EU và Mỹ cùng đi đến thỏa thuận nguyên tắc về dòng chảy dữ liệu

Sau một năm đàm phán, những quy tắc mới đang được hai bên đồng thuận. Một khung làm việc trong tương lai sẽ được phân định rõ để các công ry có thể sử dụng các dòng chảy dữ liệu, bao gồm cả mục đích nghiên cứu.

Châu Âu và Mỹ đã chạm đến một thỏa thuận mang tính nguyên tắc về các dòng chảy dữ liệu, bao gồm dữ liệu cho nghiên cứu, khắp Đại Tây dương.

Việc chia sẻ dữ liệu đã bị ảnh hưởng phần nào kể từ khi Tòa án châu Âu phán quyết bác bỏ các quy định cũ do lo ngại về sự giám sát của chính phủ Mỹ trong tháng 7/2020.

Khung quy tắc sự riêng tư của dữ liệu Xuyên Đại tây dương trong tương lai sẽ giới thiệu một bộ quy tắc bảo vệ an toàn dữ liệu của người châu Âu chảy suốt Đại Tây dương, khi Hội đồng châu Âu tuyên bố là sẽ tạo ra nền tảng cho “900 triệu eoro cho các hoạt động thương mại xuyên biên giới hằng năm”.

Thỏa thuận mới, được thiết lập để thay thế cho Khung quy tắc Bảo vệ sự riêng tư đã bị tòa án EU bác bỏ, đạt được sau hơn một năm đàm phán. Đó là một thỏa thuận về mặt nguyên tắc và sẽ được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật, để cả hai phía châu Âu và Mỹ chấp thuận.

Vào thời gian này, hy vọng là Khung nguyên tắc này không làm gây ra bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. “Quan trọng là tìm ra được một giải pháp kiểm chứng trong tương lai, vì chúng ta không thể thất bại lần thứ ba trong chủ đề này”, Edit Herczog, thành viên của Liên minh nghiên cứu dữ liệu và cựu thành viên của Nghị viện châu Âu, nói.

Dữ liệu này bao gồm dữ liệu nghiên cứu được các công ty chia sẻ trong khuôn khổ các chương trình nghiên cứu châu Âu, như các kết quả dữ liệu lâm sàng được đòi hỏi để đi đến việc chấp thuận lưu hành các loại thuốc mới.

Kristina Irion, phó giáo sư tại Viện nghiên cứu Luật Thông tin tại trường đại học Amsterdam, cho biết còn quá sớm để có được bất cứ đánh giá nào nhưng chỉ ra là thỏa thuận này đã chứng tỏ Mỹ đã “đồng ý với tia sáng cuối đường hầm” với những yêu cầu của châu Âu về quyền riêng tư của dữ liệu. “Vì thế đó là một biểu hiện của sự tăng cường khung bảo vệ dữ liệu châu Âu”, bà nói với Science|Business.

Với lĩnh vực sức khỏe phụ thuộc vào những dòng chảy dữ liệu lớn ở quy mô toàn cầu để duy trì công việc, thỏa thuận về nguyên tắc hứa hẹn sự chắc chắn về mặt pháp lý.  Brendan Barnes, giám đốc IP và bảo vệ dữ liệu tại Liên doanh ngành công nghiệp dược phẩm châu Âu, cho rằng phản ứng đầu tiên với thỏa thuận này hết sức tích cực dẫu còn quá sớm để rút ra các kết luận về tác động của nó.

Trong một ngành tập trung nhiều nghiên cứu như ngành dược phẩm, có ba dạng dữ liệu được vận chuyển có thể bị ảnh hưởng bởi các quy định: các hợp tác nghiên cứu, sự minh bạch dữ liệu để các tổ chức điều phối và dữ liệu sức khỏe công cộng.

“Thật vui mừng là hai bên đã cùng nhau để tạo ra một số quy định pháp lý cho việc vận chuyển dữ liệu từ Mỹ sang châu Âu và ngược lại”, Barnes nói ngắn gọn.

Tính bất định hiện nay về việc vận chuyển dữ liệu đã có nhiều tác động lên vấn đề hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đặc biệt là khi nghiên cứu nhận được tài trợ của chính quyền Mỹ, Barnes lưu ý. Môt khung làm việc rõ ràng sẽ đem đến sự ổn định và có thể tạo điều kiện cho các công ty châu Âu có thêm nhiều sức hút với các đối tác trong những dự án nghiên cứu toàn cầu. “Nếu nhìn vào một lĩnh vực rất khu biệt như dược phẩm, có rất nhiều vấn đề dấy lên khi nghiên cứu được thực hiện ở quy mô toàn cầu. Vì vậy các công ty dược phẩm phải tìm kiếm những đối tác xuất sắc mà họ có thể tìm thấy ở quy mô toàn cầu. Nếu có những rào cản, sẽ dẫn đến giới hạn sự lựa chọn của họ và có thể giới hạn sức cạnh tranh của họ nữa”, Barnes lưu ý.

Với các trường đại học, điều này sẽ khiến cho dễ dàng hơn khi đón nhận các dịch vụ số hóa cho giảng dạy, nghiên cứu và truyền thông như Zoom và Microsoft 365, cung cấp chủ yếu bởi các công ty Mỹ.

“Khi anh làm đánh giá tác động về sự vận chuyển dữ liệu cá nhân, điều này có thể dẫn đến cái gọi là sự rủi ro của giám sát, chúng tôi không thể sử dụng các dịch vụ dạng này trừ phi có các quy định an toàn bổ sung, Irion nói. “Điều này sẽ được sửa chữa một khi chúng ta có một thỏa thuậ mới và cuối cùng là thi hành nó trên thực tế”.

Đó chỉ là điểm khởi đầu của những thay đổi lớn đến với lĩnh vực số. Tuần trước, các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã chạm đến một thỏa thuận tạm thời về Đạo luật thị trường số, được đặt ra để giới hạn quyền lực của các nền tảng online lớn để lĩnh vực số thêm cạnh tranh hơn và sòng phẳng hơn.

Như một phần của đạo luật mới này, Hội đồng châu Âu hướng đến việc bảo đảm các tiêu chuẩn cao của quản lý dữ liệu, có thể đem lại lợi ích dài lâu cho các nhà nghiên cứu khi họ lập ra các công ty để thúc đẩy chất lượng của các dữ liệu hiện hành. Ngày nay, “trong thời đại của siêu máy tính, các nhà nghiên cứu vẫn mất đến 80% thời gian của mình vào xử lý dữ liệu,” Herczog nói. “Đặt các thực hành đúng đắn và nguyên tắc dữ liệu FAIR – có thể tìm thấy, có thể truy cập được, có thể tích hợp được và có thể tái sử dụng được – lại với nhau có thể tạo ra một bước thay đổi tiềm năng cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo”.

Trong vài tháng tới, Irion nói các trường đại học đang tìm kiếm sự chấp thuận Đạo luật Dịch vụ số, “họ hàng gần” với chính sách Đạo luật Thị trường số, có những đòi hỏi về sự minh bạch mới cho các công ty. “Nó sẽ giúp chúng ta có được những nghiên cứu về tin giả, ảnh hưởng chính trị từ bên ngoài, cách thông tin tiêu cực lan truyền trên các trang mạng xã hội”, Irion dự báo.

Thanh Nhàn  tổng hợp

Nguồn: https://sciencebusiness.net/news/eu-and-us-come-agreement-principle-data-flows

https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/IP_22_2087

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)