Chiến lược mới sẽ giúp thu hút tài năng quốc tế cho Đông Âu

Thay đổi trong cách tiếp cận để thiết kế chương trình giúp các quốc gia nhỏ ở châu Âu thu hút được nhiều nhà khoa học từ bên ngoài hơn và bổ sung nhân lực cho các nhóm nghiên cứu.

Cải thiện các quy định trong tuyển dụng và quản lý thành viên quốc tế trong các nhóm nghiên cứu và đơn vị nghiên cứu sẽ giúp các cơ sở nghiên cứu ở khu vực Trung và Đông Âu tăng cường sự đa dạng, thúc đẩy các chiến lược nhân lực dựa trên nhân tài và thu hút tài năng khắp châu Âu.

Những cải thiện đó sẽ được thể hiện một cách rõ rệt trong hiệu suất nghiên cứu đỉnh cao, theo lời Eliška Handlířová, người đứng đầu văn phòng quản lý Viện Công nghệ Trung Âu (CEITEC) ở CH Czech.

Hai năm trước, CEITEC chấp thuận một chính sách tuyển dụng mới khi đòi hỏi người phụ trách nhân lực phải được phép tham gia mọi quy trình tuyển dụng. Sự thay đổi này trao cho Handlířová quyền truy cập vào dữ liệu và từ đó, cô có thể đánh giá được có bao nhiêu người đã nộp hồ sơ ứng tuyển, họ là ai và họ đến từ đâu.

Handlířová còn là một nhà khoa học xã hội đã được tuyển dụng cho một kế hoạch về bình đẳng giới ở CEITEC. Viện nghiên cứu này là một trong những tổ chức đầu tiên ở Czech có một vị trí như vậy và trước yêu cầu do Ủy ban châu Âu đưa ra để các nơi nộp hồ sơ xin tài trợ của chương trình Horizon Europe chứng minh là cơ sở của họ quan tâm đến bất bình đẳng giới. Handlířová sau đó quyết định ở lại để giúp viện này nhận diện được các vấn đề rộng hơn với thực tiễn tuyển dụng của mình.

Viện nghiên cứu này là nỗ lực của CH Czech trong việc xây dựng một hệ sinh thái KH&CN dựa trên những tiêu chuẩn của phương tây. So sánh với những viện nghiên cứu ở Đông Âu và Tây Âu, Handlířová cho là “CEITEC đứng ở đâu đó giữa các cơ sở nghiên cứu này”.

CEITEC là một phần của Alliance4Life, một nhóm gồm 12 viện nghiên cứu khoa học sự sống từ 11 quốc gia ở Trung và Đông Âu. Alliance4Life hi vọng họ có thể làm việc cùng nhau và một bộ sưu tập chung để quản lý và chuyển đổi các viện nghiên cứu, do đó sẽ cải thiện hiệu suất nghiên cứu và gia tăng cạnh tranh với những người nộp hồ sơ xin tài trợ của châu Âu.

Các nhà nghiên cứu ở các quốc gia gia nhập châu Âu sau năm 2004 chỉ nhận được một tỉ lệ nhỏ trong số nguồn tài trợ thông qua những chương trình nghiên cứu khung của Ủy ban châu Âu. Trong giai đoạn 2014 và 2020, các quốc gia này đã nhận được ít hơn 6% tài trợ từ ngân sách của Horizon 2020, bởi vì các viện nghiên cứu trong vùng này không cạnh tranh được với các đối tác Tây Âu.

Sự thua thiệt này cho thấy sẽ nguy hiểm nếu lặp lại một lần nữa trong chương trình Horizon Europe nhưng các nhà quan sát lạc quan ở Trung Âu và Đông Âu cho rằng sự gia tăng mối quan tâm đầu tư ở tầm quốc gia vào R&D cùng với sự gia tăng tài trợ của châu Âu vào thúc đẩy các trung tâm xuất sắc ở Đông Âu có thể đem lại tiến bộ.

Xây dựng một môi trường quốc tế

Nada Čikeš, giáo sư hồi hưu tại trường đại học Zagreb, cũng tham gia vào nỗ lực của Alliance4Life để cải thiện tuyển dụng. Bà hi vọng thay đổi trong cách tiếp cận của các cơ sở nghiên cứu sẽ giúp các quốc gia nhỏ như Croatia có thể thu hút được các nhà nghiên cứu từ quốc tế. “Chúng ta có số lượng các nhà nghiên cứu rất nhỏ từ nước ngoài, và chỉ có giới hạn một số dự án,” Čikeš nói.

Trường đại học Zagreb gần đây đã nhận được tiền của châu Âu để xây dựng để xây dựng một viện nghiên cứu y sinh mới và tăng thêm khả năng mua thiết bị mới, Čikeš cho biết dự án này sẽ liên quan đến một cách tiếp cận mới để tuyển dụng, vì vậy viện nghiên cứu này có thể thu hút tài năng từ “các viện nghiên cứu xuất sắc” ở nước ngoài. “Tôi tin rằng điều này là có thể”, bà nói.

Ở CH Czech, CEITEC đã thi hành các quy tắc mới và thực hành để giúp các nhà quản lý tuyển dụng từ quốc tế. Một nhà quản lý thân thiện mới đã được tuyển dụng để hỗ trợ tuyển dụng quốc tế và thỏa thuận với những bất thường về visa, thuê nhà, tuyển người trông trẻ. Các tài liệu thông thường của Viện CEITEC hiện tại đang được viết bằng tiếng Anh và Czech.

Handlířová cho biết phản hồi từ các nhà nghiên cứu quốc tế rất tích cực, vì họ cảm thấy được chào đón trong một quốc gia, nơi các cảnh sát cũng không muốn nói bằng một ngôn ngữ nước ngoài. Tại CEITEC, 86% postdoc và 52% nghiên cứu sinh đều đến từ các quốc gia khác.

Hiện tượng đồng huyết

Nhiều viện nghiên cứu ở Đông Âu rất khó khăn để cải thiện chất lượng nghiên cứu và tham gia vào các cuộc cạnh tranh tìm tài trợ ở châu Âu, do tình trạng quản lý nghèo nàn và di sản cũ. Handlířová cho biết, nhiều tổ chức nghiên cứu đã được thiết lập trên nền tảng đồng huyết của các nhóm nghiên cứu và tránh việc mở cửa đón nhận tài năng từ bên ngoài. “Nếu anh không có các quy tắc rõ ràng và minh bạch, các quy tắc không ý thức được sự thiên kiến, nguy cơ rủi ro là anh sẽ chỉ tìm thấy những người tương đồng về giá trị và kinh nghiệm”, cô nói.

Điều này có thể xảy ra theo hai cách. Thứ nhất là bên trong một viện nghiên cứu, khi một nghiên cứu sinh trở thành một nhà khoa học thành viên trong một nhóm nghiên cứu và sau đó dẫn dắt nhóm nghiên cứu. Thứ hai xảy ra trong một đất nước, nơi các nhà nghiên cứu di chuyển giữa các viện nghiên cứu khác nhau và các vị trí khác nhau, nhưng họ hiếm khi di chuyển ra ngoài quốc gia hay chào đón các đồng nghiệp từ nước ngoài.

Theo Handlířová, CEITEC đã chấp thuận một hệ sinh thái nghề nghiệp mới ngăn sự phát triển của dạng đồng huyết này. Ví dụ, một nghiên cứu sinh có thể không đề xuất một vị trí postdoc ở CEITEC. Rất khó để dẫn đến sự thay đổi này và phải mất nhiều năm để thảo luận. “Đó thực sự là một cuộc cách mạng”, cô nói.

Tuy nhiên, các viện nghiên cứu khác trong đất nước này không muốn vội vàng áp dụng các biện pháp như thế này. CEITEC đang cam kết chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình trong quản trị nhân lực cho nghiên cứu nhưng thực ra “mới chỉ có một vài viện nghiên cứu hỏi chúng tôi về những gì chúng tôi đã làm”, Handlířová nói.

 Vũ Anh tổng hợp

Nguồn: https://sciencebusiness.net/news/new-recruitment-strategies-help-research-managers-attract-talent-eastern-europe

https://ati.ec.europa.eu/technology-centre/ceitec-central-european-institute-technology

Tác giả