Cây cối mang lợi ích đến cho xã hội, bất kể nguồn gốc
Cây trồng ở các không gian đô thị góp phần đem lại vô số các dịch vụ sinh thái: giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn, mở ra môi trường sống và sự chở che cho nhiều loài sinh vật, làm giảm xói mòn trong những đợt mưa lớn... Chúng cũng đem lại nhiều cơ hội cho con người thư giãn, làm loãng đi sức nóng đô thị và cung cấp cả không gian lẫn cảm xúc về nơi chốn.
Cây dẻ (Aesculus hippocastanum) trên Promenade de la Treille ở Geneva là cây phi bản địa nhưng chúng cũng đem lại vẻ đẹp và bóng râm. Thêm vào đó, chúng mang ý nghĩa biểu tượng cho không gian này vì những bông hoa của chúng báo hiệu mùa xuân đến. Nguồn: UNIGE/SCHLAEPFER
Tuy nhiên song song với đó, chúng ta cũng phải tính đến mặt khác của nó, đó là cây có thể là một nguồn dẫn đến dị ứng, tăng chi phí chăm sóc và nguyên nhân của một số tai nạn hoặc sự đe dọa đến đa dạng sinh học bản địa nếu như có sự xuất hiện của cây từ vùng khác tới.
Điểm cuối này là chủ đề của một cuộc tranh cãi vẫn còn chưa ngã ngũ: việc đưa các loài vào các dịch vụ sinh thái và đa dạng sinh học. Các nhà khoa học môi trường từ trường đại học Geneva (UNIGE) trong hợp tác với Vườn thực vật và Bảo tồn thành phố Geneva – đã phân tích một cơ sở dữ liệu lớn về cây trong vùng Geneva,và đánh giá một cách có hệ thống các dịch vụ và những phiền phức phát sinh từ chúng. Kết quả của nghiên cứu “Quantifying the contributions of native and non-native trees to a city’s biodiversity and ecosystem services”, được xuất bản trên tạp chí Urban Forestry & Urban Greening, chứng tỏ phần lớn các loài cây ở Geneva không phải loài bản địa, và chúng góp phần vào các dịch vụ sinh thái cho các không gian đô thị ở Geneva, bất kể chúng từ đâu tới.
Các cây góp phần đem lại chất lượng môi trường và cuộc sống của con người. Các chuyên gia môi trường sử dụng “cách tiếp cận dịch vụ sinh thái” để đánh giá những đóng góp này của cây. Các loài cây còn đem đến những bất lợi cho cả tự nhiên và con người, nhất là mối nguy từ việc đưa các loài du nhập vào hệ sinh thái bản địa. Martin Schlaepfer, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Khoa học môi trường ở UNIGE và là tác giả thứ nhất của nghiên cứu, cho rằng “Có một cuộc tranh cãi mang tính triết học liên quan đến vấn đề này đang nổ ra. Chúng ta có phải chỉ khuyến khích việc trồng các cây bản địa và cấm – hoặc ít nhất là đặt giới hạn lên – những loài du nhập? Trong số tất cả những loài được du nhập vào những khu vực đô thị, chỉ có 5% là tiềm năng có vấn đề, như cây thiên đường/xú xuân (Ailanthus altissima) mọc ở một thị trấn cổ ở Geneva. Nhưng chúng ta phải làm gì với 95% cây phi bản địa và chúng ta phải đánh giá chúng như thế nào?”
Trong nỗ lực trả lời những câu hỏi này, các chuyên gia môi trường của UNIGE và thành phố Geneva phân tích cơ sở dữ liệu của các loài cây tìm thấy trong khu vực đô thị và vùng bán ngoại vi đô thị của toàn bộ bang Geneva, tất cả những loài sống đơn lẻ hoặc các cây tụ tập thành rừng.
Các dịch vụ sinh thái và điểm lợi đã được phân tích trên từng loài, cả cây bản địa và phi bản địa. Trong vòng bốn năm nghiên cứu một cách cẩn trọng, 911 loại cây khác nhau đã được ghi nhận, và kết quả là một số lượng lớn các loài phi bản địa với 90%. Đây là một tỉ lệ khác thường cho một thành phố, nơi khu vườn thực vật hiện tại cùng với những khu vườn thực vật cũ ở Parc des Bastions – với hơn 700 loài ngoại lai – đóng góp vô cùng lớn vào sự đa dạng sinh thái.
Loài phi bản địa thích nghi với môi trường đô thị
Phân tích về các dịch vụ sinh thái cho thấy cây mang lại lợi ích, bất kể nguồn gốc của chúng từ đâu. Dĩ nhiên, có một số biệt lệ: “Ba loài xâm lấn đã được nhận diện, và chúng cũng có những vấn đề tiềm năng khi mọc tại những khu vực ngoại vi thành phố. Nhưng chính môi trường thành phố đã khiến nguy cơ nhân giống đó thấp hơn và chúng tôi ghi nhận cách chúng góp phần làm cuộc sống tốt hơn.
Một số loài phi bản địa đã phát triển ở nhiều công viên trong nhiều thế kỷ, như cây tuyết tùng và cây tiêu huyền nhập khẩu từ Bắc Phi trong thế kỷ 16 và 17 vì giá trị thẩm mĩ của chúng, khả năng kháng bệnh và tán lá luôn xanh tươi của chúng. Hiện tại chúng là một phần của di sản văn hóa Geneva. Thêm vào đó, chúng có khả năng sống sót trong môi trường đô thị, nghĩa là chúng có thể giúp giảm sức nóng đô thị và giảm bớt ô nhiễm không khí. Phải có cảnh báo khi trồng cây không phải là cây bản địa nhưng chúng cũng có thể có vai trò lợi ích rõ ràng trong bối cảnh hiện tại”, Martin Schlaepfer nhấn mạnh.
Khuyến khích và thảo luận
Nghiên cứu của các nhà khoa học Geneva là nghiên cứu đầu tiên thuộc dạng bao gồm phân tích trên diện rộng về các dịch vụ sinh thái cũng như xét đến các loài bản địa và phi bản địa. “Các loài du nhập được thống kê trong cơ sở dữ liệu của nhiều quốc gia khác có những mối nguy hiểm tiềm năng nhưng khi thực hiện các đo lường về trạng thái đa dạng sinh học của một quốc gia, nhìn chung chúng thường bị bỏ qua”.
Nghiên cứu của UNIGE đã cho thấy những loài đem lại các giá trị to lớn và chúng phải được tích hợp vào các loài chỉ thị về đa dạng sinh thái và dịch vụ sinh thái. “Khí hậu đang có những thay đổi sâu sắc, với những dự đoán về vĩ độ chỉ dấu là trong vòng 50 đến 100 năm sau, ví dụ như vậy, tương đương với tuổi thọ của cây lớn – khí hậu ở Geneva sẽ giống như miền nam nước Ý. Điều đó nghĩa là chúng ta phải có tư duy mở với ý tưởng các loài du nhập ngày nay, vốn có khả năng chống chịu với các điều kiện khí hậu hiện tại và tương lai”, tiến sĩ Schlaepfer kết luận.
Thanh Nhàn dịch
Nguồn: https://phys.org/news/2020-10-trees-benefits-society.html