Trung Quốc cấy đảo trong vùng biển tranh chấp để củng cố yêu sách của mình
Ảnh thám sát của Philippines cho thấy Trung Quốc đã và đang chuyển cát tới các rạn san hô và bãi cát ngầm để làm tăng thêm một số đảo mới cho quần đảo Trường Sa (ảnh bên), trong cái mà các quan chức ngoại giao gọi là một nỗ lực mới để mở rộng dấu chân của Trung Quốc ở biển Đông.
Việc xây dựng đảo đã báo động Việt Nam, Philippines và các nước Đông Nam Á khác cũng có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Từ tháng 4, Philippines đã đưa đơn phản đối việc TQ cải tạo đất tại hai rạn san hô. Tháng này, Tổng thống Philippines, Benigno S. Aquino III, chỉ trích các di chuyển của tàu TQ mà ông nói có thể dính dáng vào việc xây dựng đảo tại hai địa điểm khác.
Hành động của TQ cũng làm các quan chức cấp cao của Hoa Kì lo ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trách TQ về “các hoạt động cải tạo đất tại nhiều địa điểm” trong biển Đông tại một hội nghị an ninh gây tranh cãi ở Singapore vào cuối tháng 5.
Những người chỉ trích nói rằng các đảo này sẽ cho phép TQ đặt các trạm công nghệ giám sát và tiếp tế tốt hơn cho các tàu của chính phủ. Một số nhà phân tích nói rằng quân đội TQ đang nhắm đến một bàn đạp trong quần đảo Trường Sa như là một phần của chiến lược dài hạn triển khai sức mạnh xuyên suốt Tây Thái Bình Dương.
Từ tháng Giêng năm 2014, TQ đã xây dựng ba hoặc bốn đảo, dự đoán là khoảng 20-40 acre (1 acre ≈ 4048 m²) mỗi đảo, một quan chức phương Tây cho biết. Ông nói thêm rằng dường như có ít nhất một cơ sở dành cho mục đích quân sự, và các đảo mới này có thể được sử dụng để tiếp tế cho tàu bè, kể cả các tàu tuần tra biển của TQ. |
Có lẽ cũng quan trọng không kém, các đảo mới này có thể cho phép TQ yêu sách vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí cho mỗi đảo, điều này được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Philippines đã lập luận tại tòa án quốc tế rằng TQ chỉ chiếm đóng các đảo đá và rạn san hô chứ không phải các đảo thực sự có đủ tiêu chuẩn hưởng vùng đặc quyền kinh tế.
“Bằng cách tạo ra dáng vẻ của một đảo, TQ có thể đang tìm cách tăng cường giá trị các yêu sách của mình,” M. Taylor Fravel, một nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nói.
TQ nói rằng họ có quyền xây dựng trong quần đảo Trường Sa vì đó là lãnh thổ của TQ. “TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói hồi tháng trước, dùng tên tiếng Trung cho quần đảo Trường Sa. Các quan chức TQ cũng cho rằng Việt Nam và Philippines đã xây dựng nhiều kiến trúc trong khu vực tranh chấp hơn TQ, vì vậy TQ cũng tự do theo đuổi các dự án của mình.
Nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng các nước kia không xây dựng đảo, mà nói chung họ chỉ dựng các kiến trúc trước năm 2002, năm TQ và 9 nước Đông Nam Á kí Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông. Một điều khoản trong Tuyên bố này nói rằng các bên phải “thực hành tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động” có thể làm leo thang căng thẳng và phải ngưng đưa người tới sinh sống ở bất kì thể địa lí nào đang không có người ở.
Mặc dù thỏa thuận này là không ràng buộc và không nói rõ ra là cấm xây dựng trên các đảo hoặc tạo ra những đảo mới, một số nhà phân tích nói rằng các hoạt động này cũng bao hàm trong đó.
“Họ đang làm thay đổi hiện trạng,” Carlyle A. Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales ở Australia nói. “Họ chỉ làm tăng căng thẳng.”
Từ tháng Giêng năm 2014, TQ đã xây dựng ba hoặc bốn đảo, dự đoán là khoảng 20-40 acre (1 acre ≈ 4048 m²) mỗi đảo, một quan chức phương Tây cho biết. Ông nói thêm rằng dường như có ít nhất một cơ sở dành cho mục đích quân sự, và các đảo mới này có thể được sử dụng để tiếp tế cho tàu bè, kể cả các tàu tuần tra biển của TQ.
Tháng trước, các bản phác kĩ thuật số của các cấu trúc dự kiến cho quần đảo Trường Sa được lưu hành trên các trang web tin tức của TQ, kể cả trên trang thời báo Hoàn Cầu (Global Times), tờ báo trực thuộc tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản. Các bản phác thảo, dưới nhãn là một nghiên cứu, cho thấy một đảo mới với các bến chuyển hàng, bãi đỗ xe và một sân bay với đường băng, máy bay và nhà chứa máy bay. |
Tháng trước, TQ khiến khu vực và Washington báo động khi một công ti dầu nhà nước đặt giàn khoan dầu thăm dò ở về phía bắc trong vùng biển Đông, cạnh quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp gần Việt Nam. Giàn khoan kích động xung đột ngoại giao và các cuộc biểu tình bạo lực chống TQ tại Việt Nam.
Nhưng việc xây dựng đảo “thì lớn hơn giàn khoan dầu nhiều”, một quan chức phương Tây, đề nghị giấu tên để tránh các cuộc thảo luận ngoại giao khó chịu nói. “Những đảo này mọc ra rồi nằm luôn ở đấy.”
Các quan chức nói rằng đá Gạc Ma (Johnson South Reef), nơi TQ chiếm lấy vào năm 1988, là chỗ phát triển nhất trong quần đảo này cho đến nay. “Bây giờ đó là đảo Gạc Ma; không còn là đá Gạc Ma nữa”, quan chức phương Tây nói. Các quan chức Philippines công bố không ảnh hồi tháng trước cho thấy nhiều kiến trúc và một con tàu lớn.
Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết trong một tuyên bố bằng email rằng Việt Nam có chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và rằng “TQ đã và đang thực hiện các hoạt động mở rộng và xây dựng bất hợp pháp” xung quanh đá Gạc Ma và các địa điểm khác thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông nói Việt Nam yêu cầu TQ “ngưng ngay lập tức các hoạt động mở rộng và xây dựng bất hợp pháp” trên rạn san hô này và “rút tàu và các phương tiện ra khỏi khu vực đó.”
Quần đảo Trường Sa bao gồm hàng trăm rạn san hô, đá, bãi cát và đảo san hô nhỏ trải rộng trên 160 000 dặm vuông. Sáu chính phủ có yêu sách chồng lấn trong khu vực. TQ và Việt Nam cũng có yêu sách chủ quyền mâu thuẫn đối với quần đảo Hoàng Sa, ở khu vựcchỗ giàn khoan dầu TQ đang đặt. Cả hai khu vực đều có nhiều hải sản và trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt.
Kim Xán Vinh (Jin Canrong), giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân Dân TQ, cho biết ông tin rằng việc xây dựng trên đá Gạc Ma là “một thử nghiệm kỹ thuật, để xem những điều như thế có thể được thực hiện hay không.” Ông nói nếu TQ muốn thử xây dựng đảo trên quy mô lớn hơn thì một lựa chọn hợp lí sẽ là đá Chữ Thập, khoảng 90 dặm về phía tây đá Gạc Ma.
Tháng trước, các bản phác kĩ thuật số của các cấu trúc dự kiến cho quần đảo Trường Sa được lưu hành trên các trang web tin tức của TQ, kể cả trên trang thời báo Hoàn Cầu (Global Times), tờ báo trực thuộc tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản. Các bản phác thảo, dưới nhãn là một nghiên cứu, cho thấy một đảo mới với các bến chuyển hàng, bãi đỗ xe và một sân bay với đường băng, máy bay và nhà chứa máy bay. Các bài báo cho biết những ảnh này có nguồn từ Công ti Kĩ thuật đóng tàu NDRI tại Thượng Hải. Khi được hỏi về những bản phác thảo qua điện thoại, một phụ nữ tại công ti này cho biết các ảnh này “rất nhạy cảm” và đã bị rút xuống khỏi trang web của công ti. Cô ta từ chối bình luận thêm.
Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), chủ tịch Viện Nghiên cứu biển Đông, một nhóm nghiên cứu liên kết với chính phủ trên đảo Hải Nam, cho biết TQ xây dựng chủ yếu với ý định tăng cường quản lí thủy sản và năng lực cứu trợ nhân đạo của nước này, chứ không nhằm mục đích quân sự.
“Các cơ sở của chúng tôi còn tệ hơn nhiều so với Philippines lẫn Việt Nam”, ông nói. “Bạn thấy rằng Việt Nam thậm chí còn có cả một sân bóng đá nữa.” Lính hải quân Việt Nam và Philippines chơi bóng đá trong ngày 08 tháng 6 trên đảo Song Tử Tây (Southwest Cay), đảo này do Việt Nam kiểm soát. Ông Tồn nói “Điều này rõ ràng có nghĩa là chọc giận TQ”.
Christopher K. Johnson, nhà phân tích chính về TQ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói rằng các động thái gần đây của TQ một phần là để bù đắp cho thực tế rằng trong hơn một thập kỉ quân đội TQ tập trung chủ yếu vào Đài Loan trong khi Việt Nam và Philippines phát triển các cơ sở trên bãi ngầm và các rạn san hô mà họ kiểm soát. Ông cho biết các quan chức quân đội TQ đã nói trong những năm gần đây về việc xây dựng một lực lượng hải quân có thể hoạt động xa hơn cái thường được gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” (những đảo gần với đất liền châu Á bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) để thâm nhập vào “chuỗi đảo thứ hai”, bao gồm Guam và các vùng lãnh thổ xa hơn khác về phía đông.
Phan Văn Song dịch