Các ông lớn công nghệ Nhật Bản: Từ đối thủ trở thành đối tác

Cách đây một thập kỷ, ít có ai sẽ hình dung một ngày nào đó hai tập đoàn Sony và Panasonic có thể hợp tác với nhau.

Nhưng ngày nay, hai nhà sản xuất ti vi lớn nhất Nhật Bản dường như đang đặt sự cạnh tranh dai dẳng đó sang một bên trong bối cảnh cả hai đều phải vất vả chống đỡ tình trạng thua lỗ do nhu cầu nội địa giảm và sự thống trị toàn cầu của tập đoàn điện tử Samsung từ Hàn Quốc.

Trong thời gian tới, các nhà phân tích cho rằng sẽ xuất hiện nhiều mối hợp tác trong ngành công nghiệp công nghệ ở Nhật Bản, lĩnh vực vốn rất cạnh tranh nhưng đang gặp nhiều khó khăn, một số công ty đã xây dựng quan hệ đối tác với các công ty ở những khu vực khác của châu Á, chẳng hạn như Đài Loan.

Nhật Bản có công nghệ, Trung Quốc có nguồn vốn và thị truờng, và Đài Loan có năng lực quản lý, chi phí sản xuất lại rẻ”, nhận định từ Jason Hsuan, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn công nghệ TPV của Hồng Kông.

TPV là một nhà thầu chính trong sản xuất lắp ráp TV bán cho những nhãn hiệu toàn cầu bao gồm cả Panasonic và Sharp của Nhật Bản hay LG Electronics Inc. của Hàn Quốc và Vizio của Mỹ.

Các đối nước ngoài có thể giúp các công ty Nhật Bản cạnh tranh lại với những gã khổng lồ của Hàn Quốc như Samsung và LG, vốn đã có những khoản đầu tư mạnh mẽ vào cải tiến sản phẩm, marketing và tạo thương hiệu toàn cầu, ông Hsuan nói.

Các thương hiệu điện tử chính của Nhật Bản đang bị phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà thầu sản xuất linh kiện TV cho họ. Hơn một nửa nguồn linh kiện đầu vào trong TV của Sony là từ các nhà sản xuất linh kiện khác, chủ yếu từ tập đoàn công nghiệp Hon Hai Precision của Đài Loan, tên thường gọi là Foxconn.

Panasonic cũng cho biết rằng đang ngày càng dựa vào các nhà sản xuất ở nước ngoài nhưng không rõ là khoảng bao nhiêu  phần trăm.

Đồng yên lên giá đã gây thiệt hại cho các công ty công nghệ Nhật Bản, trong vòng 5 năm qua đã lên giá tới 79% so với đồng won của Hàn Quốc.

Các công ty Nhật đã phải chuyển sang liên doanh với các công ty nước ngoài, như công ty Đài Loan Hon Hai, nhà thầu sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, trong tháng Ba đã đồng ý mua 10% cổ phần công ty Shap vốn đang thua lỗ. Công ty NEC của Nhật Bản và tập đoàn Lenovo (đã lên sàn chứng khoán ở Hồng Kông) năm ngoái đã cùng thành lập một liên doanh chuyên sản xuất máy tính cá nhân.

“Do áp lực tăng trưởng để giảm giá thành ở mọi công đoạn thu mua và sản xuất, những nhà sản xuất Nhật Bản nên tận dụng sức mạnh từ những mối quan hệ với các nhà thầu sản xuất từ nuớc ngoài”, Nobuo Kurahashi, một nhà phân tích từ công ty Bảo hiểm đầu tư Mizuho nói.

Sau việc cả hai bên công bố mức thua lỗ hàng năm lớn chưa từng có, cho đến ngày 21 tháng 3, Sony và Panasonic đã không còn khả năng thực hiện những khoản đầu tư lớn trong rất nhiều lĩnh vực kinh doanh của họ. Sony đã thua lỗ từ 4 năm nay.

Để chia sẻ thông tin về chi phí cho phát triển và thương mại hoá công nghệ mới, họ đã cùng nhau thảo luận về phát triển và sản xuất dòng TV OLED (TV có hệ thống đi-ốt phát quang hữu cơ) có thể mỏng hơn những TV màn hình tinh thể lỏng hiện nay.

Sony đã từng dẫn đầu với việc đưa ra chiếc TV OLED đầu tiên vào năm 2007, một chiếc ti vi nhỏ xíu chỉ có 11 inch, nhưng họ không có khả năng giảm giá thành sản xuất để đưa ra loại TV có màn hình lớn hơn.

Panasonic cũng đang nghiên cứu màn hình OLED, nhưng chưa có được kế hoạch cụ thể nào cho việc ra mắt TV OLED.

Samsung và LG đã đầu tư mạnh tay vào công nghệ tương tự và đang đều độc lập chuẩn bị cho ra TV OLED vào cuối năm nay. Samsung nói rằng TV loại này sẽ được bán với giá từ 9,400 USD, tương đương với các mẫu LCD hiện nay, và họ sẽ mở rộng sản xuất để dần hạ giá thành – có thể phải mất vài năm. Điều đó sẽ giúp Sony và Panasonic có thêm thời gian để chuẩn bị trước khi OLED trở thành xu thế mới.

Nguyễn Thu Quỳnh (dịch)

Nguồn:
ttp://blogs.wsj.com/deals/2012/05/21/japans-tech-rivals-learn-to-cooperate/

Tác giả