Điều tra thống kê thử nghiệm đổi mới sáng tạo năm 2017

Để thực hiện nội dung về tăng cường năng lực thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, từ tháng 7/2017 đến tháng 2/2018 Tiểu dự án FIRST-NASATI đã tổ chức cuộc điều tra thống kê thử nghiệm về đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để có cách tiếp cận tiên tiến và áp dụng thử nghiệm phương pháp luận quốc tế trong điều tra đổi mới sáng tạo.


Một gian hàng của doanh nghiệp khởi  nghiệp đổi mới sáng tạo tại Techfest 2017. Ảnh: BTC Techfest.

Mục đích của điều tra thống kê  thử nghiệm đổi mới sáng tạo:

– Nghiên cứu hoạt động đổi mới sáng tạo của khu vực doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;
– Đo lường mức độ đổi mới sáng tạo của khu vực doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;
– Thu thập thông tin về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;
– Xác định những rào cản, vướng mắc trong thực hiện đổi mới sáng tạo;
– Xác định và đưa ra những thông số về đổi mới sáng tạo để so sánh quốc tế;
– Đề xuất những giải pháp thúc đẩy hoạt động và mức độ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Phương pháp luận thống kê đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Cơ sở lý luận và phương pháp luận thống kê đổi mới sáng tạo được áp dụng cho điều tra thống kê thử nghiệm lần này là dựa theo Hướng dẫn Oslo 2005 (OECD, 2005), cũng tương tự như phương pháp luận áp dụng cho các cuộc điều tra đổi mới sáng tạo ở các nước EU, được gọi là Community Innovation Survey (CIS) , hoặc như Điều tra đổi mới sáng tạo của Malaysia (National Innovation Survey-NIS), Điều tra đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc (Korean Innovation Survey-KIS).

Khái niệm đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý, tiếp thị để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Hướng dẫn Oslo 2005 định nghĩa: Một đổi mới sáng tạo là việc thực hiện/hoàn thành một sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp tiếp thị mới, hoặc một phương pháp tổ chức và quản lý mới trong hoạt động thực tiễn kinh doanh, tổ chức sản xuất hoặc quan hệ đối ngoại. Bản chất chung của một Đổi mới sáng tạo là công việc đó phải được hoàn thành và cho ra kết quả được sử dụng.
Như vậy, theo Hướng dẫn Oslo, hoạt động đổi mới sáng tạo được thực hiện khi hoạt động đó mang lại hiệu quả cụ thể (sản phẩm được bán ra, quy trình công nghệ vận hành thành công, phương pháp tiếp thị hay phương pháp tổ chức và quản lý mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp).

Hoạt động đổi mới sáng tạo là các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức và quản lý, tài chính và thương mại để thực hiện/hoàn thành ĐMST.  

Doanh nghiệp (DN) có hoạt động ĐMST là DN thực hiện các hoạt động ĐMST, trong một giai đoạn nào đó, kể cả các hoạt động đang triển khai (chưa hoàn thành) hay hoạt động bị dừng giữa chừng.

Doanh nghiệp ĐMST là DN thực hiện/hoàn thành một đổi mới sáng tạo trong giai đoạn được quan sát.

Trên thực tế, có 04 loại ĐMST chính, bao gồm: (1) Đổi mới sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) (viết tắt là: ĐMSP); (2) Đổi mới quy trình, công nghệ, thiết bị (ĐMQT); (3) Đổi mới tổ chức và quản lý (ĐMTC&QL); và (4) Đổi mới tiếp thị (ĐMTT).
Doanh nghiệp ĐMSP/ĐMQT là DN thực hiện/hoàn thành một sản phẩm hay một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể trong giai đoạn được quan sát.

Định nghĩa về DN ĐMST nêu trên được áp dụng trong các cuộc điều tra đổi mới sáng tạo của các nước thành viên OECD và các nước khác trong đó có Việt Nam (đang được kiến nghị đưa vào áp dụng).

DN ĐMST, trong một giai đoạn thời gian nào đó, là những DN, trước hết, thuộc về nhóm các DN có hoạt động ĐMST mà những hoạt động đó mang lại các ĐMST chính, như: sản phẩm (mới hay được cải tiến về kỹ thuật) được đưa ra thị trường; quy trình công nghệ (mới hay được cải tiến về kỹ thuật) được áp dụng vào sản xuất; phương pháp tiếp thị hay phương pháp tổ chức và quản lý mới mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Nội dung của hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Để có thể thu thập được thông tin trung thực, chính xác về các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp, cần xác định cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu những nội dung cơ bản của các hoạt động ĐMST. Trong quá trình chuẩn bị các chỉ tiêu, phiếu thu thập thông tin và tài liệu hưỡng dẫn điều tra thử nghiệm, các nội dung cơ bản của các hoạt động ĐMST đã được chuẩn bị kỹ dựa theo Hướng dẫn Oslo của OECD (2005).

Phương pháp lựa chọn đơn vị điều tra

Đây là cuộc điều tra toàn bộ kết hợp với chọn mẫu các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên phạm vi cả nước.

a) Đối tượng và đơn vị điều tra: bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, hạch toán kinh tế độc lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp; hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 01/01/2016 và hiện đang tồn tại (Bao gồm: các doanh nghiệp đang hoạt động qua các năm 2014-2016, những doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ không sản xuất đủ 12 tháng trong một năm, những doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất để đầu tư đổi mới, sửa chữa, mở rộng sản xuất, những doanh nghiệp ngừng hoạt động để chờ giải thể nhưng có bộ máy quản lý có thể trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra).

b) Tiêu chí lựa chọn đơn vị điều tra:

– Doanh nghiệp theo quy mô lao động: Doanh nghiệp được lựa chọn làm đơn vị điều tra thuộc về các loại doanh nghiệp: nhỏ, vừa và lớn theo quy mô lao động. Tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn được xác định theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ trên 10 lao động đến 200 lao động; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có trên 200 đến 300 lao động; doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có trên 300 lao động.

Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, theo số điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 và 2015, ước tính số lượng doanh nghiệp nhỏ (10-200 lao động) là 18.500; doanh nghiệp vừa khoảng trên 1.000 và doanh nghiệp lớn khoảng 2.800. Khoảng 8.000 doanh nghiệp chế biến, chế tạo được lựa chọn dựa trên các tiêu chí ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp theo lao động.

– Doanh nghiệp theo ngành kinh tế: các doanh nghiệp chế biến, chế tạo thuộc lớp ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo) và các lớp ngành D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Theo thực tế kết quả rà soát và tổng hợp (Viện QLKTTW, 2015) danh mục các ngành nghiệp chế biến, chế tạo đưa vào điều tra cơ bản là danh mục các ngành cấp 2 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (Lớp ngành C) theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Bảng 1.2 mô tả Danh mục ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bao gồm: tên gọi và mã ngành cấp 2 cũng như mã ngành cấp 2 theo phân loại của ISIC (Phân loại Ngành Công nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế:  The International Standard Industrial Classification of All Economic Activities -ISIC). c) Quy mô mẫu điều tra:

– Đối với doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn: điều tra toàn bộ trên cơ sở danh sách các đơn vị đã được điều tra năm 2014, 2015. Trường hợp không còn hoặc không tìm được đơn vị cũ thì tiến hành lựa chọn đơn vị điều tra mới (nếu có) để thay thế cho đủ số lượng cần thiết. Đơn vị chọn điều tra thay thế được tiến hành theo nguyên tắc chọn doanh nghiệp liền kề cùng ngành cấp 2 và có quy mô tương đương về lao động.

– Đối với doanh nghiệp nhỏ: điều tra chọn mẫu (khoảng 20-30% số doanh nghiệp) để cùng với số lượng doanh nghiệp vừa và lớn có thể đạt được số lượng cần thiết (là 8.000 doanh nghiệp). Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, rải đều theo quy mô lao động, đại diện cho toàn quốc và ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành chế biến, chế tạo. Dàn chọn mẫu là danh sách các doanh nghiệp thực tế đang hoạt động có đến thời điểm 31/12/2016 thuộc các loại hình doanh nghiệp chế biến, chế tạo. Các doanh nghiệp được chọn điều tra là danh sách các doanh nghiệp đã được chọn để điều tra các năm 2014, 2015 trên cơ sở bổ sung những đơn vị bị mất. Đơn vị chọn thay thế được tiến hành theo nguyên tắc chọn doanh nghiệp theo danh sách liền kề, cùng ngành cấp 2 và có quy mô tương ứng về lao động.

Trong Báo cáo này, khái niệm doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn được hiểu là phân loại doanh nghiệp chỉ theo quy mô lao động. Do vậy, khi nói đến doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn có thể hiểu ngay là phân loại doanh nghiệp theo quy mô lao động.
– Ngoài ra, để phục vụ cho phân tích, số liệu điều tra còn được tổng hợp theo nhóm các doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế doanh nghiệp. Thành phần kinh tế của doanh nghiệp được căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó:
+ Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp);
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có từ 51% vốn điều lệ trở lên là thuộc vốn nước ngoài (Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư);
+ Còn lại là doanh nghiệp ngoài nhà nước .

Nội dung điều tra

Nội dung điều tra tập trung vào các nhóm chỉ tiêu sau:

– Loại hình doanh nghiệp đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung; Doanh nghiệp đổi mới sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ), quy trình công nghệ, tổ chức và quản lý, tiếp thị,…; Phương thức thực hiện để có được sản phẩm mới, sản phẩm được cải tiến đáng kể; Doanh số của các sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến đáng kể; Doanh thu của các sản phẩm mới đối với thị trường của doanh nghiệp.

– Tài chính cho đổi mới sáng tạo: Tài chính dành cho các hoạt động phục vụ ĐMST; Doanh nghiệp có nhận hỗ trợ từ phía Nhà nước; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Đầu tư cho NC&PT.

– Nguồn thông tin phục vụ đổi mới sáng tạo: Nguồn thông tin quan trọng nhất đối với hoạt động ĐMST của doanh nghiệp (từ nội bộ doanh nghiệp, từ thị trường, từ các tổ chức KH&CN,…)

– Hợp tác đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp có ĐMST và có hợp tác ĐMST; doanh nghiệp có ĐMST và có hợp tác ĐMST chặt chẽ với các tổ chức KH&CN (viện nghiên cứu, trường đại học,…), với khách hàng, nhà cung cấp thiết bị, cung cấp đầu vào trung gian,…

– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Bộ phận chuyên trách NC&PT; Nhân lực NC&PT; Chi phí NC&PT, thực hiện nhiệm vụ KH&CN,…

– Đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp có các quyền sở hữu trí tuệ; doanh nghiệp có ĐMST và có các quyền sở hữu trí tuệ…

– Tác động tích cực của hoạt động ĐMST đối với các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

– Nguyên nhân cản trở hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Trích Báo cáo điều tra thống kê thử nghiệm về đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Mục đích của điều tra thống kê  thử nghiệm đổi mới sáng tạo:

– Nghiên cứu hoạt động đổi mới sáng tạo của khu vực doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

– Đo lường mức độ đổi mới sáng tạo của khu vực doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

– Thu thập thông tin về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

– Xác định những rào cản, vướng mắc trong thực hiện đổi mới sáng tạo;

– Xác định và đưa ra những thông số về đổi mới sáng tạo để so sánh quốc tế;

– Đề xuất những giải pháp thúc đẩy hoạt động và mức độ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Phương pháp luận thống kê đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Cơ sở lý luận và phương pháp luận thống kê đổi mới sáng tạo được áp dụng cho điều tra thống kê thử nghiệm lần này là dựa theo Hướng dẫn Oslo 2005 (OECD, 2005), cũng tương tự như phương pháp luận áp dụng cho các cuộc điều tra đổi mới sáng tạo ở các nước EU, được gọi là Community Innovation Survey (CIS) , hoặc như Điều tra đổi mới sáng tạo của Malaysia (National Innovation Survey-NIS), Điều tra đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc (Korean Innovation Survey-KIS).

Khái niệm đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý, tiếp thị để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .

Hướng dẫn Oslo 2005 định nghĩa: Một đổi mới sáng tạo là việc thực hiện/hoàn thành một sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp tiếp thị mới, hoặc một phương pháp tổ chức và quản lý mới trong hoạt động thực tiễn kinh doanh, tổ chức sản xuất hoặc quan hệ đối ngoại. Bản chất chung của một Đổi mới sáng tạo là công việc đó phải được hoàn thành và cho ra kết quả được sử dụng.

Như vậy, theo Hướng dẫn Oslo, hoạt động đổi mới sáng tạo được thực hiện khi hoạt động đó mang lại hiệu quả cụ thể (sản phẩm được bán ra, quy trình công nghệ vận hành thành công, phương pháp tiếp thị hay phương pháp tổ chức và quản lý mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp).

Hoạt động đổi mới sáng tạo là các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức và quản lý, tài chính và thương mại để thực hiện/hoàn thành ĐMST.  

Doanh nghiệp (DN) có hoạt động ĐMST là DN thực hiện các hoạt động ĐMST, trong một giai đoạn nào đó, kể cả các hoạt động đang triển khai (chưa hoàn thành) hay hoạt động bị dừng giữa chừng.

Doanh nghiệp ĐMST là DN thực hiện/hoàn thành một đổi mới sáng tạo trong giai đoạn được quan sát.

Trên thực tế, có 04 loại ĐMST chính, bao gồm: (1) Đổi mới sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) (viết tắt là: ĐMSP); (2) Đổi mới quy trình, công nghệ, thiết bị (ĐMQT); (3) Đổi mới tổ chức và quản lý (ĐMTC&QL); và (4) Đổi mới tiếp thị (ĐMTT).
Doanh nghiệp ĐMSP/ĐMQT là DN thực hiện/hoàn thành một sản phẩm hay một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể trong giai đoạn được quan sát.

Định nghĩa về DN ĐMST nêu trên được áp dụng trong các cuộc điều tra đổi mới sáng tạo của các nước thành viên OECD và các nước khác trong đó có Việt Nam (đang được kiến nghị đưa vào áp dụng).

DN ĐMST, trong một giai đoạn thời gian nào đó, là những DN, trước hết, thuộc về nhóm các DN có hoạt động ĐMST mà những hoạt động đó mang lại các ĐMST chính, như: sản phẩm (mới hay được cải tiến về kỹ thuật) được đưa ra thị trường; quy trình công nghệ (mới hay được cải tiến về kỹ thuật) được áp dụng vào sản xuất; phương pháp tiếp thị hay phương pháp tổ chức và quản lý mới mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Nội dung của hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Để có thể thu thập được thông tin trung thực, chính xác về các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp, cần xác định cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu những nội dung cơ bản của các hoạt động ĐMST. Trong quá trình chuẩn bị các chỉ tiêu, phiếu thu thập thông tin và tài liệu hưỡng dẫn điều tra thử nghiệm, các nội dung cơ bản của các hoạt động ĐMST đã được chuẩn bị kỹ dựa theo Hướng dẫn Oslo của OECD (2005).

Phương pháp lựa chọn đơn vị điều tra

Đây là cuộc điều tra toàn bộ kết hợp với chọn mẫu các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên phạm vi cả nước.

a) Đối tượng và đơn vị điều tra: bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, hạch toán kinh tế độc lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp; hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 01/01/2016 và hiện đang tồn tại (Bao gồm: các doanh nghiệp đang hoạt động qua các năm 2014-2016, những doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ không sản xuất đủ 12 tháng trong một năm, những doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất để đầu tư đổi mới, sửa chữa, mở rộng sản xuất, những doanh nghiệp ngừng hoạt động để chờ giải thể nhưng có bộ máy quản lý có thể trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra).

b) Tiêu chí lựa chọn đơn vị điều tra:

– Doanh nghiệp theo quy mô lao động: Doanh nghiệp được lựa chọn làm đơn vị điều tra thuộc về các loại doanh nghiệp: nhỏ, vừa và lớn theo quy mô lao động. Tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn được xác định theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ trên 10 lao động đến 200 lao động; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có trên 200 đến 300 lao động; doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có trên 300 lao động. Bảng 1.1 mô tả cách phân loại doanh nghiệp nhỏ, vựa và lớn theo quy mô lao động của Việt Nam và một số quốc gia khác.

Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, theo số điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 và 2015, ước tính số lượng doanh nghiệp nhỏ (10-200 lao động) là 18.500; doanh nghiệp vừa khoảng trên 1.000 và doanh nghiệp lớn khoảng 2.800. Khoảng 8.000 doanh nghiệp chế biến, chế tạo được lựa chọn dựa trên các tiêu chí ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp theo lao động.

– Doanh nghiệp theo ngành kinh tế: các doanh nghiệp chế biến, chế tạo thuộc lớp ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo) và các lớp ngành D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Theo thực tế kết quả rà soát và tổng hợp (Viện QLKTTW, 2015) danh mục các ngành nghiệp chế biến, chế tạo đưa vào điều tra cơ bản là danh mục các ngành cấp 2 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (Lớp ngành C) theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Bảng 1.2 mô tả Danh mục ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bao gồm: tên gọi và mã ngành cấp 2 cũng như mã ngành cấp 2 theo phân loại của ISIC (Phân loại Ngành Công nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế:  The International Standard Industrial Classification of All Economic Activities -ISIC). c) Quy mô mẫu điều tra:

– Đối với doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn: điều tra toàn bộ trên cơ sở danh sách các đơn vị đã được điều tra năm 2014, 2015. Trường hợp không còn hoặc không tìm được đơn vị cũ thì tiến hành lựa chọn đơn vị điều tra mới (nếu có) để thay thế cho đủ số lượng cần thiết. Đơn vị chọn điều tra thay thế được tiến hành theo nguyên tắc chọn doanh nghiệp liền kề cùng ngành cấp 2 và có quy mô tương đương về lao động.

– Đối với doanh nghiệp nhỏ: điều tra chọn mẫu (khoảng 20-30% số doanh nghiệp) để cùng với số lượng doanh nghiệp vừa và lớn có thể đạt được số lượng cần thiết (là 8.000 doanh nghiệp). Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, rải đều theo quy mô lao động, đại diện cho toàn quốc và ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành chế biến, chế tạo. Dàn chọn mẫu là danh sách các doanh nghiệp thực tế đang hoạt động có đến thời điểm 31/12/2016 thuộc các loại hình doanh nghiệp chế biến, chế tạo. Các doanh nghiệp được chọn điều tra là danh sách các doanh nghiệp đã được chọn để điều tra các năm 2014, 2015 trên cơ sở bổ sung những đơn vị bị mất. Đơn vị chọn thay thế được tiến hành theo nguyên tắc chọn doanh nghiệp theo danh sách liền kề, cùng ngành cấp 2 và có quy mô tương ứng về lao động.

Trong Báo cáo này, khái niệm doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn được hiểu là phân loại doanh nghiệp chỉ theo quy mô lao động. Do vậy, khi nói đến doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn có thể hiểu ngay là phân loại doanh nghiệp theo quy mô lao động.

– Ngoài ra, để phục vụ cho phân tích, số liệu điều tra còn được tổng hợp theo nhóm các doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế doanh nghiệp. Thành phần kinh tế của doanh nghiệp được căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó:

+ Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp);

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có từ 51% vốn điều lệ trở lên là thuộc vốn nước ngoài (Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư);

+ Còn lại là doanh nghiệp ngoài nhà nước .

Nội dung điều tra

Nội dung điều tra tập trung vào các nhóm chỉ tiêu sau:

– Loại hình doanh nghiệp đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung; Doanh nghiệp đổi mới sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ), quy trình công nghệ, tổ chức và quản lý, tiếp thị,…; Phương thức thực hiện để có được sản phẩm mới, sản phẩm được cải tiến đáng kể; Doanh số của các sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến đáng kể; Doanh thu của các sản phẩm mới đối với thị trường của doanh nghiệp.

– Tài chính cho đổi mới sáng tạo: Tài chính dành cho các hoạt động phục vụ ĐMST; Doanh nghiệp có nhận hỗ trợ từ phía Nhà nước; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Đầu tư cho NC&PT.

– Nguồn thông tin phục vụ đổi mới sáng tạo: Nguồn thông tin quan trọng nhất đối với hoạt động ĐMST của doanh nghiệp (từ nội bộ doanh nghiệp, từ thị trường, từ các tổ chức KH&CN,…)

– Hợp tác đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp có ĐMST và có hợp tác ĐMST; doanh nghiệp có ĐMST và có hợp tác ĐMST chặt chẽ với các tổ chức KH&CN (viện nghiên cứu, trường đại học,…), với khách hàng, nhà cung cấp thiết bị, cung cấp đầu vào trung gian,…

– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Bộ phận chuyên trách NC&PT; Nhân lực NC&PT; Chi phí NC&PT, thực hiện nhiệm vụ KH&CN,…

– Đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp có các quyền sở hữu trí tuệ; doanh nghiệp có ĐMST và có các quyền sở hữu trí tuệ…

– Tác động tích cực của hoạt động ĐMST đối với các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

– Nguyên nhân cản trở hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Trích Báo cáo điều tra thống kê thử nghiệm về đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)