Tiếc thương sinh thái

Bước sang năm 2022, chúng ta nghe thấy và nhìn thấy biến đổi khí hậu ở mọi nơi, cả ở ngoài đời thực, cả trong ngôn ngữ và trong nghệ thuật. Giữa một thế giới nơi tất cả các giọng nói - hay thậm chí là giọng hát - đều gợi nhắc về một thảm kịch toàn cầu đang cận kề, biến đổi khí hậu đã đi vào tâm thức của mọi người và tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần. Một hậu quả đáng chú ý là sự xuất hiện của hiện tượng tâm lí “tiếc thương sinh thái” (ecological grief).

Thuyền umiaq của cư dân bản địa Bắc Cực trước biển băng tan. Ảnh: Kiliii Yuyan

Cụm từ “tiếc thương sinh thái” xuất hiện lần đầu trong một bài viết vào năm 2018 của hai nhà khoa học xã hội Ashlee Cunsolo và Neville R. Ellis, trong đó họ định nghĩa tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước. Những mất mát này có thể đa dạng, ví dụ như sự biến mất của các loài sinh vật hay sự thay đổi ở các cảnh quan quan trọng đối với đời sống tinh thần, song điểm chung là chúng đều do biến đổi khí hậu gây ra và đều khiến tâm trí con người phản ứng tương tự như khi mất người thân. Theo Cunsolo và Ellis, tiếc thương sinh thái là một phản ứng có thể đoán trước được, nhất là ở những cộng đồng vẫn còn sinh sống, làm việc và giữ các mối quan hệ văn hóa mật thiết với môi trường tự nhiên. Hai tác giả này đưa ra hai trường hợp cụ thể: những người Inuit ở miền Bắc Canada và những người làm nghề trồng trọt ở Australia. Lúc được hỏi về sự thay đổi môi trường chóng vánh ở nơi mình sống, cả hai cộng đồng này đều có chung những cảm xúc như nỗi thất vọng, u sầu, hay thậm chí là ý nghĩ muốn tự sát, mặc dù họ sinh sống ở hai nơi hoàn toàn khác nhau về mặt địa lý, phong tục tập quán, và còn bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai hoàn toàn khác nhau.

Trước đây, vào năm 2005, nhà triết học Glenn Albrecht đã tạo ra từ “solastalgia” (tạm dịch là “nỗi luyến tiện nghi”) để miêu tả cảm xúc nhớ nhà ngay cả khi vẫn đang ở nhà bởi môi trường quê nhà đã trải qua các thay đổi nghiêm trọng. Đây là một nỗi nhớ nhà chưa từng có tiền lệ và nghiêm trọng hơn cả lời tâm sự “về Edo mà nhớ Edo” của nhà thơ Nhật Matsuo Basho ở thế kỷ XVII: Basho chỉ hụt hẫng vì quê nhà đã thay đổi, còn một người “luyến tiện nghi” còn thấy quẫn bách và bất lực bởi họ cho rằng môi trường quê nhà – thứ gắn bó với họ suốt bao lâu nay – đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và mỗi cá nhân không có cách nào đảo ngược lại quy trình đó. Chẳng hạn, một người nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long trước lũ lụt và hạn hán ngày càng dâng cao sẽ cảm thấy bất lực và luyến tiếc quá khứ khi cuộc sống của họ còn dễ chịu và điều kiện làm ăn của họ còn phong phú và dồi dào. Trong khuôn khổ của Cunsolo và Ellis, khái niệm “luyến tiện nghi” dường như là biểu hiện dễ nhận dạng nhất của nỗi tiếc thương sinh thái.

Nỗi lo về biến đổi khí hậu và sự chấp nhận tận thế đang cận kề đều là các cảm xúc không hiếm gặp ở những người trẻ ngày nay, nhất là kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Tuy nhiên, nhiều biểu hiện khác của tiếc thương sinh thái không dễ bày tỏ như nỗi luyến tiện nghi. Như bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào khác, nỗi tiếc thương sinh thái ăn sâu vào tâm trí một người và thường xuyên đẩy họ vào trạng thái khủng hoảng hiện sinh. Cunsolo và Ellis ghi nhận câu trả lời của một người Inuit như sau: “Inuit là dân tộc băng biển. Băng biển không còn, làm sao chúng tôi còn là dân tộc băng biển được nữa?” Và những cảm xúc như vậy thực sự cũng chẳng còn xa lạ gì nữa: khi rừng Amazon bốc cháy năm 2019, các tộc người bản địa ở Brazil như người Tenharim, người Guató và người Guaraní đều đã nói rằng họ đang mất hết tất cả và khó có thể gìn giữ được truyền thống văn hóa của mình khi mà cánh rừng quê hương đang bốc cháy ngùn ngụt.

Trong một ví dụ không mấy tương đồng, các nhà sinh học biển nghiên cứu Rạn san hô Great Barrier ở Australia cũng đã ghi nhận mức độ u buồn nghiêm trọng trước cảnh tượng rạn san hô đang dần dần biến mất do biến đổi khí hậu. Khác với người Brazil bản địa, các nhà khoa học này không cảm thấy bản sắc văn hóa của mình bị đe dọa, song họ vẫn trải qua một cuộc khủng hoảng hiện sinh về sự sống còn của các loài sinh vật biển mà họ nghiên cứu và của thế hệ con cháu mình. Trả lời tạp chí Nature năm 2019, nhà sinh thái biển John Pandolfi, người đã nghiên cứu Rạn san hô Great Barrier được 30 năm, thừa nhận: “Tôi chẳng quan tâm nếu thế giới tiếp diễn mà không có con người, nhưng tôi có quan tâm về việc tôi đang trút những nợ nần lên con cái mà tôi chẳng bao giờ trả được.”

Có thể thấy, đối với người ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu – cho dù là cộng đồng địa phương hay là các nhà nghiên cứu thực địa, việc chứng kiến và cảm nhận trực tiếp hậu quả của biến đổi khí hậu đã để lại tác động tâm lý nghiêm trọng, bởi những người này đã lâu ngày gần gũi và gắn bó với môi trường đang bị hủy hoại. Nỗi tiếc thương sinh thái dường như bủa vây lấy họ, khiến việc mở lòng hay yêu cầu giúp đỡ cũng thật khó khăn. Các nhà hoạt động người Mỹ bản địa thường xuyên bị giới truyền thông Hoa Kỳ chỉ trích là “thiếu lý trí” và “không trung lập” vì đã để cảm xúc ảnh hưởng đến công cuộc hoạt động vì môi trường của mình; còn một số nhà khoa học thực địa thì e ngại phát biểu trước công chúng, vì theo lời nhà sinh lý học san hô David Suggett, “thật khó để các nhà nghiên cứu giữ được diện mạo khách quan trong khi biểu lộ rằng họ quan tâm đến những hệ sinh thái mà họ nghiên cứu.”

Bìa album Punisher của Phoebe Bridgers, được tạp chí Esquire miêu tả là “âm nhạc cho tận thế.” Ảnh: Olof Grind

Tiếc thay, sau hàng thập kỷ biết đến mối nguy hại của biến đổi khí hậu, nỗi tiếc thương sinh thái đã bắt đầu ảnh hưởng tới cả người ở hậu phương. Tháng 12/2021, Caroline Hickman và cộng sự công bố một cuộc thăm dò về cảm xúc trước biến đổi khí hậu của 1,000 trẻ em và thanh thiếu niên từ mỗi quốc gia trong tổng số 10 nước Anh, Australia, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Brazil, Hoa Kỳ, Nigeria, Pháp, Phần Lan và Philippines. Trong số những người được hỏi, 59% thấy “rất hoặc cực kỳ lo” về biến đổi khí hậu, và 45% thừa nhận rằng cảm xúc của họ về biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, giới trẻ cũng bị ảnh hưởng ở cả các nước ít hoặc chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu như Pháp (58% “rất hoặc cực kỳ lo”, 35% bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày), Anh (49% “rất hoặc cực kỳ lo”, 28% bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày) và Phần Lan (44% “rất hoặc cực kỳ lo”, 31% bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày).

Một người trẻ đọc những con số này cũng sẽ chẳng ngạc nhiên, bởi nỗi lo về biến đổi khí hậu và sự chấp nhận tận thế đang cận kề đều là các cảm xúc không hiếm gặp ở những người trẻ ngày nay, nhất là kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Tại Hoa Kỳ, một trong những album nhạc có ảnh hưởng vang dội nhất trong giới thanh thiếu niên năm 2020 là Punisher của ca sĩ sinh năm 1994 Phoebe Bridgers, người khắc họa một thế giới u sầu và rối loạn trước khi kết thúc album với lời hát “Cái kết đến rồi” (The end is here) bị cắt đứt bởi những tiếng gào thét. Còn trên các mạng xã hội như Tumblr hay TikTok, hàng loạt người trẻ hưởng ứng “cottagecore”, phong cách thẩm mỹ xoay quanh một lối sống đồng quê được lý tưởng hóa trong đó con người hằng ngày trồng cây, hái nấm và chăn gia súc, vừa thân thiện với thiên nhiên, vừa tách biệt khỏi áp lực và lo âu của cuộc sống hiện đại. Rõ ràng, biến đổi khí hậu không những ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của những người trẻ mà còn đẩy họ tới những phản ứng khác nhau: người thì đối mặt với hiện thực, người thì tìm cách thoát khỏi nó. Một số người trẻ khác thì còn tham gia biểu tình hoặc hoạt động chính trị vì môi trường, tiêu biểu nhất là phong trào bãi khóa vì khí hậu (School Strike for Climate) kể từ năm 2018 của các học sinh, sinh viên ở hơn 150 quốc gia khác nhau.

Tiếc thương sinh thái và các cảm xúc khác do biến đổi khí hậu quả thật đều là các hiện tượng hoàn toàn mới của thế kỷ XXI, song chúng vẫn để lại tác động muôn hình vạn trạng. Như đã thảo luận ở phần trên, những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của những cảm xúc mới này bao gồm các cộng đồng người bản địa, các nhà khoa học thực địa nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong một thế giới nơi sự nhận thức về biến đổi khí hậu đã thẩm thấu vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ngoài ra, trong một thế giới nơi những cộng đồng bên lề xã hội thường phải sống ở những địa điểm có nguy cơ bị biến đổi khí hậu hủy diệt cao hơn, chúng ta cũng phải đề cập tới cả những người nghèo, những người da màu, v.v. Có thể thấy, ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần của biến đổi khí hậu đã lan rộng ra cả nhân loại.

Tiếc thay, sau hàng thập kỷ biết đến mối nguy hại của biến đổi khí hậu, nỗi tiếc thương sinh thái đã bắt đầu ảnh hưởng tới cả người ở hậu phương. Tháng 12/2021, Caroline Hickman và cộng sự công bố một cuộc thăm dò về cảm xúc trước biến đổi khí hậu của 1,000 trẻ em và thanh thiếu niên từ mỗi quốc gia trong tổng số 10 nước Anh, Australia, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Brazil, Hoa Kỳ, Nigeria, Pháp, Phần Lan và Philippines. Trong số những người được hỏi, 59% thấy “rất hoặc cực kỳ lo” về biến đổi khí hậu, và 45% thừa nhận rằng cảm xúc của họ về biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, giới trẻ cũng bị ảnh hưởng ở cả các nước ít hoặc chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu như Pháp (58% “rất hoặc cực kỳ lo”, 35% bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày), Anh (49% “rất hoặc cực kỳ lo”, 28% bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày) và Phần Lan (44% “rất hoặc cực kỳ lo”, 31% bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày).

Một người trẻ đọc những con số này cũng sẽ chẳng ngạc nhiên, bởi nỗi lo về biến đổi khí hậu và sự chấp nhận tận thế đang cận kề đều là các cảm xúc không hiếm gặp ở những người trẻ ngày nay, nhất là kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Tại Hoa Kỳ, một trong những album nhạc có ảnh hưởng vang dội nhất trong giới thanh thiếu niên năm 2020 là Punisher của ca sĩ sinh năm 1994 Phoebe Bridgers, người khắc họa một thế giới u sầu và rối loạn trước khi kết thúc album với lời hát “Cái kết đến rồi” (The end is here) bị cắt đứt bởi những tiếng gào thét. Còn trên các mạng xã hội như Tumblr hay TikTok, hàng loạt người trẻ hưởng ứng “cottagecore”, phong cách thẩm mỹ xoay quanh một lối sống đồng quê được lý tưởng hóa trong đó con người hằng ngày trồng cây, hái nấm và chăn gia súc, vừa thân thiện với thiên nhiên, vừa tách biệt khỏi áp lực và lo âu của cuộc sống hiện đại.

Rõ ràng, biến đổi khí hậu không những ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của những người trẻ mà còn đẩy họ tới những phản ứng khác nhau: người thì đối mặt với hiện thực, người thì tìm cách thoát khỏi nó. Một số người trẻ khác thì còn tham gia biểu tình hoặc hoạt động chính trị vì môi trường, tiêu biểu nhất là phong trào bãi khóa vì khí hậu (School Strike for Climate) kể từ năm 2018 của các học sinh, sinh viên ở hơn 150 quốc gia khác nhau. còn là một vấn đề của một vài cá nhân nhất định nữa.

Ngoài ra, khi hỗ trợ một cộng đồng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quan tâm đến sự tiếc thương sinh thái của họ là không đủ mà còn phải hiểu cả những nỗi đau, những trở ngại khác về lịch sử, văn hóa, xã hội của họ. Không thể chỉ nói đến nỗi tiếc thương sinh thái của những bộ lạc bản địa ở châu Mỹ mà không đề cập tới nạn diệt chủng nhắm đến họ hàng trăm năm nay, hay là việc các tập đoàn nỗ lực vận động hành lang để được khai thác dầu mỏ trên đất của các bộ lạc đó.

Không thể chỉ nói tới nỗi tiếc thương sinh thái của những người trẻ mà không đề cập tới sự kỳ thị tuổi tác, sự thờ ơ và cả sự quan ngại mang tính phô diễn mà các nhà hoạt động trẻ tuổi như Greta Thunberg hay Vanessa Nakate thường xuyên gặp phải chỉ vì các nỗ lực của họ bị đổ cho sự bồng bột của tuổi trẻ. Để đối mặt và đối phó với tiếc thương sinh thái, lo âu sinh thái (eco-anxiety) hay các hiện tượng tâm lý khác mà biến đổi khí hậu gây ra, những diễn ngôn về các vấn đề này cần chuyển hướng từ cá nhân (theo kiểu “điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”) sang các cấu trúc, các hệ thống và các quyền lực khiến cho tổng lượng CO2 mà các núi lửa giải phóng vào bầu khí quyển mỗi năm chỉ bằng 1.8% lượng CO2 mà con người thải ra trong cùng khoảng thời gian đó.

Trong một nghiên cứu gây chú ý về nỗi lo của những người trẻ trước sự không hành động của chính phủ về biến đổi khí hậu, nhóm của Caroline Hickman, giảng viên tại Đại học Bath, Anh đã viết: “Trước khi chúng ta có thể đưa ra cho các thế hệ trẻ một thông điệp hy vọng, trước tiên chúng ta phải thừa nhận những chướng ngại vật cần phải vượt qua.” Nói bao quát hơn, việc gợi ý một tương lai phía trước sẽ chẳng có tác dụng và chẳng thuyết phục được ai nếu như gốc rễ của những nỗi tiếc thương, u sầu và lo âu của con người về biến đổi khí hậu vẫn chưa được giải quyết ở hiện tại.

Ngoài ra, khi hỗ trợ một cộng đồng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quan tâm đến sự tiếc thương sinh thái của họ là không đủ mà còn phải hiểu cả những nỗi đau, những trở ngại khác về lịch sử, văn hóa, xã hội của họ. 

Thật khó mà dự đoán được liệu sẽ có những hiện tượng tâm lý và sinh lý nào khác có thể xuất hiện trong viễn cảnh nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên thêm 1.5°C, hay tồi tệ hơn là 2°C. Tuy nhiên, có lẽ điều cần làm không phải là tìm cách phác họa những tương lai đó. Ngày hôm nay, nhân loại cần đối phó với tiếc thương sinh thái và những nỗi niềm khác về khí hậu, trước hết là bằng việc thừa nhận các cảm xúc này và căn nguyên của chúng, rồi sau đó bắt tay vào cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần để phù hợp với thứ chỉ có thể gọi là một thế giới “kiểu Ovid”1 nơi những thân thể đang và sẽ còn hóa thành các dạng mới.

Tình trạng biến đổi khí hậu do con người đang để lại hậu quả ở cả cấp vi mô và vĩ mô, trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu ở loài thằn lằn anole nâu, màng chân của chúng đang tiến hóa với tốc độ chóng mặt để thích ứng với những mùa bão ngày càng khắc nghiệt, thì ở con người, tâm lý của chúng ta cũng đang biến thiên nhanh không kém, dẫn đến những vấn đề sức khỏe tâm thần mà người ở các thế kỷ trước sẽ chẳng thể nào đồng cảm được. □

—-

1 Một thế gợi nhắc từ câu thơ của nhà thơ Ovid (La Mã): “In nova fert animus mutatas dicere formas corpora”, nghĩa là “Tôi hát về các thân thể chuyển hóa thành các dạng khác nhau.

Albrecht, G. (2005), “Solastalgia: a new concept in health and identity”, PAN: Philosophy Activism Nature, (3), pp. 41-55.

Conroy, G. (2019), “‘Ecological grief’ grips scientists witnessing Great Barrier Reef’s decline”, Nature, 573(7774), pp. 318-320.

Cunsolo, A. and Ellis, N.R. (2018), “Ecological grief as a mental health response to climate change-related loss”, Nature Climate Change, 8(4), pp. 275-281.

Cunsolo, A., Harper, S.L., Minor, K., et al (2020), “Ecological grief and anxiety: the start of a healthy response to climate change?”, The Lancet Planetary Health, 4(7), pp. E261-263.

Hickman, C., Marks, E., Pihkala, P., et al (2021), “Climate anxiety in children and young people and their beliefs about government responses to climate change: a global survey”, The Lancet Planetary Health, 5(12), pp. E863-873.

Tác giả

(Visited 71 times, 1 visits today)