Hài hòa khát vọng cá nhân, quốc gia và toàn cầu

Khát vọng là một từ không thường dùng trong tiếng Anh. Một mặt, nó có nghĩa là mục đích, là niềm hy vọng, là sự khát khao. Mặt khác, nó chỉ một hành động đơn giản là việc hít thở - hoạt động đem lại năng lượng sống cho chúng ta. Có lẽ có một sự liên hệ ở đây. Phải chăng việc hiện thực hóa các mục tiêu cần thiết như oxy cần cho sự sống của chúng ta? Và ở đâu chúng ta tìm thấy và định rõ sự hài hòa giữa khát vọng cá nhân, khát vọng quốc gia và khát vọng toàn cầu?  

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, số người trẻ thất nghiệp đã tăng khoảng 28 triệu người trên khắp thế giới, với 36 triệu người khác đơn giản đã từ bỏ nỗ lực tìm kiếm việc làm. Và chỉ trong vòng 15 năm, tới năm 2030, khoảng 470 triệu thanh niên sẽ tham gia lực lượng lao động toàn cầu, chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi.

Điều này có ý nghĩa như thế nào?
—Thứ nhất, trọng tâm sẽ chuyển sang tạo việc làm, hơn là tìm sự thay thế trong các nghề hiện nay
—Thứ hai, những việc làm mới sẽ cần hài hòa với nhu cầu lâu dài của một hành tinh công bằng, bền vững và có khả năng tái tạo.
—Thứ ba, các thể chế tiếp nhiên liệu cho thị trường lao động (các trường đại học và các tổ chức đào tạo nghề và đào tạo cao học) cũng sẽ cần tạo cơ hội việc làm thông qua nghiên cứu và đổi mới, bao gồm việc hợp tác với ngành công nghiệp. Trọng tâm là mối liên kết giữa khát vọng cá nhân và sự thịnh vượng toàn cầu. Xét về mặt kinh tế đơn thuần, điều này có nghĩa rằng trong một thế giới nơi người dân khỏe mạnh hơn và được tiếp cận tốt hơn với việc làm và cơ hội, họ có thể tạo ra động lực cho nhu cầu – thúc đẩy công nghiệp, thương mại và kinh doanh. Xét về mặt giáo dục, nó đòi hỏi tư duy mới và mạnh mẽ về các phương pháp dạy và học mang tính tiêu chuẩn; cả cách thức tiếp thu kiến thức và bản chất của chính kiến thức.

Tại sao Việt Nam có số lượng giáo sư và tiến sĩ nhiều nhất ở Đông Nam Á nhưng lại không có tên trong “bảng xếp hạng thế giới“, không có trường đại học nào của Việt Nam nằm trong top 500? Phải chăng chất xám của các cá nhân xuất chúng đã không được tận dụng và tạo ra sự xuất sắc của các tổ chức?

Hay những danh hiệu như “giáo sư“ và những bằng cấp như “Tiến sĩ“ đã trở nên kém phù hợp trong nhịp bước của thế kỷ hai mươi mốt? Những kỹ sư trẻ những người đã chế tạo ra vệ tinh “Pico Dragon“ có thể không có những danh hiệu đi kèm với tên của họ nhưng họ là bằng chứng của những gì mà nền giáo dục thực thụ có thể đạt được. Nơi nào giáo dục thúc đẩy tinh thần doanh nhân nơi đó sẽ tạo ra các tác động mang cả giá trị kinh tế và giá trị trí tuệ; hơn 10% xuất khẩu của Việt Nam được tạo ra bởi các cơ sở sản xuất của Samsung tại Việt Nam và chỉ hai tuần trước, Ngân hàng Thế giới đã bắt đầu một chương trình 110 triệu đô để hỗ trợ chương trình khởi nghiệp. Nhưng, khi tin tốt lành này tới, gần 80.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa trong một năm rưỡi qua. Sự tăng trưởng dường như ở một số chừng mực nào đó đã trở nên đình trệ.

Tầm nhìn của chúng ta phải là gì?

Rõ ràng rằng có một nguồn dự trữ khổng lồ kỹ năng, tài năng và năng lực – những thứ gắn kết không thể tách rời với sự tiến bộ của quốc gia. Rõ ràng rằng những nỗi sợ của lịch sử và sự hoài nghi về khu vực tư nhân phải được giải tỏa và nhận thức của công chúng về công nghiệp và thương mại cho phép nhận được sự tôn trọng mà họ xứng đáng. Điều này đang diễn ra trên khắp thế giới; ví dụ nghiên cứu của Media Tenor Nam Phi đã chỉ ra rằng bất chấp báo chí đã nói rất nhiều về “sư câu kết“ trong ngành xây dựng, uy tín của ngành chẳng hề bị tổn hại nghiêm trọng.

Cuối cùng, chúng ta phải khám phá vai trò và khả năng của hợp tác quốc tế chính thức (giữa các quốc gia, hoặc với các thể chế toàn cầu). Một cộng đồng lớn hơn của tình đoàn kết tri thức, hợp tác kinh doanh và bổn phận tập thể là không thể thiếu để tạo nên sự hợp tác đó. Như ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu tại Liên hợp quốc hồi tháng 9, “sự giúp đỡ này phải không chỉ đến từ lòng bác ái như chúng tôi nói ở Việt Nam “lá lành đùm lá rách“ mà trước hết phải từ tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết về vận mệnh chung“.

Trong lịch sử, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao nhờ sự cam đảm. Quyết tâm. Công bằng. Sức mạnh tinh thần.

Hôm nay, cho phép tôi được đề xuất một số từ mà Việt Nam có thể nói với thế giới nếu chúng ta cần nói ra.
Vision in Education, Transforming Nations and Minds.
Tầm nhìn trong Giáo dục, Khai mở Tâm trí và Đổi mới các Quốc gia

Đó phải là thông điệp cốt lõi của chúng ta đối với ngày hội đặc biệt này, của sự tập hợp tâm và trí. Những nỗ lực và quyết tâm của Trung Nguyên nhằm khai thác sức mạnh của óc sáng tạo và tài năng được thể hiện qua sáng kiến tuyệt vời này và qua những hạt giống sáng tạo và tài năng đã và đang được vun đắp để hiện thực tầm nhìn đó.

Nhận thấy đây [chương trình Sáng tạo vì khát vọng Việt] là một sáng kiến tuyệt vời, Chương trình Tác động Học thuật của Liên hợp quốc trông đợi sự hợp tác với Trung Nguyên để tổ chức một cuộc thi viết luận xây dựng trên nền tảng của Hành trình đặc biệt này. Cuộc thi dành cho sinh viên các trường đại học trên khắp thế giới, tập trung vào chủ đề “Sáng tạo có trách nhiệm” và cuộc thi có thể đóng góp cho tầm nhìn đó theo rất nhiều cách.

Nhận thấy đây là một sáng kiến tuyệt vời, Chương trình Tác động Học thuật của Liên hợp quốc trông đợi sự hợp tác với Trung Nguyên để tổ chức một cuộc thi viết luận xây dựng trên nền tảng của Hành trình đặc biệt này. Cuộc thi dành cho sinh viên các trường đại học trên khắp thế giới, tập trung vào chủ đề “Sáng tạo có trách nhiệm” và cuộc thi có thể đóng góp cho tầm nhìn đó theo rất nhiều cách — thông qua các sáng kiến thiết thực, chẳng hạn như khởi nghiệp và đổi mới, cũng như những ý tưởng dự án mà thông qua thử nghiệm và hợp tác, có thể biến thành hành động. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ không chỉ là một cuộc thi để tìm ra những ý tưởng xuất sắc nhất và bay bổng nhất mà đây là cơ sở cho một sân chơi toàn cầu thực sự dành cho các trí tuệ trẻ.

Vậy nên, chúng ta hãy tạo ra những nền tảng cơ hội mới phong phú, sống động và sôi nổi. Chúng ta hãy tiếp thêm sinh lực cho bốn “trụ cột mới” của sự thay đổi — xã hội dân sự , khu vực tư nhân, các viện nghiên cứu và truyền thông. Thực tế, các lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai hoặc nhiều các trụ cột — ví dụ sự hợp tác giữa Chương trình Tác động Học thuật của Liên hợp quốc và Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) có thể nhằm mục đích xác định con đường dẫn đến việc chuyển đổi mà chúng ta đã nói đến, xác định những gì có thể xảy ra và cần bao nhiêu thời gian. Sự tham gia của thanh niên sẽ góp phần làm phong phú thêm nền tảng này và, lần lượt, giúp những trí tuệ trẻ tiếp thu với những ý tưởng và tri thức từ khắp nơi trên thế giới và thể hiện những tiếp thu của họ trên tinh thần chia sẻ. Sáng kiến này có thể coi là một trường hợp điển hình cho các tổ chức, các ngành và các quốc gia khác trên thế giới nghiên cứu, học tập.
———————
* Giám đốc Ủy ban Tác động Học thuật Liên hợp quốc

Ngày hội Sáng tạo vì khát vọng Việt 2013 – do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn cà phê Trung Nguyên tổ chức – quy tụ đại diện của giới học giả, trí thức, chuyên gia, doanh nhân từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập,… – những người đã đồng hành với Hành trình vì Khát vọng Việt 2012. Sự kiện diễn ra từ 7.00-22.00 ngày 23/11 tại Dinh Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh.

Tác giả