Guillem Anglada-Escudé – Thợ săn hành tinh

Guillem Anglada-Escudé là nhà thiên văn học đã phát hiện ra hành tinh được biết đến là gần nhất nằm ngoài Hệ Mặt trời.

Đầu năm nay, Guillem Anglada-Escudé không hề bất ngờ khi dấu hiệu của một thế giới xa lạ xuất hiện trên màn hình máy tính của ông. Ông đã hầu như chắc chắn rằng một hành tinh có kích cỡ bằng Trái đất quay quanh Proxima Centauri, một tinh cầu gần Mặt trời nhất, khoảng 4,2 năm ánh sáng.

Với Anglada, một nhà thiên văn học tại Đại học Queen Mary, London, phát hiện này như một sự hỗ trợ hơn là một bất ngờ. Ông và các đồng nghiệp đã cấp tốc làm việc để tuyên bố khẳng định phát hiện của họ trong thế giới săn lùng hành tinh đầy tính cạnh tranh, và việc tìm ra Proxima đã khẳng định rằng họ đang đi đúng đường. “Chúng tôi đã làm được điều đó”, ông nói.

Với phần còn lại của thế giới, thì phát hiện ra hành tinh ngoài Hệ Mặt trời được biết đến là gần với Trái đất nhất đã thổi bùng trí tưởng tượng của công chúng. Nó đã đặt ra câu hỏi về liệu có thể có sự sống tồn tại ở thế giới bên cạnh vũ trụ của chúng ta, và liệu các nhà thiên văn học có thể phát hiện ra nó.

Đây là những loại câu hỏi mà ngay từ đầu đã khiến Anglada tiến vào lĩnh vực săn hành tinh. Là một người hâm mộ khoa học viễn tưởng lớn lên gần Barcelona, Tây Ban Nha ông đã có khởi đầu về thiên văn học với công việc mô phỏng dữ liệu cho Gaia, một sứ mệnh của Cơ quan Vũ  trụ châu Âu nhằm lập bản đồ 1 tỉ ngôi sao. Sau đó, ông đã chuyển hướng những kĩ năng “nghiền dữ liệu” của mình sang các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Ông đã phát triển một phương pháp dành cho việc phân tách những tín hiệu không được rõ ràng từ các hành tinh thông qua dữ liệu được tập hợp lại từ thiết bị săn tìm hành tinh hàng đầu trên thế giới đặt trên mặt đất, Thiết bị Tìm kiếm Hành tinh Vận tốc Xuyên tâm Chính xác cao (HARPS) tại Đài Quan sát Nam Âu ở La Silla, Chile.

“Guillem có một tài năng thiên bẩm trong việc nhìn thấy được bức tranh vũ trụ khổng lồ, nơi mà những người khác chỉ nhìn được những tiểu tiết”, Mikko Tuomi, một nhà thiên văn học tại Đại học Hertfordshire tại Hatfield, Anh, đồng thời cũng là người cộng tác với Anglada, nói.

Nhưng Anglada đã sớm tiến tới một dấu mốc kịch tính mang tính học thuật cao, cạnh tranh với những nhà nghiên cứu khác, những người xứng đáng được vinh danh vì khám phá ra hành tinh lớn hơn Trái đất và nhỏ hơn Hải vương tinh quay quanh Gliese 667C. “Tôi có thể bỏ lĩnh vực này và làm một công việc khác. Nhưng tôi đã quyết định theo đuổi nó một cách rất quyết liệt”, ông nói.

Ông đã “ngụp lặn” trong đống dữ liệu của HARPS, công bố nghiên cứu sau khi tài liệu về những dấu hiệu của hành tinh ông đã khám phá được trong những tạp âm trong dữ liệu. Và sau đó, như thể để đẩy lùi tính bí mật và sự cạnh tranh, Anglada đã khởi xướng một cuộc tìm kiếm công khai hành tinh quay quanh Proxima.

Ông đã tập hợp một đội và có thời gian quan sát trên HARPS, cũng như những kính viễn vọng khác có thể kiểm tra tỉ mỉ xem liệu có bằng chứng hứa hẹn nào mà họ tìm thấy là do hoạt động của các ngôi sao gây ra, thứ có thể giống dấu hiệu của các hành tinh (một vấn đề gây trở ngại cho nhiều tuyên bố về các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời). Các nhà nghiên cứu đã đưa gần như tất cả những chi tiết của họ lên một trang web tiếp cận cộng đồng và những tài khoản truyền thông xã hội. Việc quá minh bạch mọi thứ “dường như không hề gây nguy hại. Chúng tôi cảm thấy sẽ không có ai làm điều đó”.

Chỉ trong vài ngày, họ đã khẳng định rằng có hành tinh này ở đó; trong vài tuần, họ đã đệ trình một bản thảo chi tiết về khám phá của họ. Hành tinh này, được gọi là Proxima b, có khối lượng ít nhất là gấp 1,3 lần Trái đất và quay quanh Proxima theo chu trình 11,2 ngày.

Mặc dù nó gần với ngôi sao của nó, nhưng hành tinh  này nằm trong “vùng có thể có sự sống”, nơi nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt. Điều đó khiến nó không chỉ được biết đến là hành tinh ngoài hệ Mặt trời gần nhất trong số hơn 3.500 hành tinh cho đến nay, mà còn là nơi sự sống của thế giới khác có thể phát triển – một phần thưởng gấp đôi cho các nhà nghiên cứu và những người hâm mộ khoa học viễn tưởng.

Ngay trước khi tài liệu được công bố trên Nature vào tháng Tám, Anglada đã gửi thư cho cây viết chuyên về khoa học viễn tưởng, Stephen Baxter, tác giả của cuốn tiểu thuyết Proxima (Gollancz, 2013). Họ trao đổi về khả năng sự sống trên một thế giới với một bán cầu phải vĩnh viễn đối mặt với một hành tinh sáng chói, như diễn ra tại Proxima.

Mọi người cuối cùng cũng có thể có cái nhìn cận cảnh với Proxima b. Sáng kiến Đột phá Starshot nhằm đưa những đội tàu vũ trụ nhỏ được phóng lên bằng tia laser đến một hành tinh bên cạnh, và nó có thể tiến đến Proxima khi ở khoảng cách gần nhất và điều kiện thuận lợi nhất.

Bước tiếp theo của Anglada là xem xét liệu việc Proxima b đi qua hay đi ngang bề mặt ngôi sao của nó như được thấy từ Trái đất. Những cơ hội này là thấp, nhưng nếu đúng là như vậy, thì sau đó có thể thu nhận được rất nhiều thông tin khoa học khi ánh sáng của Proxima đi xuyên qua bầu khí quyển của hành tinh này, nếu có.

Và nếu việc đó không xảy ra thì sao? Thì Anglada có thể dừng công việc và tìm kiếm những dấu hiệu khác của hành tinh khác.

Nhàn Vũ dịch

Nguồn: http://www.nature.com/news/nature-s-10-1.21157

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)