Bằng chứng về việc ong nghệ mắc lỗi ghi nhớ như người

Các nhà tâm lý học tại trường đại học Stirling đã thực hiện nghiên cứu chứng tỏ ong nghệ dại có thể mắc các lỗi ghi nhớ tương tự như con người.

Ong nghệ là một đối tượng nghiên cứu đầy thú vị.

Việc nghiên cứu về cách thức hoạt động của não bộ các loài động vật khác có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về não bộ con người.

Kết quả của họ, được đăng tải trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences, mang tên “The constructive nature of memories in insects: bumblebees as a case study” (Bản chất cấu trúc của các ghi nhớ ở côn trùng: các con ong nghệ như một trường hợp nghiên cứu) 1.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, khi nhận được các kích thích, con ong nghệ thường nhớ sai, một thành phần quan trọng của hệ ghi nhớ theo phân đoạn mà theo nhiều nhà tâm lý học là giống con người.

Năm 2023, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Khoa Tâm lý động vật, ĐH London Queen Mary, phát hiện ra ong nghệ có thể quên thông tin cơ bản trong vòng vài phút, mặc dù chúng vẫn có thể đưa ra những quyết định phức tạp 2. Họ rút ra kết luận này sau khi huấn luyện chúng kiếm ăn từ “hoa” trong phòng thí nghiệm – đó là những mảnh nhựa nhỏ màu được dựng trên các lọ thủy tinh, trên đó có những giọt nước đường nhỏ. Trong thí nghiệm này, các con ong nghệ được huấn luyện theo nhiều vòng để nhận ra hoa màu xanh lá cây ngọt hơn hoa màu vàng, hoa màu cam ngọt hơn hoa màu xanh, và cuối cùng khám phá hai bông hoa mới màu vàng và màu cam không có mật để kích thích việc sử dụng hai ký ức riêng biệt.

Kết quả là chỉ sau vài phút, những con ong này mà đã mất hết trí nhớ khi Chúng không thể nhớ bất cứ điều gì về độ ngọt của bất kỳ bông hoa nào.

Trong nghiên cứu mới, các con ong nghệ dại thường được cho tiếp xúc với những vật thể màu sắc ngập trong đường như một dải giấy màu cam hay một que tròn bằng giấy màu cam. Sau một thời gian ngắn, những con ong này thường được tiếp xúc với bốn loại đồ vật – một đã được đưa ra trước đó, một có đặc điểm kết hợp hai đặc điểm của các vật thể đã từng đưa ra trước đó, một chỉ với một đặc điểm của các vật thể đã được đưa ra trước đó, và một hoàn toàn là mới lạ.

Trí nhớ theo phân đoạn

Các con ong sau đó lựa chọn một trong số các vật chất để khám phá với các ăng ten hoặc vòi của nó. Trong suốt một loạt các thử nghiệm ngẫu nhiên, các con ong nghệ thường nhớ để tới vật thể ban đầu mà nó từng tìm kiếm trong đường mía nhưng chúng cũng hay mắc lỗi trong việc lựa chọn khi đứng trước một vật khác biệt về hình dạng hay màu sắc.

Các con ong nghệ cũng mắc lỗi như con người khi thực hiện các nhiệm vụ tương tự. Các lỗi ghi nhớ này là các đặc điểm của một dạng trí nhớ được tin là chỉ có ở con người – trí nhớ phân đoạn – một năng lực để ghi nhớ những sự kiện quá khứ, ví dụ kỳ nghỉ của chúng ta.

TS. Gema Martin-Ordas, người thực hiện nghiên cứu tại trường đại học Stirling, nói, “Với con người, các quá trình tái kết hợp là tối quan trọng để tái thu hồi trí nhớ vẫn được cho là khiến trí nhớ dễ khiến mắc lỗi trong việc kết hợp các thành phần của những tình tiết, sự kiện được lưu trữ.  

“Trong bối cảnh đó, các lỗi liên kết ký ức đều là các hình thức thông thường của những biến dạng ký ức, và các kết quả thể hiện ở đây chứng tỏ bằng chứng của ong một cách tự động khiến tạo ra các lỗi liên kết ký ức.

“Nếu các lỗi liên kết của ong trong các nghiên cứu hiện tại từ sự liên kết các yếu tố về các vật thể đã được ghi nhớ một cách sai lầm, sau đó có thể dẫn đến kết luận là các ghi nhớ của ong được đều có cấu trúc.

“Hoàn toàn hợp lý để chúng ta chờ đợi thấy các dạng lỗi đó có ở ong bởi vì kiểu sống tự nhiên của chúng đã chứa sự mã hóa và các đặc điểm truy hồi từ rất nhiều kích thích, ví dụ như những bông hoa”.

Các quá trình cấu trúc

Các thí nghiệm này được thực hiện trong tháng 6 và 7/2022 với 50 con ong nghệ. Các vật thể mà các nhà khoa học đưa vào thí nghiệm được bày ra với chúng trong những cái ống nhựa trong suốt, và sau thí nghiệm, tất cả đều được thả về tự nhiên.

TS. Martin-Ordas, hiện là giảng viên Khoa Khoa học tự nhiên, trường đại học Stirling cho biết thêm “Các phát hiện đã đề xuất về sự hiện diện của các quá trình cấu trúc trong trí nhớ của ong, dẫu vấn đề này cần phải được nghiên cứu thêm.

Các mô thức sai sót về trí nhớ, như các phát hiện đề xuất trong bài báo, đưa ra một hướng nghiên cứu thú vị để kiểm tra vấn đề trí nhớ theo phân đoạn từ một cách tiếp cận mới mà các quá trình cấu trúc có thể hữu dụng để kết hợp và tái kết hợp các thành phần của sự kiện đã qua, qua đó tưởng tượng ra những sự kiện tương lai.

“Lĩnh vực so sánh trí nhớ theo phân đoạn, do đó, đã tạo cơ hội chín muồi cho việc vượt qua những mô thức đã được thiết lập và những cuộc tranh cãi cũ mèm của chúng ta, và bước vào một pha cấu trúc trưởng thành hơn nữa”.

Thanh Hương tổng hợp

Nguồn: https://www.qmul.ac.uk/media/news/2022/se/how-bumblebees-can-help-us-understand-the-evolution-of-human-memories.html

https://www.stir.ac.uk/news/2024/september-2024-news/researchers-find-evidence-that-bumblebees-make-the-same-memory-errors-as-humans/#:~:text=Psychologists%20at%20the%20University%20of,psychologists%20argue%20is%20uniquely%20human.

——————————————-

1.https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rstb.2023.0405

2.https://elifesciences.org/articles/78525

Tác giả

(Visited 63 times, 1 visits today)