Intel đầu tư 33 tỉ euro vào châu Âu

Cuộc đầu tư này sẽ hỗ trợ việc thành lập một trung tâm có quy mô lớn mới ở Đức, mở rộng nhà máy hiện tại ở Ireland, một trung tâm R&D và thiết kế ở Pháp và năng lực sản xuất, nghiên cứu ở Italy, Tây Ban Nha và Ba Lan.

Pat Gelsinger, CEO của Intel, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới mới tiết lộ kế hoạch đã được chờ đợi từ lâu vào ngày 15/3/2022, một phần trong chiến lược rộng hơn để đầu tư 80 tỉ euro trong thập kỷ đến, qua đo tăng cường chuỗi giá trị bán dẫn ở EU.

Vào tháng 2, Ủy ban châu Âu đã trình bày Đạo luật Chip châu Âu, một đề xuất mang tính pháp lý để thúc đẩy năng lực bán dẫn của châu Âu nhằm làm giảm bớt sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các chính quyền trong việc thành lập những nhà máy chế tạo tiên tiến. “Đạo luật Chip châu Âu sẽ khuyến khích các công ty tư nhân và chính phủ hợp tác với nhau để thúc đẩy vị trí của châu Âu trong lĩnh vực bán dẫn”, Gelsinger nói. “Sáng kiến này sẽ thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, R&D ở châu Âu và mang nền sản xuất lên vị trí dẫn đầu cùng với lợi ích cho các khách hàng, các đối tác của chúng tôi trên toàn cầu”.

Đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất từ một công ty tư nhân ở châu Âu trong những năm gần đây. Nó ghi dấu ấn một chiến thắng đáng kể cho chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và ủy viên phụ trách thị trường nội địa Thierry Breton, những người đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ Đạo luật Chips.

Cũng có ý kiến chỉ tích chỉ ra sự thật là Đạo luật Chip mới chỉ có các quốc gia mạnh ở châu Âu có đủ nguồn lực để thu hút sự đầu tư của khối tư nhân. Kế hoạch của Intel chủ yếu hướng đến các quốc gia này nhưng đầu tư thì phân bổ cho nhiều quốc gia khác nhau.

Vấn đề quan trọng nhất của cuộc đầu tư này là hai nhà máy hiện đại hàng đầu mà Intel sẽ xây ở Magdeburg, Đức. Trong Đạo luật Chip, các nhà máy hiện đại hàng đầu sẽ làm tăng cường vị trí công nghệ của châu Âu và do đó sẽ được hưởng sự hỗ trợ của chính quyền với một chính sách ưu tiên về quy định pháp lý.

Trung tâm ở Đức được đặt tên là “Silicon Junction” vì sự kết nối của nó với những trung tâm sản xuất và đổi mới sáng tạo khác nhau ở khắp châu Âu. Intel ước tính có khoảng 3.000 công việc công nghệ cao sẽ được tạo ra, không tính đến hiệu ứng mở rộng tương tự của các nhà cung cấp và đối tác.

Các nhà máy sẽ đem đến cho Intel những con chip thế hệ mới và các dịch vụ và sản xuất bán dẫn và sản xuất cho các công ty khác, phù hợp với ý tưởng của Ủy ban châu Âu về “Những công xưởng mở”.

Công trình xây dựng này được chờ đợi sẽ được khởi công vào năm 2023, và các nhà xưởng sẽ được vận hành vào năm 2027.

“Việc đặt các nhà máy tiên tiến tại nhiều địa điểm ở châu Âu có thể giúp tái cân bằng năng lực silicon toàn cầu và tạo được một chuỗi cung cấp bền vững hơn”, thủ tướng Đức Olaf Scholz chi biết trong một thông cáo báo chí.

Công ty Mỹ này sẽ mở rộng nhà máy ở Ireland với 12 tỉ euro đầu tư, nghĩa là tăng gấp đôi không gian sản xuất để làm ra những con chip tiên tiến và tăng cường các dịch vụ sản xuất ở châu Âu.

Intel cũng đang đàm phán với chính phủ Ý để mở một nhà máy dạng này cho sản xuất đầu cuối, nghĩa là nơi các con chip cuối cùng sẽ được xuất xưởng qua các quá trình chính xác. Nhà máy này được chờ đợi sẽ tuyển dụng khoảng 1.500 người và tạo ra khoảng gấp đôi việc làm cho chuỗi cung cấp.

Sự đầu tư vào Italy liên quan đến việc giành được Tower Semiconductors, một công ty sản xuất có quan hệ đối tác với STMicroelectronics, một nhà sản xuất bán dẫn Pháp – Ý với một nhà máy ở Agrate, gần Milan.

Đầu tháng nay, Ngân hàng đầu tư châu Âu loan báo một khoản vay 600 triệu euro cho STMicroelectronics để đầu tư vào R&D ở ba nhà máy, bao gồm cả Agrate. Nhà đầu tư này chờ đợi thiết lập “những phạm vi thử nghiệm”, một khái niệm được giới thiệu trong Đạo luật Chip để tinh chỉnh các nhà máy theo hướng thử nghiệm các sản phẩm thử và mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm sáng tạo.

Intel đã đàm phán để nhận được đầu tư công từ các chính phủ Đức và Ý nhưng trên thực tế không công khai lượng đầu tư nhận được. Đàm phán về ủng hộ tài chính là nguyên nhân chính cho Intel dành nhiều thời gian cho kế hoạch đầu tư này.

Intel đang lập kế hoạch mở rộng trung tâm R&D ở bình nguyên de Saclay, Pháp với 1.000 công việc trong lĩnh vực công nghệ cao vào năm 2025. Thêm vào đó, nhà làm chip này sẽ mở trung tâm thiết kế châu Âu của mình ở Pháp.

“Pháp sẽ trở thành một trong những đại bản doanh của Intel ở châu Âu về tính toán hiệu năng cao và thiết kế AI, đem lại một loạt lợi ích cho lĩnh vực công nghiệp”, Gelsinger cho biết thêm.

Ở Ba Lan, kế hoạch này sẽ là mở rộng không gian phòng thí nghiệm tới 50% trong năm 2023 để phát triển các giải pháp bán dẫn cho các mạng thần kinh học sâu dựa trên AI, các trung tâm audio, đồ họa, dữ liệu và tính toán đám mây.

Ở Tây Ban Nha, công ty lập kế hoạch mở rộng sự hợp tác với Trung tâm Siêu máy tính Barcelona để thiết lập các phòng thí nghiệm mới cho tính toán tiên tiến.

Tô Thanh Vân  tổng hợp

Nguồn:

https://www.fdiintelligence.com/content/news/intel-to-invest-33bn-in-european-chip-manufacturing-80852

https://sciencebusiness.net/news/eu-hails-eu80-billion-intel-investment-first-success-chips-act

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)