn có ban đầu của nó, mà không cần bất kỳ một tác động nào khác đối với nền kinh tế. Nhưng cũng vì lập tức “bật trở lại” vị thế ban đầu, nên nền kinh tế không thể tạo ra khả năng phát triển mới về chất.
Những chính sách “thúc đẩy” thì hoàn toàn khác hẳn với. Với vai trò thúc đẩy sự phát triển, đạt chất lượng mới cao hơn, nó phải được hoạch định có căn cứ khoa học và thực tiễn, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách không chỉ có lương tâm và lòng dũng cảm mà điều quan trọng hơn là phải có trí tuệ, thể hiện bằng sự hiểu biết thấu đáo lý luận và khả năng vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế vào thực tiễn Việt Nam để phân tích thực trạng, phát hiện vấn đề nảy sinh và nguyên nhân của chúng để đề xuất giải pháp khả thi, không bị các nhóm lợi ích cục bộ vận động hành lang chi phối, dẫn đến việc hy sinh lợi ích của nông dân.
Nhìn vào thực trạng hoạch định và thực thi chính sách phát triển nông thôn hiện nay, người ta có thể thấy rất nhiều vấn đề nảy sinh.
1- Sau một thời gian ban hành và thực thi một chính sách nào đó, chúng ta thường không tổ chức việc đánh giá độc lập do các nhà chuyên gia thực hiện để xác định tác động và hiệu quả của chính sách, mức độ đạt mục tiêu đã đề ra, các tác động tiêu cực và nguyên nhân của nó, sự không còn phù hợp của chính sách so với thực tiễn kinh tế- xã hội đang phát triển, trên cơ sở đó, chỉnh sửa hay ban hành chính sách mới, thay thế chính sách cũ lỗi thời.
2- Chưa có một chính sách nào được ban hành dựa trên kết quả nghiên cứu của một đề tài khoa học, có phản biện độc lập. Mặc dù trong thời gian qua, rất nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được thực hiện, nghiệm thu, với kinh phí hàng trăm tỉ đồng. Dường như quá trình ban hành chính sách của bộ máy công quyền và quá trình nghiên cứu khoa học của giới học thuật là “2 đường thẳng song song”. Việc nghiên cứu khoa học về kinh tế – xã hội nông thôn, về nông nghiệp, nông dân chưa được coi là một khâu bắt buộc trong quá trình ban hành chính sách. Nhiều dự báo khoa học đã được công bố trước đây 5 – 7 năm, nay do thực tiễn nóng bỏng bức xúc, các nhà hoạch định chính sách mới ngộ ra, và ban hành các chính sách mang nặng tính chất xử lý tình huống và bị động.
+ Khi phóng sự “một hạt thóc gánh 40 khoản phí” được đăng tải, giật mình, các nhà hoạch định chính sách đã vội xử lý bằng việc miễn thủy lợi phí cho nông dân.
Nhưng cho đến nay phổ biến là nông dân vẫn chưa được miễn khoản thu này, vì các cơ quan chức năng lúng túng, khó thực hiện.
Người ta chỉ nên miễn giảm các khoản đóng góp của nông dân từ thu nhập – đầu ra của quá trình sản xuất, để vừa nâng cao mức sống cho họ, vừa bảo đảm sự công bằng giữa cư dân nông thôn và thị dân, như các khoản đóng góp xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, hệ thống truyền tải điện đến từng nhà, quỹ bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai … Còn các chi phí thuộc đầu vào của quá trình sản xuất, như tiền mua giống, phân bón, dịch vụ tưới- tiêu nước… người sản xuất phải đầu tư, mới không làm méo mó thị trường theo quy định của WTO. Mặt khác, phải bỏ tiền mua vật tư, dịch vụ đầu vào, người sản xuất mới tiết kiệm sử dụng, người cung ứng mới có trách nhiệm và điều kiện tài chính thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”. Nếu theo lôgích này thì Nhà nước phải miễn cho nông dân cả tiền mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi (!) thậm chí cả tiền thuê dịch vụ làm đất, thu hoạch nông phẩm theo thứ tự ưu tiên “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”(?). Khi không phải trả thủy lợi phí, nông dân phải xin Công ty thủy nông tưới và tiêu nước. Công ty thủy nông phải xin cơ quan tài chính cấp vốn hoạt động, mà vốn thường cấp vừa thiếu vừa không kịp thời do định mức thấp, bộ máy quan liêu, thiếu trách nhiệm, do cơ chế quản lý tài chính công được thiết kế và vận hành theo “nguyên lý Trạng Quỳnh”. Khi đó, người nông dân phải “biết điều” đưa phong bì cho người có trách nhiệm của Công ty thủy nông, nhất là lúc mùa vụ, ruộng nào cũng cần tưới, lúc úng lụt, ruộng nào cũng cần tiêu nước; còn Công ty thủy nông cũng phải “biết điều” với cơ quan tài chính để nhận được vốn kịp thời. Trong điều kiện luôn mất cân bằng thu – chi và bội chi ngân sách, lạm phát như hiện nay, việc cấp vốn cho Công ty thủy nông lại càng khó khăn. Công ty thủy nông sẽ không có vốn để tu bổ nạo vét kênh mương, sửa chữa máy bơm, trả tiền điện …
Công ty thủy nông đã từ một doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp thành một cơ quan dịch vụ công mà ta thường gọi là đơn vị sự nghiệp công ích. Hậu quả là tưởng giảm bớt gánh nặng cho nông dân, cho hạt lúa, trên thực tế là tăng chi phí, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh, không kiểm soát được.
+ Giá đất nông nghiệp dù có được xác định trên cơ sở thuận mua vừa bán, cũng rất rẻ, không đủ để “tái định cư” theo đúng nghĩa cho người nông dân mất đất nông nghiệp. Ví dụ giá 500.000đ/m2 đất nông nghiệp nhưng chỉ cần Nhà nước ban hành quy hoạch khu dân cư đô thị hay khu công nghiệp, và ra quyết định giao đất cho nhà đầu tư, chưa cần xây dựng bất cứ một công trình hạ tầng nào, giá đất cũng đã tăng lên 4-5 lần, có thể là 2.000.000đ/m2. Khoản chênh lệch 1,5 triệu đồng này là địa tô cấp sai 2 thuộc sở hữu Nhà nước, bởi do Nhà nước quyết định quy hoạch, nhưng nhà đầu tư lại được hưởng. Lẽ ra, Nhà nước phải dùng khoản thu này, thông qua đấu giá, để “an cư lạc nghiệp” cho nông dân mất đất theo đúng khái niệm “tái định cư” mà cả thế giới quan niệm. Cũng không thể xử lý bằng cách như có chuyên gia kinh tế đề nghị là nhà đầu tư trả một phần tiền mua quyền sử dụng đất của nông dân bằng cổ phiếu công ty của mình, để giải quyết kế sinh nhai cho họ sau khi mất đất. Bởi nông dân không đủ khả năng làm chủ cổ phần hay đồng sở hữu chủ công ty với nhà đầu tư. Rồi thì nông dân cũng phải bán “lúa non” cổ phần của mình như phần lớn công nhân trong các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa mặc dù họ được mua cổ phần với giá ưu đãi. Kinh nghiệm nước Nga hậu Xô – Viết cũng vậy. Nhà nước Nga chia tài sản quốc gia cho mọi công dân bằng coupon, để rồi họ bán rẻ cho các nhà đầu tư, nhanh chóng tạo ra các ông tỉ phú trẻ như Abramovich hay Khodorovski. Nhà nước phải sử dụng khoản địa tô cấp sai 2 do mình tạo ra để đào tạo nghề cho nông dân trẻ và lập quỹ an sinh cho nông dân trung niên, không thể chuyển đổi nghề nghiệp được. Không thể để tình trạng nông dân bán 4.000m2- 5.000m2 đất nông nghiệp mà không đủ tiền mua lại 01 nền nhà 80m2 của chủ đầu tư ngay trên mảnh đất nông nghiệp của mình trước đây.
3- Các nhà hoạch định chính sách cũng ít khi hỏi ý kiến người dân và doanh nghiệp, những người chịu tác động trực tiếp của các chính sách này, và không tính toán khả năng thực thi chính sách của bộ máy công quyền. Điển hình là chuyện cấm xe ba – bốn bánh tự chế và xe Công nông để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong nông nghiệp, xe Công nông cũng như xe Đông phong (Trung Quốc), Kubota (Nhật Bản) đều là loại máy kéo nhỏ dưới 15CV, rất thích hợp cho nền nông nghiệp có qui mô ruộng đất của mỗi nông hộ và diện tích mỗi thửa ruộng rất nhỏ hẹp như Việt Nam, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc. Nó chỉ là máy kéo đa năng, có thể lắp các loại máy nông nghiệp khác nhau, như máy cày-xới, máy gieo hạt, máy bơm nước, máy suốt lúa, và khi lắp rơ-moóc, nó có thể vận chuyển vật tư ra đồng và chở nông sản về nhà, rất thuận tiện. Nếu cấm sử dụng loại máy đa năng này thì làm sao có thể cơ giới hóa nền nông nghiệp Việt Nam? Nhiều nơi, nông dân đã phải khôi phục xe trâu, bò kéo thay thế cho xe Công nông.
***
Giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn chính là áp dụng lý luận phát triển nông thôn bền vững vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sống cả vật chất và tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn. Nội dung của phát triển nông thôn bao gồm 4 quá trình: (i) công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (ii) đô thị hóa; (iii) kiểm soát dân số; (iv) bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, theo những tiêu chuẩn của nền văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa Việt Nam. Thực hiện 4 quá trình này, tỉ lệ dân số và sức lao động nông nghiệp trong tổng dân số và lực lượng xã hội phải giảm tương ứng với tỉ lệ GDP nông nghiệp trong GDP của nền kinh tế. Do đó, phát triển nông thôn bền vững đã bao hàm việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Điều tiên quyết cho sự thành bại của quá trình phát triển nông thôn với 4 nội dung nêu trên là chính sách Nhà nước, khuôn khổ pháp luật về nông nghiệp, nông thôn được hoạch định đúng đắn trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
Những chính sách mang tính “cởi trói” đương nhiên đi vào cuộc sống một cách “tự nhiên” nhất, nhanh nhất, được thực thi đầy đủ nhất, hiệu quả nhất, ngay cả khi mới chỉ là văn bản của Đảng, chưa được Nhà nước thể chế hóa thành luật pháp. Điển hình là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ban hành tháng 4/1988 về “đổi mới quản lý nông nghiệp” với nội dung quan trọng nhất là thừa nhận hộ nông dân là đơn vị tự chủ sản xuất trong nông nghiệp, khôi phục lại vị thế vốn có từ bao đời nay của kinh tế hộ nông dân, đã bị xóa bỏ trong suốt 30 năm tập thể hóa nông nghiệp, coi HTX dựa trên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác, là đơn vị sản xuất và phân phối theo kế hoạch Nhà nước. Còn các nội dung khác, rất toàn diện của Nghị quyết này ít khi được nhắc đến (!?)
Điển hình quan trọng thứ hai là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) và các nghị quyết sau đó của Đảng thừa nhận nền kinh tế thị trường như nó đã vốn có bao đời nay, xóa bỏ chính sách “ngăn sông, cấm chợ”, để hàng hóa, trong đó có nông sản, được tự do buôn bán, không phân biệt chủ thể (quốc doanh hay dân doanh), không giới hạn qui mô và địa giới hành chính.
Đó là 2 ví dụ điển hình nhất của chính sách “cởi trói”, khôi phục lại bản chất vốn có của hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Để ban hành những chính sách cởi trói, người ta chỉ cần lương tâm và lòng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận cái gì vốn có của đời sống kinh tế theo tinh thần “của César hãy trả lại cho César”. Hơn nữa, thực tiễn “xé rào” đã buộc những nhà hoạch định chính sách phải hành động “mở khóa” cho cái “lò xo” bấy lâu bị ép chặt và do đó cái “lò xo” này sẽ tự bật lên hết cỡ để trở về trạng thái vốn có ban đầu của nó, mà không cần bất kỳ một tác động nào khác đối với nền kinh tế. Nhưng cũng vì lập tức “bật trở lại” vị thế ban đầu, nên nền kinh tế không thể tạo ra khả năng phát triển mới về chất.
Những chính sách “thúc đẩy” thì hoàn toàn khác hẳn với. Với vai trò thúc đẩy sự phát triển, đạt chất lượng mới cao hơn, nó phải được hoạch định có căn cứ khoa học và thực tiễn, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách không chỉ có lương tâm và lòng dũng cảm mà điều quan trọng hơn là phải có trí tuệ, thể hiện bằng sự hiểu biết thấu đáo lý luận và khả năng vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế vào thực tiễn Việt Nam để phân tích thực trạng, phát hiện vấn đề nảy sinh và nguyên nhân của chúng để đề xuất giải pháp khả thi, không bị các nhóm lợi ích cục bộ vận động hành lang chi phối, dẫn đến việc hy sinh lợi ích của nông dân.
Nhìn vào thực trạng hoạch định và thực thi chính sách phát triển nông thôn hiện nay, người ta có thể thấy rất nhiều vấn đề nảy sinh.
1- Sau một thời gian ban hành và thực thi một chính sách nào đó, chúng ta thường không tổ chức việc đánh giá độc lập do các nhà chuyên gia thực hiện để xác định tác động và hiệu quả của chính sách, mức độ đạt mục tiêu đã đề ra, các tác động tiêu cực và nguyên nhân của nó, sự không còn phù hợp của chính sách so với thực tiễn kinh tế- xã hội đang phát triển, trên cơ sở đó, chỉnh sửa hay ban hành chính sách mới, thay thế chính sách cũ lỗi thời.
2- Chưa có một chính sách nào được ban hành dựa trên kết quả nghiên cứu của một đề tài khoa học, có phản biện độc lập. Mặc dù trong thời gian qua, rất nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được thực hiện, nghiệm thu, với kinh phí hàng trăm tỉ đồng. Dường như quá trình ban hành chính sách của bộ máy công quyền và quá trình nghiên cứu khoa học của giới học thuật là “2 đường thẳng song song”. Việc nghiên cứu khoa học về kinh tế – xã hội nông thôn, về nông nghiệp, nông dân chưa được coi là một khâu bắt buộc trong quá trình ban hành chính sách. Nhiều dự báo khoa học đã được công bố trước đây 5 – 7 năm, nay do thực tiễn nóng bỏng bức xúc, các nhà hoạch định chính sách mới ngộ ra, và ban hành các chính sách mang nặng tính chất xử lý tình huống và bị động.
Xin nêu một vài ví dụ điển hình:
+ Khi phóng sự “một hạt thóc gánh 40 khoản phí” được đăng tải, giật mình, các nhà hoạch định chính sách đã vội xử lý bằng việc miễn thủy lợi phí cho nông dân.
Nhưng cho đến nay phổ biến là nông dân vẫn chưa được miễn khoản thu này, vì các cơ quan chức năng lúng túng, khó thực hiện.
Người ta chỉ nên miễn giảm các khoản đóng góp của nông dân từ thu nhập – đầu ra của quá trình sản xuất, để vừa nâng cao mức sống cho họ, vừa bảo đảm sự công bằng giữa cư dân nông thôn và thị dân, như các khoản đóng góp xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, hệ thống truyền tải điện đến từng nhà, quỹ bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai … Còn các chi phí thuộc đầu vào của quá trình sản xuất, như tiền mua giống, phân bón, dịch vụ tưới- tiêu nước… người sản xuất phải đầu tư, mới không làm méo mó thị trường theo quy định của WTO. Mặt khác, phải bỏ tiền mua vật tư, dịch vụ đầu vào, người sản xuất mới tiết kiệm sử dụng, người cung ứng mới có trách nhiệm và điều kiện tài chính thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”. Nếu theo lôgích này thì Nhà nước phải miễn cho nông dân cả tiền mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi (!) thậm chí cả tiền thuê dịch vụ làm đất, thu hoạch nông phẩm theo thứ tự ưu tiên “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”(?). Khi không phải trả thủy lợi phí, nông dân phải xin Công ty thủy nông tưới và tiêu nước. Công ty thủy nông phải xin cơ quan tài chính cấp vốn hoạt động, mà vốn thường cấp vừa thiếu vừa không kịp thời do định mức thấp, bộ máy quan liêu, thiếu trách nhiệm, do cơ chế quản lý tài chính công được thiết kế và vận hành theo “nguyên lý Trạng Quỳnh”. Khi đó, người nông dân phải “biết điều” đưa phong bì cho người có trách nhiệm của Công ty thủy nông, nhất là lúc mùa vụ, ruộng nào cũng cần tưới, lúc úng lụt, ruộng nào cũng cần tiêu nước; còn Công ty thủy nông cũng phải “biết điều” với cơ quan tài chính để nhận được vốn kịp thời. Trong điều kiện luôn mất cân bằng thu – chi và bội chi ngân sách, lạm phát như hiện nay, việc cấp vốn cho Công ty thủy nông lại càng khó khăn. Công ty thủy nông sẽ không có vốn để tu bổ nạo vét kênh mương, sửa chữa máy bơm, trả tiền điện …
Công ty thủy nông đã từ một doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp thành một cơ quan dịch vụ công mà ta thường gọi là đơn vị sự nghiệp công ích. Hậu quả là tưởng giảm bớt gánh nặng cho nông dân, cho hạt lúa, trên thực tế là tăng chi phí, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh, không kiểm soát được.
+ Giá đất nông nghiệp dù có được xác định trên cơ sở thuận mua vừa bán, cũng rất rẻ, không đủ để “tái định cư” theo đúng nghĩa cho người nông dân mất đất nông nghiệp. Ví dụ giá 500.000đ/m2 đất nông nghiệp nhưng chỉ cần Nhà nước ban hành quy hoạch khu dân cư đô thị hay khu công nghiệp, và ra quyết định giao đất cho nhà đầu tư, chưa cần xây dựng bất cứ một công trình hạ tầng nào, giá đất cũng đã tăng lên 4-5 lần, có thể là 2.000.000đ/m2. Khoản chênh lệch 1,5 triệu đồng này là địa tô cấp sai 2 thuộc sở hữu Nhà nước, bởi do Nhà nước quyết định quy hoạch, nhưng nhà đầu tư lại được hưởng. Lẽ ra, Nhà nước phải dùng khoản thu này, thông qua đấu giá, để “an cư lạc nghiệp” cho nông dân mất đất theo đúng khái niệm “tái định cư” mà cả thế giới quan niệm. Cũng không thể xử lý bằng cách như có chuyên gia kinh tế đề nghị là nhà đầu tư trả một phần tiền mua quyền sử dụng đất của nông dân bằng cổ phiếu công ty của mình, để giải quyết kế sinh nhai cho họ sau khi mất đất. Bởi nông dân không đủ khả năng làm chủ cổ phần hay đồng sở hữu chủ công ty với nhà đầu tư. Rồi thì nông dân cũng phải bán “lúa non” cổ phần của mình như phần lớn công nhân trong các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa mặc dù họ được mua cổ phần với giá ưu đãi. Kinh nghiệm nước Nga hậu Xô – Viết cũng vậy. Nhà nước Nga chia tài sản quốc gia cho mọi công dân bằng coupon, để rồi họ bán rẻ cho các nhà đầu tư, nhanh chóng tạo ra các ông tỉ phú trẻ như Abramovich hay Khodorovski. Nhà nước phải sử dụng khoản địa tô cấp sai 2 do mình tạo ra để đào tạo nghề cho nông dân trẻ và lập quỹ an sinh cho nông dân trung niên, không thể chuyển đổi nghề nghiệp được. Không thể để tình trạng nông dân bán 4.000m2- 5.000m2 đất nông nghiệp mà không đủ tiền mua lại 01 nền nhà 80m2 của chủ đầu tư ngay trên mảnh đất nông nghiệp của mình trước đây.
3- Các nhà hoạch định chính sách cũng ít khi hỏi ý kiến người dân và doanh nghiệp, những người chịu tác động trực tiếp của các chính sách này, và không tính toán khả năng thực thi chính sách của bộ máy công quyền. Điển hình là chuyện cấm xe ba – bốn bánh tự chế và xe Công nông để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong nông nghiệp, xe Công nông cũng như xe Đông phong (Trung Quốc), Kubota (Nhật Bản) đều là loại máy kéo nhỏ dưới 15CV, rất thích hợp cho nền nông nghiệp có qui mô ruộng đất của mỗi nông hộ và diện tích mỗi thửa ruộng rất nhỏ hẹp như Việt Nam, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc. Nó chỉ là máy kéo đa năng, có thể lắp các loại máy nông nghiệp khác nhau, như máy cày-xới, máy gieo hạt, máy bơm nước, máy suốt lúa, và khi lắp rơ-moóc, nó có thể vận chuyển vật tư ra đồng và chở nông sản về nhà, rất thuận tiện. Nếu cấm sử dụng loại máy đa năng này thì làm sao có thể cơ giới hóa nền nông nghiệp Việt Nam? Nhiều nơi, nông dân đã phải khôi phục xe trâu, bò kéo thay thế cho xe Công nông.
***
Giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn chính là áp dụng lý luận phát triển nông thôn bền vững vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sống cả vật chất và tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn. Nội dung của phát triển nông thôn bao gồm 4 quá trình: (i) công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (ii) đô thị hóa; (iii) kiểm soát dân số; (iv) bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, theo những tiêu chuẩn của nền văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa Việt Nam. Thực hiện 4 quá trình này, tỉ lệ dân số và sức lao động nông nghiệp trong tổng dân số và lực lượng xã hội phải giảm tương ứng với tỉ lệ GDP nông nghiệp trong GDP của nền kinh tế. Do đó, phát triển nông thôn bền vững đã bao hàm việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Điều tiên quyết cho sự thành bại của quá trình phát triển nông thôn với 4 nội dung nêu trên là chính sách Nhà nước, khuôn khổ pháp luật về nông nghiệp, nông thôn được hoạch định đúng đắn trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
Vũ Trọng Khải
(Visited 1 times, 1 visits today)