Bằng sáng chế giúp startup tăng cơ hội gọi vốn thành công

Các công ty khởi nghiệp châu Âu có bằng sáng chế hoặc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thường có cơ hội tìm được tài trợ nhiều gấp 10 lần so với các công ty khác, theo một báo cáo của Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu.

Quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy một cách đáng kể năng lực tiếp cận các nguồn tài trợ của các start-up. Các công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thường nhận được vốn mồi nhiều gấp 2,5 lần và có cơ hội nhận vốn tài trợ ban đầu gấp 2,9 lần nếu như đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.

Trong những vòng gọi vốn thông thường, các start-up có đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thường có cơ hội được đầu tư gấp 4,3 lần và những công ty có nộp đơn cấp bằng sáng chế thì có cơ hội nhiều gấp 6,4 lần. Các công ty nào may mắn có cả hai điều này thì cơ hội gọi vốn thành công gấp 10,2 lần.

Sự khác biệt thậm chí còn dễ nhận thấy với các công ty nộp đơn xin bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở cấp độ châu Âu. Nhãn hiệu chứng nhận châu Âu thường liên quan đến mức thành công gọi vốn giai đoạn đầu, nhiều gấp 6,1 lần, trong khi nếu công ty nào có nhãn hiệu chứng nhận cấp quốc gia chỉ nhiều hơn 2,2 lần so với các công ty thông thường. Đó cũng là câu chuyện tương tự xảy ra với các công ty có nộp hồ sơ xin bảo vệ sáng chế cấp châu Âu và quốc gia.

Các công nghệ đổi mới sáng tạo đều ẩn chứa nhiều rủi ro trong quá trình phát triển cũng như thương mại hóa. Đó là một khoảng trống trong tài trợ, bởi các nhà đầu tư tư nhân ở châu Âu đều không muốn rót tiền đầu tư vào những công nghệ chưa được bảo hộ. Trong khi EU đang đề xuất một khung pháp lý để tạo ra một môi trường thân thiện với kinh doanh hơn, báo cáo của Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu đề xuất các chứng nhận về sở hữu trí tuệ như một công cụ hiện hữu có thể thúc đẩy các khoản đầu tư.

Giữa các start-up nhận được vốn mồi, những công ty có một nhãn hiệu chứng nhận hoặc một bằng sáng chế thường nhận được các khoản đầu tư trung bình cao hơn những công ty không hề có một bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nào.

Nghiên cứu này của Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu so sánh các đơn nộp xin cấp bằng sáng chế và bảo hộ nhãn hiệu với thông tin về tài chính của các công ty trên cơ sở dữ liệu Crunchbase.

Các start-up về deep-tech đang phát triển những công nghệ đột phá thì đòi hỏi những mức đầu tư lớn hơn và cần nhiều thời gian mới có được lợi nhuận.

Báo cáo cũng tìm thấy là các công ty có nộp cả đơn bảo hộ bằng sáng chế và nhãn hiệu có cơ hội thành công cao nhất. Cũng như bảo vệ phát minh và thương hiệu, các bằng sáng chế và nhãn hiệu là tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư thấy một start-up sở hữu một công nghệ đổi mới và có khả năng đem đến những sản phẩm và dịch vụ thực sự cho thị trường. Việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ cấp châu Ấu báo hiệu cho các nhà đầu tư là công ty đó có những tham vọng vượt ngoài đất nước mình và có tiềm năng tăng trưởng cao hơn.

Các bằng sáng chế và bảo hộ nhãn hiệu khiến cho các nhà đầu tư thấy an tâm hơn, vì cả hai thứ này đều tồn tại ngay cả khi công ty đã phá sản.

Sở hữu trí tuệ, do đó, là một điểm hấp dẫn lớn, nhất là tại thời điểm khi “đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đã giảm xuống và dự báo sức tăng trưởng giảm đi, báo hiệu sự kết thúc của một kỷ nguyên dễ dàng tiếp cận vốn đầu tư”, báo cáo cho biết.

Với các start-up về deep-tech đang phát triển những công nghệ đột phá thì đòi hỏi những mức đầu tư lớn hơn và cần nhiều thời gian để mới có được lợi nhuận, bằng phát minh, sáng chế và bảo hộ nhãn hiệu có thể giúp thu hút được các nhà đầu tư kiên nhẫn.

Báo cáo cho biết “tạo ra một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dễ tiếp cận cho những công ty đổi mới sáng tạo, mới khởi nghiệp là một phần của giải pháp”, góp phần đưa châu Âu bắt kịp Mỹ khi tài trợ cho các start-up đổi mới sáng tạo.

EU hiện đang trong quá trình cải cách hệ thống cấp bằng sáng chế của mình, bắt đầu với việc tạo ra một Unitary Patent, sáng kiến nhằm giúp các công ty dễ tiếp cận hơn, ít chi phí hơn trong quá trình đề xuất hồ sơ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 25 quốc gia thành viên, mà không phải qua bước xin bảo hộ ở từng quốc gia.

Về tổng thể, 29% các starts-up châu Âu đều nghiên cứu việc nộp đơn xin bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, dẫu có sự khác biệt đáng kể trong từng lĩnh vực. Công nghệ sinh học là lĩnh vực có nhiều đơn xin cấp quyền bảo hộ nhất, với gần một nửa start-up có bằng sáng chế hoặc đăng ký bảo hộ nhãn nhiệu.

Các start-up ở Phần Lan và Pháp có số đơn xin cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lớn nhất, chiếm tới 42% số đơn mỗi quốc gia, theo sau là Đức, Áo 40%, và Italy 39%.

Báo cáo của Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu được phát hành trong sự hiện thành lập một cơ quan mới về bằng sáng chế và công nghệ mới của EPO, nơi trình bày về EPO Deep Tech Finder, một công cụ số giúp các nhà đầu tư tiềm năng dò và truy cập vào các startup đang đưa các phát minh mang tính đột phá ở các lĩnh vực về công nghệ quan trọng ra thị trường.

Đó là những dấu hiệu cho thấy việc gọi vốn giai đoạn đầu ở châu Âu đang trở lại đỉnh cao của mình sau một năm khó khăn, theo bảng xếp hạng mới nhất aVC index, từ công ty đầu tư mạo hiểm AlbionVC. Về tổng thể, với việc khảo sát 86% quỹ đầu tư mạo hiểm, tất cả đều dành cho giai đoạn gọi vốn mồi và vốn giai đoạn đầu, trong quý ba năm 2023, đã lên tới 75% so với quý hai.

Anh Vũ tổng hợp

Nguồn: https://sciencebusiness.net/news/patents/intellectual-property-rights-are-boosting-access-capital-start-ups

https://sciencebusiness.net/news/fifty-years-making-european-unitary-patent-comes-effect

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)