Top những thủ đô đáng sống nhất trên thế giới
Theo điều tra chất lượng mức sống năm 2011 do tạp chí Mercer đưa ra thì thành phố Vienna, Áo có mức sống cao nhất trên thế giới. Nước Đức và Thụy Sỹ mỗi nước có tới 3 đại diện trong top 10 thành phố được xếp hạng cao nhất, lần lượt ở Đức là Munich ( thứ 4), Dusseldorf ( thứ 5), Frankfurt ( thứ 7).
Tại Thụy Sỹ, có thành phố Zurich ( thứ 2), Geneva ( thứ 8), Bern ( thứ 9). Các thành phố còn lại là Auckland (New Zealand, thứ 3), Vancouver ( Canada, thứ 5). Copenhagen (Đan Mạch) và Sydney (Australia) chia nhau vị trí thứ 9 và thứ 11. Đáng tiếc trong bảng xếp hạng này, các thành phố của nước Anh và Mỹ không được đánh giá cao, thành phố London (nước Anh) chỉ đứng ở vị trí thứ 38, ở Mỹ là thành phố Honolulu (số 29).
Cũng theo đánh giá này, hầu hết những thành phố có mức sống tồi nhất trên thế giới hầu hết nằm ở châu Phi bao gồm Khartoum ( Sudan, vị trí 217), Port- au- Prince (Haiti, 218), N’ Djamena ( Cộng hòa Chad, 219), Bangui ( Cộng hòa Nam Phi, 220). Do ảnh hưởng nhiều của chiến tranh, thủ đô Baghdad ( 221), Irac đứng ở vị trí thấp nhất.
Công ty Mercer tiến hành khảo sát với mục tiêu giúp cho cho chính phủ các nước và các công ty đa quốc gia trên thế giới có cái nhìn đúng đắn và những chính sách phù hợp khi đầu tư cho một thành phố nào đó. Đánh giá tiêu chí chất lượng sống sẽ cung cấp những thông tin và các khuyến cáo có giá trị đối với từng thành phố. Bảng xếp hạng được thực hiện qua việc tính điểm dựa trên một thành phố lấy làm chuẩn là NewYork với mức điểm cơ sở là 100.
Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát riêng biệt, xác định những thành phố an toàn nhất trên thế giới dựa theo mức ổn định nội bộ, mức độ tội phạm, hiệu quả thực thi pháp luật và quan hệ quốc tế của các nước được diễn ra. Thành phố Luxembourg đứng đầu, tiếp sau là thành phố Bern (Thụy Sỹ), Helsinki, Zurich, Vienna, Geneva, Stockhom là những vị trí tiếp theo. Không có gì thay đổi khi các thành phố ở châu Phi vẫn nằm trong top dưới cùng về mức độ an toàn, thành phố Baghdad tiếp tục nằm ở vị trí áp chót bảng xếp hạng với những cuộc giao tranh diễn ra liên miên.
Theo chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Mercer, Slagin Parakatil cho biết, các thành phố châu Âu sẽ vẫn tiếp tục dẫn đầu danh sách này bởi họ được thừa hưởng điều kiện cơ sở vật chất cao cấp, hiện đại nhất. Cùng với đó là những điều kiện về mức độ bảo trợ xã hội, chăm sóc y tế, phương tiện giải trí…Nhưng những năm trở lại đây, cuộc khủng hoảng kinh tế và nợ công ở châu Âu đẩy tình trạng thất nghiệp lên cao, những thể chế chính trị lung lay một cách đáng kể làm cho những vị trí này có thể thay đổi trong tương lai.
39 tiêu chí đánh giá chi tiết nằm trong 10 nhóm tiêu chí đánh giá của Mercer đưa ra bao gồm:
– Môi trường chính trị và xã hội (Ổn định chính trí, mức độ tội phạm, thực thi pháp luật…)
– Môi trường đầu tư kinh tế (Quy đổi tiền tệ, dịch vụ ngân hàng…)
– Môi trường văn hóa – xã hội (Kiểm duyệt, tự do cá nhân…)
– Y tế và vệ sinh môi trường (Vật tư y tế, mức độ lan truyền các bệnh truyền nhiễm, nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải, ô nhiễm không khí…)
– Giáo dục (Theo tiêu chuẩn quốc tế)
– Dịch vụ công cộng và giao thông vận tải (Điện, nước, giao thông công cộng, tình trạng tắc nghẽn giao thông…)
– Giải trí (Nhà hát, rạp chiếu phim, thể thao…)
– Các mặt hàng tiêu dùng (Mặt hàng thực phẩm…)
– Nhà ở (Đồ dùng gia đình, nội thất, dịch vụ bảo trì…)
– Môi trường tự nhiên (Khí hậu, thiên tai)
Duyên Anh
Lược dịch theo http://www.mercer.com/qualityoflivingpr#city-rankings)