Giới thượng lưu đô thị chiếm hữu lợi ích của các đô thị lớn

Tình trạng bất bình đẳng đô thị ở châu Âu và Mỹ ngày càng gay gắt khi giới thượng lưu đô thị chiếm lấy phần lớn lợi ích từ hiệu ứng tích tụ mà các đô thị lớn đem lại, trong khi phần lớn dân số đô thị lại nhận được ít hơn, thậm chí là không nhận được gì.

Trong một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Human Behaviour, các nhà nghiên cứu tại ĐH Linköping cho thấy những kết quả cao hơn kỳ vọng của các đô thị lớn vô cùng phụ thuộc vào kết quả của số ít thành công.

Ở những năm gần đây, các nhà nghiên cứu từ khắp các ngành đã nhận diện được các mối quan hệ nổi bật và dường như là phổ quát giữa kích thước của đô thị và hoạt động kinh tế xã hội của nó. Các thành phố tạo nên nhiều liên kết, thịnh vượng và sáng tạo trên mỗi công dân khi chúng tăng trưởng theo quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, sự thật là những gì đúng với dân số đô thị nói chung lại không đúng với mỗi cá nhân sống ở đô thị.

“Các kết quả kinh tế cao hơn cả mong đợi của các đô thị lớn phụ thuộc chặt chẽ vào kết quả của số ít thành công. Không tính đến sự phụ thuộc vào điều này, những nhà hoạch định chính sách sẽ có nguy cơ đánh giá quá cao tính bền vững của tăng trưởng đô thị, đặc biệt trong [việc tính] tính cơ động không gian cao giữa giới thượng lưu đô thị và hoạt động của họ với nơi tiền đổ về”, Marc Keuschnigg, phó giáo sư Viện nghiên cứu Xã hội học phân tích tại ĐH Linköping và giáo sư Viện Xã hội học ĐH Leipzig.

Trong nghiên cứu trên Nature Human Behaviour, các nhà nghiên cứu đã phân tích vi dữ liệu mã hóa địa lý về các tương tác xã hội và kết quả kinh tế ở Thụy Điển, Nga và Mỹ. Nó chứng tỏ bất bình đẳng lan tràn trong thu nhập và đổi mới sáng tạo cũng như trong các kết nối đô thị 1.

Năng suất của một cá nhân phụ thuộc vào môi trường xã hội địa phương mà ở đó họ tìm thấy chốn cho chính mình. Do các thành phố lớn rất đa dạng nên những người có kỹ năng và năng lực cụ thể có xu hướng tìm thấy những người có kỹ năng có thể bổ sung cho công việc của mình. Điều này cho phép tạo ra những sản phẩm ở trình độ cao và có cơ hội học hỏi lớn hơn trong lòng các thành phố lớn.

Nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận với những môi trường xã hội hiệu quả do các thành phố lớn đem lại. Sự khác biệt từ bối cảnh được tích tụ theo thời gian đã khiến gia tăng sự bất bình đẳng một cách đáng kể.

Các nhà nghiên cứu đã truy dấu theo 1,4 triệu người làm công ăn lương Thụy Điển theo thời gian và phát hiện ra những người ban đầu thành công ở các thành phố lớn có được thu nhập lớn hơn so với những người thành công ở các đô thị nhỏ hơn. Tương phản, các cá nhân cụ thể ở các đô thị lớn và nhỏ đều trải qua quỹ đạo tiền lương hầu như là giống nhau.

Bởi vậy, những người thành công ban đầu trong những đô thị lớn hơn có khoảng cách thu nhập ngày một gia tăng với những cá nhân khác trong chính đô thị của mình, tạo ra sự bất bình đẳng trong đô thị lớn này, và những người thành công nhất trong các đô thị nhỏ hơn, tạo ra sự bất ình đẳng giữa các thành phố.

Nghiên cứu phát hiện ra nhóm những người hưởng lương cao có xu hướng rời đô thị nhỏ hơn là rời các đô thị lớn, và những người thành công có xu hướng chuyển đến các đô thị lớn nhất. Sự thiếu cân đối về tỉ lệ di cư của những người thành công bậc nhất từ các đô thị nhỏ là kết quả của một quá trình thúc đẩy nhiều người hứa hẹn nhất ở các vủng ít dân cư rời đi và bổ sung họ vào các đô thị lớn hơn.

Các đô thị lớn nhất vô cùng nhộn nhịp vì nơi này là nơi tập trung nhiều người có sức sáng tạo, có khả năng hòa nhập xã hội và có kỹ năng nhất. Những người bên ngoài đó làm tăng thêm sự thiếu cân đối của các kết quả có được ở đô thị – một quá trình “nước chảy chỗ trũng”, “đã giàu lại càng giàu thêm” – mang đến những lợi thế chồng chất cho các đô thị lớn.

Từ tầm nhìn chính sách, nghiên cứu xem xét tính bền vững của đời sống đô thị với nền tảng gia tăng bất bình đẳng đô thị.

“Khoa học đô thị đã tập trung lớn vào mức trung bình của đô thị. Cách tiếp cận đã thành hình này chỉ nhin vào một điểm dữ liệu trên mỗi thành phố, ví dụ như thu nhập trung bình. Với sự tập trung vào các mức trung bình, những nghiên cứu trước đã bỏ qua những bất bình đẳng trầm trọng tồn tại trong lòng các thành phố khi thực hiện các dự đoán về sự tăng trưởng đô thị ảnh hưởng đến trải nghiệm cuộc sống của cư dân đô thị”, Marc Keuschnigg nói.

Với việc tập trung vào bất bình đẳng đô thị, nghiên cứu này khiến người ta chú ý hơn vào phần bị loại khỏi lợi ích kinh tế xã hội chung của phần đông cư dân ở các đô thị đang tăng trưởng. Đời sống của họ, khác biệt với giới thượng lưu đô thị, được hưởng ít lợi ích về vị trí địa lý hơn. Khi ước tính chi phí cuộc sống trong các thành phố lớn hơn, các cư dân của đô thị này sẽ phải đối mặt với tình trạng xấu nhất khi so sánh với những cư dân sống ở các thành phố nhỏ hơn.

Thanh Hương tổng hợp

Nguồn: https://liu.se/en/news-item/storstadslivets-fordelar-endast-for-eliten

https://phys.org/news/2023-01-urban-elites-seize-benefits-big.html

—————————————–

1.https://www.nature.com/articles/s41562-022-01509-1

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)