Hãy coi khủng hoảng như một cơ hội

Trong diễn văn khai mạc cuộc gặp tại Lindau (Đức) giữa những chủ nhân giải Nobel lần thứ tư về Kinh tế ngày 24/8/2011, Tổng thống nước chủ nhà Christian Wulff nhấn mạnh, hãy coi khủng hoảng như một cơ hội để triển khai những sáng kiến cho một nền kinh tế thị trường xã hội toàn cầu với một khung điều tiết rõ ràng.

Chào mừng quí vị tới thị trấn Lindau bên bờ hồ Constance!

Mười bảy chủ nhân giải Nobel và hàng trăm nhà kinh tế học trẻ tuổi tài năng từ khắp nơi trên thế giới đã tụ hội về đây mang theo mình hàng thập kỷ của những nỗ lực học thuật mang tính tiên phong, cùng những nghiên cứu và tham vấn chính sách của nhiều năm tới trong tương lai. Chúng ta đang ở trong thời khắc then chốt và chúng ta cần họ.

“Ai sẽ giải cứu người giải cứu?”*

Những tuần vừa qua, Châu Âu cũng như Mỹ đã chứng kiến cuộc khủng hoảng ngân hàng và nợ xấu thử thách các chính trị gia, chính phủ và ngân hàng trung ương tới ngưỡng giới hạn thế nào. Những thách thức là vô cùng lớn, và nhiều giải pháp còn gây tranh cãi. Tôi hiểu rằng những chủ nhân giải Nobel kinh tế hiện diện ở đây có nhiều quan điểm khác nhau. Trên một nền tảng thiếu căn cứ chắc chắn, Chính phủ phải đưa ra các quyết định, dũng cảm mở đường để nhanh chóng khôi phục lòng tin và sự tín nhiệm trong khi vẫn phải xem xét đâu là những giải pháp mà nền kinh tế và các công dân của mình có thể gánh vác và chấp nhận được. Chúng ta phải nhớ tất cả những điều này khi chỉ trích các chính trị gia là chần chừ và đôi khi tự mâu thuẫn với chính họ.

Nhiều năm nay các quốc gia vẫn giữ thói quen trì hoãn giải quyết tận gốc vấn đề, thay vào đó họ tăng chi tiêu công, tích trữ nợ và phát hành tiền giá rẻ. Trong khi đó, các quốc gia vẫn tiêu thụ và đầu cơ diện rộng thay vì đầu tư vào giáo dục và dạy nghề, vào nghiên cứu và cải tiến định hướng tương lai-những lĩnh vực khiến nền kinh tế thực sự trở nên năng suất và cạnh tranh hơn.  

Khi cuộc khủng hoảng bùng phát, sự đồng thuận nhanh chóng đạt được ở cấp độ toàn cầu. Gói kích thích được thông qua ở quy mô lớn chưa từng thấy. Cứu trợ khu vực tài chính và ngân hàng được gấp rút tiến hành với nguồn tài chính từ tiền của những người đóng thuế, bảo lãnh của chính phủ và một khối lượng tiền khổng lồ được bơm từ ngân hàng trung ương. Nhiệm vụ cấp bách là làm mọi cách có thể để ngăn chặn sụp đổ và ổn định kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cho tới nay thì tình hình khu vực ngân hàng vẫn còn mong manh, các nền kinh tế chủ đạo trên thế giới vẫn đang có mức nợ công cao kỷ lục. Trong nhiều trường hợp những vấn đề cơ bản cản trở tăng trưởng và cạnh tranh vẫn đang hiện hữu.

Tại Đại hội ngân hàng Đức tôi đã cảnh báo khu vực tài chính rằng chúng ta đã không đối phó với nguyên nhân khủng hoảng, và tới hôm nay cũng không thể nói rằng các nguy cơ đã được nhận thức đầy đủ và giảm thiểu. Chúng ta hiện vẫn đối mặt với một tình trạng tựa như trò domino. Đầu tiên là ngân hàng giải cứu ngân hàng, sau đó nhà nước giải cứu ngân hàng, và bây giờ là một cộng đồng các nhà nước đang giải cứu từng cá thể nhà nước một. Nhưng rồi sau cùng ai sẽ giải cứu người giải cứu?  Khi nào thì thâm hụt lũy kế sẽ được san sẻ giữa các nhà nước và ai sẽ gánh chúng?

Ở Châu Âu, đã nhiều năm các nước thành viên đệ trình số liệu thống kê giả mạo, cho phép chi tiêu công vượt mức, kích thích tăng trưởng và tiêu dùng một cách dễ dãi thông qua lãi suất thấp hoặc hoặc dùng thuế suất thấp để tạo lợi thế.

Nhiều năm nay các quốc gia vẫn giữ thói quen trì hoãn giải quyết tận gốc vấn đề, thay vào đó họ tăng chi tiêu công, tích trữ nợ và phát hành tiền giá rẻ. Trong khi đó, các quốc gia vẫn tiêu thụ và đầu cơ diện rộng thay vì đầu tư vào giáo dục và dạy nghề, vào nghiên cứu và cải tiến định hướng tương lai-những lĩnh vực khiến nền kinh tế thực sự trở nên năng suất và cạnh tranh hơn. Hậu quả để lại là những khoảng thâm hụt lớn trong tài chính công và những  hạt mầm quí giá đã bị lãng phí thay vì được dùng để canh tác miếng đất màu mỡ. Chính sách cực đoan “bên miệng hố” đã chạm ngưỡng. Điều tưởng như luôn ổn thỏa – vay thêm nợ mới – sẽ không thể cứ tiếp tục mãi. Gánh nặng nợ nần bất công lên thế hệ trẻ cần phải chấm dứt. Quỹ Tiền tệ Quốc tế thậm chí đang đưa ra lời cảnh báo về một thế hệ đang bị đánh mất.

Tái lập khung điều tiết và những nguyên tắc cơ bản

Ở Châu Âu, đã nhiều năm các nước thành viên đệ trình số liệu thống kê giả mạo, cho phép chi tiêu công vượt mức, kích thích tăng trưởng và tiêu dùng một cách dễ dãi thông qua lãi suất thấp hoặc hoặc dùng thuế suất thấp để tạo lợi thế. Gần như tất cả mọi người đều nhắm mắt làm ngơ trước tình hình tài chính tệ hại và những vi phạm các nguyên tắc kinh tế cơ bản.
Thay vì thiết lập một khung điều tiết, các chính phủ lại tự cho phép họ trôi theo thị trường tài chính thế giới. Có nhiều những quyết định gây ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế được đưa ra một cách vội vàng ngay trước khi mở cửa các thị trường chứng khoán thay vì được xây dựng một cách nghiêm túc để hướng tới sự phát triển lâu dài.

Dẫu biết nói dễ hơn làm, tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tế tôi cho rằng những hành động kiên quyết để củng cố ngân sách vẫn có thể được sự ủng hộ rộng rãi về chính trị. Ở phạm vi Châu Âu, trường hợp của Latvia là một bài học đáng học tập về những chính sách dũng cảm đối với cắt giảm thâm hụt và cải cách tài chính công.

Điều gì cần được làm lúc này? Làm thế nào để các quốc gia khôi phục lại sự lành mạnh về tài chính? Làm sao để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội bền vững và khả thi? Viễn cảnh tốt đẹp cho các thế hệ tương lai có thể được đảm bảo như thế nào?

Đầu tiên, các chính trị gia cần tái lập khả năng hành động của mình. Họ cần chấm dứt phản ứng bộp chộp nông nổi với mọi cú giảm điểm trên thị trường chứng khoán; không được lệ thuộc hoặc cho phép mình bị dắt mũi bởi các ngân hàng, tổ chức đánh giá tín nhiệm tài chính quốc gia, hoặc giới truyền thông sớm nắng chiều mưa. Chính trị gia cần tính toán chính sách phục vụ lợi ích chung và phải thể hiện được sự dũng cảm cũng như thực lực khi đối mặt với những xung đột đến từ các nhóm lợi ích. Họ cần sắp xếp các cấu trúc theo thứ tự và vận dụng khung điều tiết để những nguồn lực khan hiếm có thể được sử dụng theo cách tốt nhất; và mạnh dạn đưa ra những quyết định bất đắc nhân tâm nếu cần thiết. Các quyết định cần được đưa ra ở các quốc hội theo nguyên tắc tự do dân chủ, điều làm nên căn cứ pháp lý cao nhất cho những quyết định này.

Ở Châu Âu, danh sách những vấn đề mang tính cấu trúc gây đau đầu cho các quốc gia được biết tới là: cải cách hệ thống giáo dục, cải thiện đào tạo nghề, xóa bỏ tình trạng quan liêu cửa quyền,  hiện đại hóa hành chính công, đơn giản hóa hệ thống thuế và chiến đấu với nạn trốn thuế. Trong quá trình giải quyết những vấn đề này, không một quốc gia nào được phép dung túng tệ gia đình trị hay mua chuộc lá phiếu.

Tiêu chuẩn để chúng ta hướng tới chính là các nguyên tắc của Liên minh Châu Âu đã được tất cả chúng ta ký kết tại Maastricht và được chúng ta tôn trọng trong thời gian sớm nhất: một nền kinh tế thị trường được cạnh tranh tự do, giá cả ổn định, tài chính công lành mạnh.

Theo luật Châu Âu, mọi quốc gia thành viên phải đảm bảo mức nợ công dưới 60% GDP. Năm ngoái, quá nửa các nước thành viên đang vi phạm điều luật này, cụ thể trong đó có Hi Lạp, Italy, Bỉ, Ireland, và Bồ Đào Nha. Ngay cả Đức [được coi là có nền tài chính tương đối lành mạnh ở Châu Âu] cũng có mức nợ công lên tới 83% GDP. Người dân Đức đừng dễ bị ảo tưởng về sức mạnh của đất nước mình (tới nay thị trường vẫn hình dung Đức là quốc gia gánh vai trò trọng yếu trong giải cứu các nước Châu Âu khác đang bị khủng hoảng tài chính).

Bất công, cũng như yếu kém trong quản lý nguồn tài chính công cần phải bị nghiêm trị kịp thời. Hơn nữa, điều này cần được áp dụng đồng bộ bình đẳng, không phân biệt các nươc thành viên lớn nhỏ. Những nước cần sự trợ giúp phải thỏa mãn những điều kiện thiết yếu cho việc phục hồi nền kinh tế của họ.

Ở Châu Âu, chúng ta là bạn bè, đối tác và người thân – một gia đình Châu Âu, một cộng đồng dựa trên nền tảng đoàn kết. Tôi cho rằng đoàn kết cũng hàm nghĩa quan tâm tới lớp trẻ. Bất kể ai cố gắng giảm nhẹ tác động của bong bóng đầu cơ chỉ bằng tiền bạc và trấn an về hậu quả của bong bóng đầu cơ, thực chất là đang quẳng gánh nặng lên thế hệ trẻ và khiến tương lai của họ trở nên khó khăn hơn. Những người hành động theo cách này chẳng qua là đang cố chạy tháo thân với ý nghĩ miễn bản thân ổn thì chẳng chết ai.

Điều này khiến tôi nghĩ về thực trạng các chính phủ cứ trì hoãn cho tới khi không thể chờ đợi thêm được nữa, tới phút cuối cùng mới dám từ bỏ các lợi ích cũng như đặc quyền và tiến hành cải cách. Đặc biệt là những người giám hộ tối cao của đồng tiền  hành động vượt ra ngoài trách nhiệm của họ và mua vào một lượng khổng lồ trái phiếu chính phủ – hiện đã lên tới hơn 110 tỷ euro. Điều này đương nhiên chẳng tốt đẹp gì trong dài hạn, và chỉ có thể chấp nhận được trong thời gian ngắn hạn. Những người giám hộ trên sẽ phải nhanh chóng quay trở về với những nguyên tắc cơ bản đã được nhất trí. Qua đây, tôi cho rằng việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) mua dồn trái phiếu chính phủ của các quốc gia thành viên là cần được xem lại xét về khía cạnh chính trị cũng như pháp lý. Nhằm đảm bảo sự độc lập của ECB, điều khoản 123 trong Hiệp ước hoạt động của Ủy ban Châu Âu nghiêm cấm ECB trực tiếp mua bán những công cụ nợ . Sự ngăn cấm này chỉ có ý nghĩa nếu những người chịu trách nhiệm không lợi dụng kẽ hở bằng việc mua bán với khối lượng giao dịch lớn trên thị trường thứ cấp. Dù thế nào đi nữa, việc mua bán gián tiếp trái phiếu chính phủ rõ ràng đắt hơn nhiều so với mua bán trực tiếp. Một lần nữa, kẻ được hưởng lợi lại là những đối tượng trung gian ở thị trường tài chính, những người ăn hoa hồng mà chẳng phải chịu bất kỳ một rủi ro nào.

Bất kể ai cố gắng giảm nhẹ tác động của bong bóng đầu cơ chỉ bằng tiền bạc và trấn an về hậu quả của bong bóng đầu cơ, thực chất là đang quẳng gánh nặng lên thế hệ trẻ và khiến tương lai của họ trở nên khó khăn hơn.

Khối tài chính cần đóng góp vào sự phát triển toàn cầu bền vững. Chúng ta cần một thị trường vốn hoạt động tốt, hiệu quả và có thể quản lý được các rủi ro chứ không phải tạo ra chúng. Đây là điều kiện cần thiết để tạo cầu nối vững chắc giữa vốn đầu tư với các ý tưởng đầu tư – những ý tưởng giúp thực sự giải quyết những thách thức to lớn mà thế giới đang đối mặt. Những hành động kiên quyết sẽ mang lại sự hồi phục – một phần nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của khu vực mới nổi. Hãy coi khủng hoảng như một cơ hội để triển khai những sáng kiến cho một nền kinh tế thị trường xã hội toàn cầu với một khung điều tiết rõ ràng.

Niềm tin và sự trung thực

Trong mỗi nền kinh tế, niềm tin là yếu tố cơ bản không thể thay thế: dành được niềm tin là khó, nhưng để mất đi thì rất dễ. Cấp tín dụng là cơ sở cho một nền kinh tế thị trường vận hành và tăng trưởng vững chãi. Nhưng để có thể cấp tín dụng, điều cơ bản người ta cần là niềm tin. Chúng ta cần sự trung thực trong cộng đồng và trung thực với bản thân.

Chúng ta cần thảo luận cởi mở và trung thực về sự khan hiếm, bởi chẳng có gì trên trái đất là vô hạn. Những nỗ lực lặp lại nhằm lảng tránh tác động của sự khan hiếm tài nguyên và nhắm mắt làm ngơ trước thực tại không thể mang lại cải thiện lâu dài. Chúng ta đang lãng phí tài nguyên thiên nhiên, sống xa hoa quá khả năng duy trì bền vững của tự nhiên, chưa kể tạo ra tấm gương xấu khiến nhiều xã hội khác trên khắp thế giới thèm muốn bắt chước theo. Có sự lãng phí và bất chấp tài nguyên khan hiếm đó, là vì chúng ta không trung thực. Mức giá tiêu dùng của năng lượng, tài nguyên thô, nước, không khí, và đất mà con người đang sử dụng là quá thấp, không phản ánh đúng thực trạng khan hiếm của tự nhiên.

Trong nhiều trường hợp cái giá tồn tại của chúng ta không chỉ do những thế hệ tương lai gánh vác mà còn được trả bởi những kẻ yếu nhất trong xã hội. Theo Liên Hợp Quốc, người dân của những nước nghèo nhất thế giới lại chịu tác động mạnh nhất bởi những hậu nạn của biến đổi khí hậu, như hạn hán và lũ lụt, mặc dù phần đóng góp của họ trong hiện tượng này là ít nhất. 25 năm trước đây, Ủy ban Brundtland đã kêu gọi “phát triển bền vững, hàm nghĩa đáp ứng nhu cầu hiện tại mà vẫn đảm bảo khả năng các thế hệ tương lai được đáp ứng các nhu cầu của họ”.

Chúng ta cần một thị trường vốn hoạt động tốt, hiệu quả và có thể quản lý được các rủi ro chứ không phải tạo ra chúng. Điều là điều kiện cần thiết để tạo cầu nối vững chắc giữa vốn đầu tư với các ý tưởng đầu tư – những ý tưởng giúp thực sự giải quyết những thách thức to lớn mà thế giới đang đối mặt.

Chúng ta không thể trả giá cho những tiện nghi hiện tại bằng tương lai của chính mình và con em. Chúng ta cần thay đổi tiến trình, hướng tới quản lý và cân đối bền vững. Chỉ theo cách này một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội và tự do mới có thể vận hành.

Điều không may là còn xa chúng ta mới đạt được trình độ quản lý bền vững. Chúng ta vẫn chưa thành công trong việc đáp ứng những nhu cầu căn bản hiện tại cho tất cả mọi người. Và chúng ta thậm chí còn kém cỏi hơn trong việc bảo tồn tài nguyên và môi trường cho các thế hệ tương lai. Thay đổi điều này thực sự là một nhiệm vụ cơ bản. Trong sự kết nối hôm nay, tôi trông chờ vào năng lực chuyên môn và nhiệt huyết khoa học của quý vị để có những hành động mạnh mẽ hợp lí và bền vững trong dài hạn.

(*) Các tít phụ do Tia Sáng đặt

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)