Chụp ảnh mặt trời trong khoảng cách gần nhất từ trước tới nay

Bức ảnh này cho chúng ta thấy một bề mặt nhảy múa với “những đám lửa trại”.

Là bức ảnh được chụp với khoảng cách gần nhất với mặt trời từ trước đến nay, bức ảnh này cho thấy sự dâng trào của vầng hào quang với hàng trăm tia lửa mặt trời thu nhỏ, vốn được các nhà khoa học ví là “lửa trại”. Các bức ảnh mới được chụp này là những tấm đầu tiên từ nhiệm vụ Tàu vũ trụ Mặt trời (Solar Orbiter mission) kéo dài bảy năm do Cơ quan Vũ trụ châu Âu dẫn dắt và có sự tham gia của NASA. Tâm điểm của nhiệm vụ này là con tàu vũ trụ đi theo quỹ đạo mặt trời trị giá 500.000 triệu euro (tương đương 550 triệu USD) được phóng từ Cape Canaveral ở Florida, Mỹ vào ngày 10/2/2020.

“Khi những bức ảnh đầu tiên này được gửi về, ý nghĩa đầu tiên của tôi là điều này là không thể, nó không thể đẹp như thế,” David Berghmans, nhà nghiên cứu chính của bộ phụ phụ trách thiết bị Tạo hình ảnh tử ngoại cực trị của tàu vũ trụ, nói trong một thông cáo báo chí. “Nó còn đẹp hơn nhiều những gì chúng tôi dám mong đợi.”

“Trong cái nhìn đầu tiên thì mặt trời có thể trông hoàn toàn yên ả nhưng khi nhìn vào chi tiết, chúng tôi có thể thấy những tia lửa thu nhỏ ở khắp mọi nơi,” Berghmans, một nhà vật lý nghiên cứu về mặt trời tại Đài quan sát Hoàng gia Bỉ ở Brussels, cho biết trong một thông báo.

Những ngọn lửa này chỉ bằng một phần triệu hoặc phần tỉ kích thước của những tia lửa mặt trời có thể thấy được từ trái đất, vốn được cho là những phun trào năng lượng do các tương tác trong từ trường mặt trời. Nhóm nghiên cứu tập trung vào giải quyết vấn đề là liệu hai hiện tượng đó có bị ảnh hưởng từ cùng một quá trình hay không. Các nhà nghiên cứu suy luận hiện tượng kết hợp của nhiều “tia lửa trại” có thể đóng góp nhiệt của vầng hào quang, bầu khí quyển bên ngoài mặt trời. Vầng hào quang này nóng hàng trăm lần so với bề mặt mặt trời nhưng nguyên nhân của nó vẫn còn là bí ẩn.

Bức ảnh chụp từ Thí nghiệm Parker Solar. Nguồn: NASA

Các bức ảnh được chụp bằng thiết bị chụp tử ngoại vào ngày 30/5 và phát về ngày 16/7, từ khoảng cách 77 triệu km từ bề mặt mặt trời (trái đất cách mặt trời khoảng 150 triệu km). Một nhiệm vụ của NASA mang tên Thí nghiệm Parker Solar (sẽ kết thúc vào năm 2025) thậm chí còn bay gần hơn và sẽ đến gần mặt trời trong khoảng cách 6,2 triệu km trong suốt thời kỳ làm nhiệm vụ = bên trong vầng hào quang – nhưng môi trường này quá khắc nghiệt đến mức không thể mang bất kỳ cái camera nào chụp mặt trời. Từ trái đất, Kính viễn vọng mặt trời Daniel K. Inoye ở Hawaii đã chụp được những hình ảnh mặt trời có độ phân giải cao hơn cả con tàu vũ trụ này, nhưng không hoàn toàn ‘bắt’ được ánh sáng của ngôi sao đặc biệt này bởi vì bầu khí quyển trái đất đã lọc đo các bước sóng tử ngoại và tia X.

Các nhà khoa học rất phấn khích về tiềm năng của tàu vũ trụ mặt trời Solar Orbiter, một hợp tác quốc tế đã được thiết lập vào tháng hai và mang lại 10 thiết bị để chụp ảnh mặt trời và nghiên cứu điều kiện môi trường của nó. Con tàu vũ trụ này cuối cùng sẽ chuyển quỹ đạo của mình để lần đầu tiên nghiên cứu về những vùng cực mặt trời. “Chúng tôi chưa bao giờ gần với mặt trời như thế với một chiếc camera, và điều này mới chỉ là điểm xuất phát của một hành trình dài mang tính sử thi với Solar Orbiter trong vòng hai năm,” Daniel Müller, nhà khoa học phụ trách nhiệm vụ này cho biết trong thông cáo.

Tô Vân dịch

Nguồn tin và ảnhhttps://www.nature.com/articles/d41586-020-02136-4

 

Tác giả

(Visited 9 times, 1 visits today)