Vài kiến nghị về nghiên cứu và giáo dục đại học
Trong dịp về nước vừa qua theo lời mời của Bộ GD&ĐT để tham dự IPhO 2008, tôi thấy báo chí trong nước ngợi khen quá mức thành tích của những thí sinh Việt Nam trong kỳ thi đó và coi đó là một dấu hiệu về sự phát triển của trình độ KH nước nhà chẳng thua kém ai.
Đây là một ảo tưởng vô cùng nguy hiểm vì những giải thưởng cao trong những kỳ thi Olympic quốc tế chỉ phản ánh một phần nào sự đào tạo ở cấp 3 của chúng ta không phải là lạc hậu, và có thể nói là tốt nhờ chương trình đào tạo tốt ở những lớp chuyên (nhưng lại hẹp hòi vì sự hiểu biết tổng quát trên đời sống lại thấp so với sự đào tạo ở phương Tây). Nhưng muốn trở thành nhà khoa học, chúng ta không thể ngừng ở mức này (điều này nhiều nhà khoa học trong nước cảnh báo, nhưng dường như chẳng mấy được quan tâm). Trong khi đó, tiếp xúc với một số bậc khoa học lão thành có uy tín lớn và nhiều nhà khoa học có tài năng và tâm huyết với sự phát triển khoa học và giáo dục, họ đã bày tỏ sự lo lắng về trình độ KH&CN của chúng ta tụt hậu ngày càng xa so với ngay một số nước trong khu vực, và về việc chậm cải tổ nền giáo dục đại học nước nhà.
Thực trạng trên theo tôi có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do từ nhiều năm nay chúng ta không có được một chính sách, chiến lược phát triển nghiên cứu và giảng dạy đại học phù hợp với sự phát triển của KT-XH (chúng ta có một số nhà khoa học, quản lý giỏi có thể làm được điều này, nếu được Nhà nước lắng nghe, được trọng dụng), và sự đánh giá thiếu chính xác nhiều lĩnh vực trong hoạt động KHCN (trong quá khứ, một vài nhà lãnh đạo đã vô ý đi sai đường và đã làm gương xấu cho thế hệ trẻ, như chuyện viện sỹ New York!). Có dịp đến thăm những trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc, tôi thấy người ta làm việc rất nghiêm chỉnh, trong khi đó, chúng ta lại mất thì giờ để tranh giành ảnh hưởng không dựa trên tiêu chuẩn khoa học mà qua những tiêu chuẩn ngoài khoa học…
Sự đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học phải dựa vào những tiêu chuẩn quốc tế, những công trình phải có sự tham gia của những hội đồng gồm những nhà khoa học giỏi nước ngoài hay Việt kiều phối hợp với những nhà khoa học có uy tín ở trong nước và phải được công bố trên những tạp chí có tiếng ở nước ngoài không chỉ trong những lĩnh vực nghiên cứu cơ bản mà cả nghiên cứu ứng dụng. Chúng ta đánh giá quá cao những chương trình có giá trị tạm thời, những tổ chức hội nghị quốc tế không đúng và không có ích để giúp nâng cao trình độ khoa học trong nước, như những sự thăm viếng của những nhà khoa học được giải Nobel để cho người trong nước có được cảm tưởng là khoa học chúng ta đã đạt được trình độ cao. Cố nhiên những sự viếng thăm của các nhà khoa học được giải Nobel có tác dụng tốt là giúp và kích thích thế hệ trẻ hướng về nghiên cứu khoa học, nhưng tác dụng hại của nó, ngoài ý muốn của những nhà khoa học được giải Nobel, là làm ru ngủ các nhà quản lý về trình độ khoa học của chúng ta.
Sự đánh giá chính xác công bằng những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học hiện tại trong nước ở các đại học và những viện nghiên cứu qua những đề tài dự án sẽ giúp họ tăng tiền lương bổng và sẽ đem lại sự kích thích hào hứng trong công việc nghiên cứu và giảng dạy. Và để có thể làm tốt được việc này, sự có mặt của các nhà khoa học nước ngoài và Việt kiều trong những hội đồng quản trị và đánh giá dự án là không thể bỏ qua.
Mặc dầu gần đây tôi đã cổ động dùng một số tiền của Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc Gia qua chương trình dự án để kéo những tài năng trẻ Việt Nam ở nước ngoài về phục vụ đất nước về những ngành ít tốn kém vì thế có xu hướng lý thuyết, nhưng chúng ta phải bắt đầu thực thi nghiêm chỉnh một chương trình đầu tư một cách hợp lý những ngành có liên quan đến sự phát triển của kỹ nghệ ở Việt Nam về lý thuyết cũng như thực nghiệm. Đó là một giải pháp tương đối ít tốn kém để nâng cấp trình độ các phòng thí nghiệm và giảng dạy ở đại học.
Chương trình này sẽ kéo về Việt Nam một số tài năng trẻ tuổi để phục vụ đất nước. Nếu Trung Quốc đã thành công kéo về nước họ những tài năng xuất sắc với những số tiền trăm lần lớn hơn, tại sao chúng ta lại không bắt đầu một chương trình khiêm tốn để có thể góp phần tháo gỡ một tình trạng bế tắc ở các đại học và những viện khoa học mà chúng ta không thể chấp nhận được.
Thực trạng trên theo tôi có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do từ nhiều năm nay chúng ta không có được một chính sách, chiến lược phát triển nghiên cứu và giảng dạy đại học phù hợp với sự phát triển của KT-XH (chúng ta có một số nhà khoa học, quản lý giỏi có thể làm được điều này, nếu được Nhà nước lắng nghe, được trọng dụng), và sự đánh giá thiếu chính xác nhiều lĩnh vực trong hoạt động KHCN (trong quá khứ, một vài nhà lãnh đạo đã vô ý đi sai đường và đã làm gương xấu cho thế hệ trẻ, như chuyện viện sỹ New York!). Có dịp đến thăm những trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc, tôi thấy người ta làm việc rất nghiêm chỉnh, trong khi đó, chúng ta lại mất thì giờ để tranh giành ảnh hưởng không dựa trên tiêu chuẩn khoa học mà qua những tiêu chuẩn ngoài khoa học…
Sự đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học phải dựa vào những tiêu chuẩn quốc tế, những công trình phải có sự tham gia của những hội đồng gồm những nhà khoa học giỏi nước ngoài hay Việt kiều phối hợp với những nhà khoa học có uy tín ở trong nước và phải được công bố trên những tạp chí có tiếng ở nước ngoài không chỉ trong những lĩnh vực nghiên cứu cơ bản mà cả nghiên cứu ứng dụng. Chúng ta đánh giá quá cao những chương trình có giá trị tạm thời, những tổ chức hội nghị quốc tế không đúng và không có ích để giúp nâng cao trình độ khoa học trong nước, như những sự thăm viếng của những nhà khoa học được giải Nobel để cho người trong nước có được cảm tưởng là khoa học chúng ta đã đạt được trình độ cao. Cố nhiên những sự viếng thăm của các nhà khoa học được giải Nobel có tác dụng tốt là giúp và kích thích thế hệ trẻ hướng về nghiên cứu khoa học, nhưng tác dụng hại của nó, ngoài ý muốn của những nhà khoa học được giải Nobel, là làm ru ngủ các nhà quản lý về trình độ khoa học của chúng ta.
Sự đánh giá chính xác công bằng những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học hiện tại trong nước ở các đại học và những viện nghiên cứu qua những đề tài dự án sẽ giúp họ tăng tiền lương bổng và sẽ đem lại sự kích thích hào hứng trong công việc nghiên cứu và giảng dạy. Và để có thể làm tốt được việc này, sự có mặt của các nhà khoa học nước ngoài và Việt kiều trong những hội đồng quản trị và đánh giá dự án là không thể bỏ qua.
Mặc dầu gần đây tôi đã cổ động dùng một số tiền của Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc Gia qua chương trình dự án để kéo những tài năng trẻ Việt Nam ở nước ngoài về phục vụ đất nước về những ngành ít tốn kém vì thế có xu hướng lý thuyết, nhưng chúng ta phải bắt đầu thực thi nghiêm chỉnh một chương trình đầu tư một cách hợp lý những ngành có liên quan đến sự phát triển của kỹ nghệ ở Việt Nam về lý thuyết cũng như thực nghiệm. Đó là một giải pháp tương đối ít tốn kém để nâng cấp trình độ các phòng thí nghiệm và giảng dạy ở đại học.
Chương trình này sẽ kéo về Việt Nam một số tài năng trẻ tuổi để phục vụ đất nước. Nếu Trung Quốc đã thành công kéo về nước họ những tài năng xuất sắc với những số tiền trăm lần lớn hơn, tại sao chúng ta lại không bắt đầu một chương trình khiêm tốn để có thể góp phần tháo gỡ một tình trạng bế tắc ở các đại học và những viện khoa học mà chúng ta không thể chấp nhận được.
Trương Nguyên Trân (GS ĐH Bách khoa Paris)
(Visited 1 times, 1 visits today)