Khinh khí cầu Titanic của NASA đạt kỷ lục mới

Titanic, khinh khí cầu chịu áp mới nhất và lớn nhất của NASA, đã thiết lập kỷ lục mới về sức bền khi thực hiện được chuyến bay dài nhất ở vĩ độ trung bình.

Được bơm bởi 532,000 m3 helium và có đường kính 114m, khinh khí cầu này đã bay vòng quanh Nam bán cầu trong vòng 46 ngày, chở theo một kính thiên văn sử dụng tia gamma. Theo lộ trình, Titanic sẽ bay 100 ngày nhưng hành trình này đã kết thúc sớm vào ngày 3/7 do bóng tối quá dày đặc. Tuy vậy chuyến bay đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của NASA nhằm phát triển loại siêu khinh khí cầu chịu áp, qua đó giảm chi phí đầu tư vào các vệ tinh.

 Nhiều thập kỷ qua, khinh khí cầu không chịu áp thông thường đã giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu về hóa học khí quyển, các bức xạ vũ trụ nền, và nhiều hiện tượng khác theo các độ cao khác nhau. Nhưng ở các vĩ độ ôn đới, sức bền của các khinh khí cầu thông thường bị hạn chế vì vào ban ngày, ánh mặt trời đốt nóng khí helium khiến khí này nở ra và nhẹ đi, đẩy khí cầu bay lên; vào ban đêm, khinh khí cầu lạnh dần và phải thả các vật dằn (vật nặng) để tránh bị trôi xuống quá thấp. Khinh khí cầu không chịu áp chỉ có thể thực hiện chuyến bay dài ngày vào thời điểm mùa hè gần hai cực của Trái đất, khi hiện tượng ngày dài cho phép họ thực hiện chuyến bay kéo dài hàng tuần.

 Các nhà khoa học đang phát triển các siêu khinh khí cầu chịu áp có độ bền ở các vĩ độ ôn đới do khí helium được nén lại nên khối lượng của chúng không thay đổi khi được đốt nóng hay làm lạnh bởi sự luân chuyển ngày đêm vì vậy chúng có thể duy trì độ cao liên tục và không cần đến khí gas hay vật dằn.

Phương Thảo dịch
 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)