5 đổi mới trong nuôi trồng, chế biến thuỷ sản

Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những hình thức sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất trên thế giới và là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong ngành chăn nuôi.

Trang trại nuôi cá tra trong nhà lớn nhất thế giới của Atlantic Sapphire, đã được đầu tư tới nay 32 triệu euro.

Trên một thị trường 140 tỷ USD, các startup về công nghệ hải sản và nuôi trồng thuỷ sản huy động 193 triệu USD trong năm 2016, đánh dấu mức tăng trưởng 271% so với hai năm trước đó gộp lại. Nhóm đổi mới sáng tạo nông công nghệ rất có thể đến từ quốc gia mà chúng ta có thể gọi là “thuỷ công nghệ”.

Tuy nhiên, có nhiều lĩnh vực trong ngành này đang rất cần đổi mới. Hiện nay, theo chuyên gia Michael Helmstetter, người sáng lập và chủ tịch kiêm giám đốc TechAccel, một doanh nghiệp công nghệ và phát triển đầu tư mạo hiểm, giám đốc đối tác của Covenant Animal Health Partners, có năm lĩnh vực hàng đầu gồm phòng bệnh, cung cấp vắc xin, thay thế bột cá, các giải pháp bền vững (trong đó có nuôi khép kín) và quản lý chuỗi cung ứng. Cơ hội to lớn tồn tại cho đến giờ đối với những ai quan tâm đầu tư vào các giải pháp cho các vấn đề nêu trên. Dưới đây là một cái nhìn về các lĩnh vực này và một số công ty tiên tiến đang chú ý đến.

1. Phòng bệnh

Phòng bệnh là một khía cạnh quan trọng trong nuôi trồng thuỷ sản.Nhiệt độ đại dương đang thay đổi và chất lượng nước làm cho động vật và thực vật trở nên căng thẳng và dễ bị bệnh hơn. Tuy nhiên, sự đổi mới sáng tạo trong phòng bệnh đang thiếu thốn so với chăn nuôi trên cạn. Nông dân chăn nuôi trên cạn dễ dàng triển khai hàng chục loại vắc xin và giải pháp phòng ngừa, trong khi nuôi trồng thuỷ sản có ít chọn lựa và nhiều thách thức về đường đưa thuốc vào con vật.Vắc xin vẫn được thực hiện thủ công, và đơn giản là không có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với các trường hợp nhiễm.

Nhiễm rận biển chẳng hạn, là phổ biến và tàn hại ở cá hồi nuôi.Trong khi cá hồi di cư bỏ lại loài ký sinh này khi chúng đi vào vùng nước ngọt, cá hồi nuôi trong nước mặn, và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở gây ra thiệt hại.Các giải pháp quy mô trước đây và hiện nay cho những kết quả không mong muốn.Chẳng hạn, hydrogen peroxid (H2O2) gây căng thẳng cho cá hồi.Thêm một loại benzoate diệt rận cho cá ăn, để lại chất thải độc trong môi trường và chấy rận trở nên kháng thuốc, đòi hỏi liều cao hơn.Những vùng nước ngọt hay nước bị nóng bởi lậm thuốc càng tạo thêm căng thẳng.Có rất ít cơ hội đang nổi lên đối với đổi mới bền vững dành cho vấn đề rất lớn của rận biển. Các cơ hội đó bao gồm sử dụng “cá sạch” như cá bơn Ballan để ăn rận biển trong các vùng nuôi trồng thuỷ sản, các hàng rào vật lý để rải thức ăn bổ sung nhằm tăng cường khả năng phòng nhiễm. Rõ ràng đây là một lĩnh vực tuyệt vọng cho đổi mới sáng tạo hiệu quả và quy mô.

2. Vắc xin uống

Một đổi mới khác trong xử lý phòng bệnh là vắc xin uống, như một thay thế cho tiêm phòng thủ công từng cá thể một tốn nhiều nhân công.Một vài tiến bộ đã có trong việc triển khai các hệ thống tiêm chủng cơ khí, nhưng xử lý căng thẳng vẫn là một vấn đề.Vắc xin uống sẽ là một lợi ích về hiệu quả, dễ sử dụng, và phù hợp với mọi lứa tuổi và kích cỡ của cá (tiêm thủ công không có khả năng).Cho uống làm giảm việc xử lý và gây hại cho cá, có thể được sử dụng nhiều lần khi cá trưởng thành và có thể chứng minh là ít tốn kém hơn, trong khi tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Nghiên cứu các phương pháp cho uống vắc xin đang mở cánh cửa cho cơ hội cải tiến – cụ thể là khả năng xử lý cho mọi kích cỡ và độ tuổi của cá. Đóng gói vi mô, trong đó cá vi hạt hoặc giọt lỏng được bọc bởi một lớp phủ để tạo ra các viên nang nhỏ; và đóng gói sinh học, trong đó các loại thuốc được đưa vào sinh thể vật chủ còn sống và sau đó cho cá ăn, là hai điển hình về hệ thống cung cấp thuốc tốt hơn. Trong lĩnh vực này, có cơ hội để phát triển các vắc xin đột phá được chế tạo cụ thể cho các hệ thống đường miệng, như vắc xin tiểu đơn vị và vắc xin acid nucleic.

Chẳng hạn, ViAqua Therapeutics là một nhóm đáng chú ý làm việc trong các kỹ thuật vi đóng gói. Họ đã phát triển hạt đóng gói RNAi dùng xử lý qua đường miệng một cách hiệu quả để điều trị bệnh do virus. ViAqua đã phát triển các biện pháp để vượt qua các rào cản trong hệ thống tiêu hoá để điều trị RNA hiệu quả hơn.Đây chỉ là một trong nhiều đổi mới nhằm khai thông không gian vắc xin nuôi trồng thuỷ sản.

3. Protein thay thế

Hầu hết thức ăn phụ thuộc vào bột và dầu cá được làm từ các bộ phận cá tái chế. Giàu dưỡng chất, các thức bổ sung này là hệ quả của các đàn động vật đông đúc trên cạn và trên biển (việc sử dụng được chia đều trên cạn và dưới nước) – nhưng đánh bắt cá quá mức khiến cho nguồn cung bị nguy cơ. Với tốc độ nuôi trồng thuỷ sản đang tăng lên, các nguồn cung bột cá truyền thống không có khả năng bắt kịp nhu cầu.

Các giải pháp dựa vào thực vật – như cô đặc protein đậu nành – đang phát triển. Thức ăn tảo là một tuỳ chọn thay thế thú vị và đang phát triển, vì tảo đã là một thành phần tự nhiên trong chuỗi thực phẩm cho cá. Hiện nay, thức ăn tảo chất lượng cao đắt tiền, nhưng tốt cho sức khoẻ và có nhiều đặc tính dinh dưỡng. Có một số công ty đang cải thiện thức ăn tảo và tăng  khả năng tiếp cận, trong đó có Cargill, Knipbio và MicroSynbiotiX. Calysta, một công ty khác, đang tạo ra các protein thay thế trong thức ăn, qua sử dụng một quy trình lên men sáng tạo khí tự nhiên với vi khuẩn sản sinh tự nhiên.

Một lựa chọn thay thế bột cá khác là thức ăn dựa vào côn trùng, cụ thể là dế, giun và ấu trùng ruồi lính đen. Các công ty như Ynsect, AgriProtein, Hexafly và nextProtein đang tìm cách tinh chỉnh bột cá dựa trên côn trùng và tăng quy mô sản xuất để khống chế chi phí.

4. Nuôi trồng thuỷ sản bền vững

Đối diện với các mối đe doạ do đánh bắt quá mức, đại dương nóng lên và chất thải độc hại, những người nuôi trồng thuỷ sản đang tìm cách tăng tính bền vững kinh tế, môi trường và xã hội. Kết hợp kiểm soát chất lượng nước, bảo tồn, sử dụng hiệu quả bột cá và hành vi trách nhiệm với nguồn, là toàn bộ thành phần của phương trình đó.

Chăn nuôi khép kín trên cạn, còn gọi là hệ thống nuôi trồng thuỷ sản tuần hoàn, kết hợp nuôi cá với các kỹ thuật nuôi thuỷ sản khác.Cách tiếp cận đa canh này để nuôi động vật, thực vật và cá, đồng thời tạo ra các hệ sinh thái tự cung tự cấp.Ví dụ, các ao được sử dụng nuôi cá có thể hoạt động như là các nguồn thuỷ lợi tự nhiên cho cây trồng và cung cấp trầm tích cho phân bón giàu dinh dưỡng.

Lợi ích của nuôi trồng khép kín bao gồm: ít sản sinh ô nhiễm, ít tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và giảm lây lan bệnh và các loài xâm lấn. Chẳng hạn, chất thải nitrogen từ cá có thể dùng để sản xuất rau, thảo mộc và cây trồng chất lượng cao và các sản phẩm bổ sung để thúc đẩy lợi nhuận đáng kể. Liên minh các trang trại tuần hoàn ủng hộ dự án Nuôi cá tốt hơn, và các công ty như Atlantic Sapphire đang đi đầu trong các “Bluehouse” tuần hoàn mới dành cho nuôi cá hồi.

5. Blockchain trong nuôi trồng thuỷ sản

Blockchain là một bản ghi số các giao dịch có thể truy cập công khai và không thể mua chuộc được bởi bất kỳ thực thể đơn lẻ nào. Nguyên blockchain là tên gọi của quá trình giao dịch tiền tệ, nhưng có những dấu hiệu nó có thể được dùng để hoán đổi thông tin về nguồn gốc, lịch sử, thu hoạch, chế biến và giao nhận cá, tạo ra một nguồn gốc minh bạch và có thể kiểm chứng của mỗi sản phẩm nuôi trồng đơn lẻ.

Liệu blockchain có đủ tinh vi để xử lý sản lượng 27 triệu tấn cá? Các công ty như Fishcoin đang tiên phong với blockchain để giải quyết sự manh mún của chuỗi cung ứng hải sản. Nếu blockchain trở nên phổ biến, nó có thể thay đổi toàn bộ hạ tầng của chuỗi cung ứng thuỷ sản, tăng thêm tính minh bạch và tính trách nhiệm cần thiết cho hoạt động bền vững.

Đã đến lúc cắn vào aquatech (thuỷ công nghệ)

Nhu cầu aquatech trong nuôi trồng thuỷ sản đã tạo ra cơ hội đầu tư trong các công ty hướng đến giải quyết các vấn đề cộm cán nhất của ngành. Các nhà đầu tư mạo hiểm và các loại nhà đầu tư khác đang lao vào cơ hội. Tìm kiếm các quỹ đầu tư như Aqua-Spark và các nhà tăng tốc nuôi trồng thuỷ sản như Hatch Blue, để tiếp tục nâng cao sự hỗ trợ dành cho đổi mới và các nhóm như InnoSea và SeaFarming Systems, để định hình lại ngành, thông qua các kỹ thuật nuôi cá bền vững và các thiết kế bể nuôi đột phá và kinh tế.

Trần Bích (theo TGHN/Forbes)

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)