Tìm định nghĩa, tìm cơ chế
Tại Hội thảo "Góp ý xây dựng đề án trình Hội nghị TƯ7 (khóa X) về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" do Ban Tuyên giáo TƯ cùng Bộ KH&CN tổ chức, phần lớn ý kiến đều cho rằng muốn "xây dựng đội ngũ trí thức", trước hết phải bắt đầu từ "định nghĩa trí thức"... Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p.newsindex, li.newsindex, div.newsindex {mso-style-name:newsindex; mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; ms
“Người ta thường nói “trí thức là người sáng tạo”, và ngoài tính sáng tạo ra còn đặc điểm nào khác?” – GS Phạm Mạnh Hùng, Phó trưởng ban Tuyên giáo đặt vấn đề. Theo ông Hùng, “Đảng luôn nhận thức được tầm quan trọng của trí thức, nhưng một cơ chế sử dụng, cơ chế đầu tư cho khoa học, cơ chế đánh giá trí thức trong khoa học công nghệ… vẫn cần phải hoàn thiện”.
Với kinh nghiệm hàng chục năm làm nghiên cứu, giảng dạy đại học, GS Vũ Cao Đàm cho rằng, muốn xây dựng đội ngũ tri thức thì trước hết “phải luật hóa việc sử dụng trí thức”. Từng chứng kiến nhiều cảnh “oái oăm” trong trường đại học, GS Vũ Cao Đàm cho biết: “Chi bộ đảng nhiều khi là nơi kìm hãm trí thức. Có những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu nhưng lại “leo” bằng còn đường đảng bộ. Người ta có thể chèn ép người giỏi chuyên môn bằng cách “bịa” ra hàng loạt các “phong trào” để “dìm” người giỏi. GS Vũ Cao Đàm nêu ví dụ: để đạt danh hiệu “nhà giáo ưu tú” phải có 5 năm là chiến sĩ thi đua. Khá nhiều giảng viên giỏi không được danh hiệu trên vì không thỏa mãn được “tiêu chuẩn phong trào” trên. Tuy nhiên, GS Đàm cũng lưu ý: “Những việc đó không có nghĩa là Đảng không trọng dụng trí thức”.
Cũng theo GS Đàm, muốn xây dựng đội ngũ trí thức, thu hút nhân tài trong thời điểm hiện nay thì các chính sách của nhà nước phải hết sức minh bạch để tạo niềm tin cho trí thức. Trí thức cần nhất minh bạch, còn việc “trọng dụng” trí thức bằng chính sách cũng không khả thi. Bởi muốn thực hiện điều này thì phải bắt đầu từ định nghĩa “trí thức là gì?”, song khó có thể đi đến đồng thuận cho một định nghĩa rạch ròi. GS Đàm nêu ví dụ: Năm 1975, Nhà nước đã có chính sách phân nhà cho “cán bộ khoa học kỹ thuật” là phó tiến sĩ trở lên. Sau nhiều tranh cãi, tiêu chuẩn này được mở rộng cho kỹ sư bậc 3, sau đó là thêm công nhân bậc 6. Kết quả là chỉ một năm sau, chính sách phân nhà này phải bãi bỏ. GS Đàm kết luận: “Không thể xây dựng, đãi ngộ trí thức theo định nghĩa” bởi việc này sẽ lại gây xung đột xã hội. Một biện pháp “đãi ngộ” khả thi hiện nay là trả thù lao theo công việc. Với người làm nghiên cứu khoa học, tốt nhất là “trả thu nhập” theo dự án. Ngoài ra cũng có thể khuyến khích nhà nghiên cứu bằng cách miễn thuế thu nhập từ công việc nghiên cứu.
Còn theo TS Tạ Bá Hưng, Giám đốc Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia thì ở nhiều nước phát triển, vấn đề “định nghĩa thế nào là trí thức” để có cơ chế sử dụng cũng không cần đặt ra. Quan trọng là trọng dụng trí thức trong hoàn cảnh hiện nay như thế nào. Người trí thức không cần đãi ngộ đặc biệt hay “trải thảm đỏ” mà cần một môi trường minh bạch, sòng phẳng. “Người trí thức thực sự sẽ không bao giờ chịu bị trả rẻ” – TS Hưng phát biểu– “Nếu môi trường không thích hợp, họ sẽ tìm cách ra đi”.
TS Hưng cho rằng, không phải đến bây giờ ta mới nhận ra tầm quan trọng của trí thức mà ngay từ K. Marx cũng đã đánh giá cao trí thức. Dân gian cũng có câu “một người lo bằng kho người làm”, “nhân tài là nguyên khí quốc gia”… “Có thể nói, những từ nào hay nhất về trí thức chúng ta đã nói rồi. Nhưng dù có mở hàng trăm hội thảo cũng không thể có một định nghĩa thống nhất thế nào là trí thức”.
Hàng chục năm làm công tác nghiên cứu, nhưng chính TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Bộ Công nghiệp cũng phải “thắc mắc”: Tôi có học vị tiến sĩ, học hàm phó giáo sư từ lâu, nhưng chính tôi cũng thường tự hỏi mình có phải là trí thức hay không? Bởi trong lý lịch, “thành phần gia đình” của tôi là công nhân, nghề nghiệp là “cán bộ”.
Tương tự ý kiến của GS Vũ Cao Đàm, TS Tuất cũng cho rằng việc phân định rạch ròi một “đội ngũ trí thức” để có chế độ ưu đãi riêng sẽ lặp lại sai lầm như của CHDC Đức thời trước: Đã có thời, CHDC Đức có chế độ “đãi ngộ” 800 Mác/năm cho “trí thức” là những người có 2 bằng đại học và phó tiến sĩ trở lên. Kết quả chỉ tạo ra một cuộc chạy đua học hàm học vị. Vì vậy, TS Tuất cho rằng tên của Đề án trình Hội nghị TƯ7 (khóa X) nên là “thúc đẩy tri thức” thay vì “xây dựng đội ngũ trí thức”.
Việc “thúc đẩy tri thức” – theo TS Tuất – trước hết phải từ chống “công chức hóa” và “chuyên nghiệp hóa” trí thức. “Làm công chức thì phải “máy móc”, nhưng trí thức thì không thể máy móc. Người trí thức cần không gian tự do”.
Một đặc điểm của trí thức Việt Nam, theo TS Tuất, là có thể thông thạo rất nhiều lĩnh vực nhưng lại thiếu chuyên môn sâu. Ông nêu ví dụ: Ở một hãng hàng không của Việt Nam, có cô tiếp viên lỡ bấm nhầm nút thang cứu hộ của máy bay, vậy mà toàn ngành không có ai biết cuộn lại chiếc thang đó và phải thuê “chuyên gia” Thái Lan giải quyết với giá hơn chục nghìn USD!
Chỉ ngay trong một cuộc hội thảo cũng đã thấy khó có thể đưa ra ngay một định nghĩa về “trí thức” và “tầng lớp trí thức” cùng chính sách đãi ngộ. Tuy nhiên, theo GS Vũ Đình Cự, chúng ta vẫn tìm hiểu bản chất của trí thức Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay, và điều đó cũng lại cần “truy nguyên” định nghĩa “trí thức”. GS Cự cho biết, khái niệm tầng lớp trí thức (intelligentsia) là một tầng lớp “nằm giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột” khởi nguyên từ Liên Xô, tuy nhiên khái niệm này đã biến đổi, bởi “bất cứ tầng lớp nào cũng có hạt nhân “trí thức” bên trong”. Và ngày nay, trên thế giới, người ta cũng định nghĩa “tầng lớp trí thức” là “intellectuals” với nội hàm rộng hơn thay cho “intelligentsia”. GS Cự đề nghị nên có thành lập một tổ nghiên cứu khái niệm “trí thức” của Việt Nam để có những chính sách đúng đắn để phát huy sức mạnh của đội ngũ ngũ này.
Với kinh nghiệm hàng chục năm làm nghiên cứu, giảng dạy đại học, GS Vũ Cao Đàm cho rằng, muốn xây dựng đội ngũ tri thức thì trước hết “phải luật hóa việc sử dụng trí thức”. Từng chứng kiến nhiều cảnh “oái oăm” trong trường đại học, GS Vũ Cao Đàm cho biết: “Chi bộ đảng nhiều khi là nơi kìm hãm trí thức. Có những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu nhưng lại “leo” bằng còn đường đảng bộ. Người ta có thể chèn ép người giỏi chuyên môn bằng cách “bịa” ra hàng loạt các “phong trào” để “dìm” người giỏi. GS Vũ Cao Đàm nêu ví dụ: để đạt danh hiệu “nhà giáo ưu tú” phải có 5 năm là chiến sĩ thi đua. Khá nhiều giảng viên giỏi không được danh hiệu trên vì không thỏa mãn được “tiêu chuẩn phong trào” trên. Tuy nhiên, GS Đàm cũng lưu ý: “Những việc đó không có nghĩa là Đảng không trọng dụng trí thức”.
Cũng theo GS Đàm, muốn xây dựng đội ngũ trí thức, thu hút nhân tài trong thời điểm hiện nay thì các chính sách của nhà nước phải hết sức minh bạch để tạo niềm tin cho trí thức. Trí thức cần nhất minh bạch, còn việc “trọng dụng” trí thức bằng chính sách cũng không khả thi. Bởi muốn thực hiện điều này thì phải bắt đầu từ định nghĩa “trí thức là gì?”, song khó có thể đi đến đồng thuận cho một định nghĩa rạch ròi. GS Đàm nêu ví dụ: Năm 1975, Nhà nước đã có chính sách phân nhà cho “cán bộ khoa học kỹ thuật” là phó tiến sĩ trở lên. Sau nhiều tranh cãi, tiêu chuẩn này được mở rộng cho kỹ sư bậc 3, sau đó là thêm công nhân bậc 6. Kết quả là chỉ một năm sau, chính sách phân nhà này phải bãi bỏ. GS Đàm kết luận: “Không thể xây dựng, đãi ngộ trí thức theo định nghĩa” bởi việc này sẽ lại gây xung đột xã hội. Một biện pháp “đãi ngộ” khả thi hiện nay là trả thù lao theo công việc. Với người làm nghiên cứu khoa học, tốt nhất là “trả thu nhập” theo dự án. Ngoài ra cũng có thể khuyến khích nhà nghiên cứu bằng cách miễn thuế thu nhập từ công việc nghiên cứu.
Còn theo TS Tạ Bá Hưng, Giám đốc Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia thì ở nhiều nước phát triển, vấn đề “định nghĩa thế nào là trí thức” để có cơ chế sử dụng cũng không cần đặt ra. Quan trọng là trọng dụng trí thức trong hoàn cảnh hiện nay như thế nào. Người trí thức không cần đãi ngộ đặc biệt hay “trải thảm đỏ” mà cần một môi trường minh bạch, sòng phẳng. “Người trí thức thực sự sẽ không bao giờ chịu bị trả rẻ” – TS Hưng phát biểu– “Nếu môi trường không thích hợp, họ sẽ tìm cách ra đi”.
TS Hưng cho rằng, không phải đến bây giờ ta mới nhận ra tầm quan trọng của trí thức mà ngay từ K. Marx cũng đã đánh giá cao trí thức. Dân gian cũng có câu “một người lo bằng kho người làm”, “nhân tài là nguyên khí quốc gia”… “Có thể nói, những từ nào hay nhất về trí thức chúng ta đã nói rồi. Nhưng dù có mở hàng trăm hội thảo cũng không thể có một định nghĩa thống nhất thế nào là trí thức”.
Hàng chục năm làm công tác nghiên cứu, nhưng chính TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Bộ Công nghiệp cũng phải “thắc mắc”: Tôi có học vị tiến sĩ, học hàm phó giáo sư từ lâu, nhưng chính tôi cũng thường tự hỏi mình có phải là trí thức hay không? Bởi trong lý lịch, “thành phần gia đình” của tôi là công nhân, nghề nghiệp là “cán bộ”.
Tương tự ý kiến của GS Vũ Cao Đàm, TS Tuất cũng cho rằng việc phân định rạch ròi một “đội ngũ trí thức” để có chế độ ưu đãi riêng sẽ lặp lại sai lầm như của CHDC Đức thời trước: Đã có thời, CHDC Đức có chế độ “đãi ngộ” 800 Mác/năm cho “trí thức” là những người có 2 bằng đại học và phó tiến sĩ trở lên. Kết quả chỉ tạo ra một cuộc chạy đua học hàm học vị. Vì vậy, TS Tuất cho rằng tên của Đề án trình Hội nghị TƯ7 (khóa X) nên là “thúc đẩy tri thức” thay vì “xây dựng đội ngũ trí thức”.
Việc “thúc đẩy tri thức” – theo TS Tuất – trước hết phải từ chống “công chức hóa” và “chuyên nghiệp hóa” trí thức. “Làm công chức thì phải “máy móc”, nhưng trí thức thì không thể máy móc. Người trí thức cần không gian tự do”.
Một đặc điểm của trí thức Việt Nam, theo TS Tuất, là có thể thông thạo rất nhiều lĩnh vực nhưng lại thiếu chuyên môn sâu. Ông nêu ví dụ: Ở một hãng hàng không của Việt Nam, có cô tiếp viên lỡ bấm nhầm nút thang cứu hộ của máy bay, vậy mà toàn ngành không có ai biết cuộn lại chiếc thang đó và phải thuê “chuyên gia” Thái Lan giải quyết với giá hơn chục nghìn USD!
Chỉ ngay trong một cuộc hội thảo cũng đã thấy khó có thể đưa ra ngay một định nghĩa về “trí thức” và “tầng lớp trí thức” cùng chính sách đãi ngộ. Tuy nhiên, theo GS Vũ Đình Cự, chúng ta vẫn tìm hiểu bản chất của trí thức Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay, và điều đó cũng lại cần “truy nguyên” định nghĩa “trí thức”. GS Cự cho biết, khái niệm tầng lớp trí thức (intelligentsia) là một tầng lớp “nằm giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột” khởi nguyên từ Liên Xô, tuy nhiên khái niệm này đã biến đổi, bởi “bất cứ tầng lớp nào cũng có hạt nhân “trí thức” bên trong”. Và ngày nay, trên thế giới, người ta cũng định nghĩa “tầng lớp trí thức” là “intellectuals” với nội hàm rộng hơn thay cho “intelligentsia”. GS Cự đề nghị nên có thành lập một tổ nghiên cứu khái niệm “trí thức” của Việt Nam để có những chính sách đúng đắn để phát huy sức mạnh của đội ngũ ngũ này.
Việt Anh
(Visited 1 times, 1 visits today)