Các làn sóng công nghệ mới trên thế giới
Chỉ cách đây vài năm, người ta vẫn nghĩ chuyện con người bay được trong một bộ giáp chỉ có thể xuất hiện trong phim. Giờ đây, điều này không chỉ xuất hiện trong phim viễn tưởng nữa mà con người đã thực sự “bay” được trên những chiếc ván bay (hoverboard). Điều này là minh chứng cho việc công nghệ không ngừng phát triển và hiện thực hóa trí tưởng tượng vô cùng của con người. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
Tự động hóa
Tự động hóa là việc tích hợp sử dụng các hệ thống tự động trong chu trình sản xuất hoặc vận hành nhằm giảm thiểu sự can thiệp của con người. Công nghệ tự động hóa đã có mặt trên thế giới từ những năm 1970 và kể từ đó, công nghệ này đã giải phóng sức lao động của hàng triệu công nhân, tăng năng suất lao động, giảm sai sót, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu cho các nhà máy. Trong đời sống, tự động hóa đã tạo ra các tòa nhà “thông minh”, nơi nhiệt độ tự điều chỉnh phù hợp với thời tiết; hệ thống tự động đỗ xe cho chủ phương tiện; hay hệ thống điều hòa và chiếu sáng tự động ngắt khi không có người. Hiện nay, công nghệ này đã và đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam trong các nhà máy và dần xuất hiện trong nhà dân (smarthome).
In 3D
Kĩ thuật in lần đầu xuất hiện trên thế giới vào năm 220 trước CN, và cho đến giờ, người ta vẫn nghĩ in tức là phun mực lên giấy. Ý tưởng về việc “in ra” những vật có đủ chiều rộng, chiều dài và chiều cao đã có từ năm 1980, nhưng bị coi là chuyện viễn tưởng. Ngày nay, ý tưởng in 3D không chỉ trở thành hiện thực mà ứng dụng của nó còn vươn xa hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng, từ xây dựng, thời trang, y học đến các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, máy bay. In 3D đang là một trong những xu hướng phát triển mới của khoa học kỹ thuật. Tính đến hết năm 2014 doanh thu của thị trường máy in 3D trên toàn cầu đạt 3.3 tỉ USD. Tại Việt Nam, máy in 3D đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường với giá thành từ 20.000.000 cho đến hàng trăm triệu đồng.
Nhờ ứng dụng in 3D mà giá thành chân tay giả cho người khuyết tật đã giảm từ hàng ngàn USD xuống còn 100 USD.
Thương mại điện tử
Cho dù số lượng người mua hàng online ngày càng tăng trong 5 năm trở lại đây, thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chưa thực sự bứt phá và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Lý giải cho việc này, chúng ta có thể nhận thấy hạ tầng thương mại điện tử trong nước từ công nghệ, hạ tầng và đặc biệt là phương thức thanh toán còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, trên thế giới, các liên minh thanh toán giữa giới ngân hàng, tài chính và các nhà bán lẻ khiến cho việc mua bán hàng hoá trở nên rất nhanh chóng và thuận tiện. Các công nghệ bảo mật sinh trắc học cũng phát triển vượt trội như bảo mật vân tay hay quét võng mạc. Trước làn sóng này, doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam hẳn sẽ không thể ngồi yên và thị trường này hứa hẹn sẽ có nhiều bùng nổ hơn nữa.
Đón chào làn sóng công nghệ mới của thế giới, Hội chợ Công nghệ Internet of Things và Điện toán đám mây (IOT Fair 2015) sẽ đưa khách tham quan đến với những sáng tạo công nghệ mới nhất trên thế giới. IOT Fair 2015 được tổ chức từ ngày 01 đến 03 tháng 11, tại thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trên quy mô triển lãm 20.000 m2 Đây là Hội chợ chuyên về thiết bị, ứng dụng và dịch vụ công nghệ, quy tụ gần 500 doanh nghiệp và đại học công nghệ trong và ngoài nước đến tham gia trưng bày các sản phẩm điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị giải trí, nghe nhìn số, linh kiện điện tử, công nghệ in 3D, nhà thông minh, dịch vụ Big Data, viễn thông và Thương mại Điện tử. |