Các fab lab có thể tạo ra các startup

Các fablab có thể chỉ có những thiết bị cơ bản nhưng chúng vẫn có thể tạo ra khác biệt cho một startup giai đoạn đầu đời.

Khái niệm “fab lab” –  xưởng chế tạo quy mô nhỏ phục vụ cho chế tạo kỹ thuật số – đã ra đời tại MIT vào đầu những năm 2000 với ý tưởng là trao quyền truy cập cho chế tạo các thiết bị do máy tính kiểm soát như một máy in số, một máy cắt laser và một thiết bị nghiền, có thể cho phép tạo ra phần lớn mọi thứ. Phổ biến một cách nhanh chóng với các sinh viên MIT, khái nệm này nhanh chóng lan rộng với việc nhiều thành phố đã đưa thêm một fab lab hoặc “không gian chế tạo” cho những hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của mình. Mạng lưới Fab Lab này hiện tại tuyên bố có hơn 1.750 fab lab thuộc hơn 100 quốc gia khắp thế giới tham gia.

Nhiều trường đại học đã thiết lập các fab lab, ban đầu cho các sinh viên làm việc trong khuôn khổ các dự án nghiên cứu mà họ tham gia nhưng với việc mở ra ý tưởng nàyđã tạo ra một cộng đồng đổi mới sáng tạo rộng lớn. Và bất chấp cảm giác vẫn tồn tại là chủ yếu dành cho những người chung sở thích, một số nhà sáng lập công ty khởi nghiệp quan trọng đã từng trưởng thành từ các fab lab trong trường đại học.

Ví dụ như Chris Cieslak, người đã làm việc trong ngành điện gió trong một thập kỷ thiết kế các cánh turbine trước khi quyết định lập công ty khởi nghiệp của riêng mình. Ý tưởng của anh là tạo ra một robot có thể giúp các nhân viên kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa các cánh quạt, một sản xuất có thể làm việc tại độ cao cực lớn và dưới các điều kiện vô cùng thách thức.

Những bước đầu tiên của một robot

Anh tham gia một chương trình thương mại hóa tại Imperial College London, nơi anh nghiên cứu kỹ thuật vật liệu composite và biết một fab lab trong trường, The Advanced Hackspace. Sau đó anh trở thành một “cư dân” của nó, một chương trình cho phép được sử dụng các nguồn lực của fab lab này để được trao đổi các kinh nghiệm chia sẻ với các học viên và giúp cho nơi này được hoạt động như mong muốn.

“Nó cho phép tôi có một chỗ để làm việc và các cơ sở để tạo ra một mẫu thử”, Cieslak kể lại. Anh tạo ra các sản phẩn từ máy in 3D, máy cắt laser cùng với các công cụ điện tử khác.Nhưng những người anh gặp cũng quan trọng không kém. “Tôi là một kỹ sư cơ khí may mắn nhưng còn may mắn hơn là tôi đã phát triển được một robot bằng các kỹ thuật khác như điện tử, phần mềm, vì vậy nó cho phép tôi gặp được những người với các kỹ năng khác có thể giúp tôi nhiều”.

Đó là một nơi đổi mới sáng tạo mở, nơi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ dự án của những người khác, với sự hào hứng. tuy nhiên có điều nơi này cũng có tiềm năng gây ra những phiền toái khi công việc có thể tạo ra tài sản trí tuệ. May mắn thay, Cieslak nhận được một tài trợ của chính phủ trong chương trình Đổi mới sáng tạo Anh (Innovate UK) giúp anh có thể đăng ký được một đề xuất sáng chế. “Một khi sáng chế đã được chấp thuận thì thật dễ dàng để phát triển robot và đưa nó vào không gian của fab lab này”.

Anh cũng biết rằng anh đã xây dựng được mẫu thử của mình tại Hackspace của trường là do giành được tài trợ. “Có vé ở trong rất nhiều loại hộp, và tài trợ cho phép tôi dành hết thời gian cho BladeBUG.” Trường cũng có hỗ trợ cho vấn đề thương mại hóa thông qua Enterprise Lab của mình.

Sau một năm ở Hackspace, BladeBUG đã “đủ lông đủ cánh” để tự tồn tại. “Tôi đã có thể chứng minh là khái niệm này đủ để được chứng minh và hình thành một công ty phù hợp với sản phẩm và thiết bị của mình”, Cieslak nói. Anh rời Imperial với một tài trợ khác của Innovate UK trong túi và đồng nghiệp ở Hackspace của anh là Aksat Shah trở thành chuyên viên công nghệ chín.

Hiện tại BladeBUG đang chuyển từ R&D thuần túy sang phát triển thương mại hóa. “Chúng tôi đang vận hành sớmcác chương trình thử nghiệm và làm nhiều phiên bản thử cho các khách hàng tiềm năng. Vẫn còn nhiều việc phải làm với con robot này nhưng chúng tôi cần làm để đáp ứng yêu cầu của người dùng cuối”.

Các fab lab cho sinh học phân tử

Patrick Torbey đã đạt được thuận lợi với GreenLab, một fab lab đặc biệt tại trường đại học Sorbonne, được thành lập để tạo điều kiện cho sinh viên và những người khác khả năng sử dụng các thiết bị sinh học cơ bản. Anh đã hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh về kỹ thuật chỉnh sửa gene tại trường ĐH Bách khoa Paris và biết rằng mình muốn xây dựng một công ty. Ý tưởng của anh là năng lực vốn có của một số loài thực vật trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm từ không khí có thể dùng để làm cho không khí trong nhà trở nên trong lành hơn.

“Chúng tôi muốn thực hiện một dự án chứng minh khái niệm rất nhỏ và rất đơn giản để chứng minh là có thể làm cái gì đó với thực vật để làm gia tăng năng lực của nó trong việc loại bỏ ô nhiễm dạng hạt từ không khí”, anh kể lại. “Với mẫu thử đó, chúng tôi có thể nói với các nhà đầu tư: đây là những gì mà một người có thể làm trong vài tháng, hãy trao cho chúng tôi nhiều nguồn lực và không gian của chúng ta sẽ trở nên trong lành hơn”.

Vào năm 2018, các nguồn lực cơ sở vật chất của GreenLab không có gì mới hoặc phức tạp. “Đó là những thiết bị rất đơn giản nhưng vẫn có giá trị hàng trăm euro nếu muốn tự trang bị cho chính mình”, Torbey nói. Nó bao gồm một nồi hấp để tinh sạch các dụng cụ và thiết bị khác, một máy ky tâm nhỏ, một bồn nước ấm, một tủ lạnh, một thủ hút khí độc (rất hữu dụng nếu anh muốn cho các cây thử hít khí ô nhiễm trong thí nghiệm), và một máy PCR cơ bản để làm thí nghiệm với DNA. “Có chút ít giới hạ nhưng đủ để làm một số việc nhỏ nhỏ,” anh kể. “Tôi cũng nhận được một khoản tài trợ nhỏ, tôi dùng để mua hóa chất và một số máy móc đặc biệt và một số việc khác”.

Torbey còn nhận được hỗ trợ từ đồng nghiệp, ví dụ mượn được không gian trong phòng thí nghiệm “hàng xóm” để làm nơi trồng các cây đặc biệt của mình. Nhưng đó không phải là những hỗ trợ thông thường từ trường đại học hay doanh nghiệp. nhưng không có hỗ trợ thông thường nào từ trường đại học hay về mặt khoa học hay khía cạnh kinh doanh. “Điều đó cũng ổn. “Đó là một thỏa thuận rất đơn giản, nơi chúng tôi có thể thuê không gian trong vài tháng. Tôi không có thời gian để thảo luận về các mối hợp tác hay các thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ cho những thứ mới chỉ là một ý tưởng trong đầu mình”.

Sau ba tháng, Torbey đã chứng minh được điều mình mong muốn. “Chúng tôi đã có một cái cây nhỏ nhưng có khả năng loại bỏ được một chất ô nhiễm khỏi không khí nhanh một cách đáng kể hơn các loại cây thông thường, và đó là những gì chúng tôi đã thực hiện với sản phẩm mẫu thử của mình”. Anh và Lionel Mora, đồng sáng lập công ty Neoplants đã “khoe” ý tưởng này với các nhà đầu tư tiềm năng và họ đã rót kinh phí đủ để thiết lập một không gian và tuyển dụng nhân viên. Neoplants hiện thời đang ở Viện nghiên cứu Các khoa học cây trồng Paris-Saclay, nơi có một số dự án nghiên cứu hợp tác. “Chúng tôi có 25 người, và chúng tôi đang mở rộng quy mô cực nhanh”.

GreenLab đã lấp đầy một khoảng trống quan trọng cho Neoplants nhưng vẫn cần một số cơ sở giữa cần được triển khai. “Nút thắt cổ chai chính cho các công ty khởi nghiệp sinh học tổng hợp hiện giờ là sự sẵn sàng về không gian để kiểm nghiệm ý tưởng. Nếu có nhiều không gian hơn cho thử nghiệm, có thể có thêm nhiều thuận lợi cho các start-up bước qua giai đoạn chứng minh ý tưởng”.

Nhàn Nguyễn tổng hợp

Nguồnhttps://sciencebusiness.net/news/ecosystem-fab-labs-can-also-make-start-ups

https://www.interregeurope.eu/find-policy-solutions/stories/fab-labs-a-flexible-policy-tool-for-place-based-challenges

———————-

  1. https://bladebug.co.uk/
  2. https://fablab.sorbonne-universite.fr/propos-du-fablab/les-espaces-et-equipements/greenlab
  3. https://neoplants.co/

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)