Mô hình hóa tương tác người – vật để chứng tỏ khi nào vật tránh người

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ trường đại học Exeter và Viện nghiên cứu Nhân học tiến hóa Max Planck đã xây dựng một mô hình để chứng tỏ khi nào các tương tác người – vật nằm được loài vật quan tâm nhất.

Cuộc đi săn trong rừng, họa sĩ Paolo di Don. Nguồn: ashmolean.org/

Trong công trình xuất bản trên tạp chí Royal Society Open Science, “Predator or provider? How wild animals respond to mixed messages from humans” (Kẻ săn mồi hay người cung cấp? Các động vật hoang dã phản hồi với những thông điệp hỗn tạp của con người như thế nào?), nhóm nghiên cứu miêu tả những yếu tố mà họ sử dụng để tạo ra mô hình của họ 1.

Băng chứng chính xác cho thấy động vật phải mất thời gian để xác định rõ người nào đáng tin và người nào phải tránh. Một số người, ví dụ như vậy, có thể mở rộng bàn tay đầy đồ ăn trong khi những người khác có thể mang súng và bắn chúng. Bởi vì thế, động vật đã có những cách tiếp cận khác trong quan hệ với con người. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phải xây dựng một môt hình để đánh giá mức độ nguy hiểm ở các kịch bản khác nhau mà những con vật khác nhau chạm trán con người

Mô hình này dựa trên cơ sở những thuật toán đánh giá những yếu tố rủi ro với những kịch bản khác nhau: việc săn hươu trong khu vực đô thị dường như khiến hươu ít có nguy cơ bị bắn so với hươu ở vùng thôn dã; gấu dường như dễ bị ăn đạn trong khu vực đô thị… Các nhà nghiên cứu đã xác định được các yếu tố trong các biến để xác định mức độ mà loài vật có thể phân biệt được những người tốt hay an toàn với những người có xu hướng làm chúng tổn thương. Các con bồ câu trong thành phố học được cách nhận diện được những người thường đến cho chúng ăn trong khi biết tránh những người không làm như vậy. Các nhà nghiên cứu cũng bổ sung năng lực đánh giá khả năng học tập trực tiếp của động vật so với học tập xã hội. Chim có xu hướng gia tăng học hỏi để tránh mèo nhà – chúng học được nhiều kỹ năng từ những con chim khác hoặc ngay cả những động vật khác. Chúng đã học một cách trực tiếp, khi tìm kiếm lũ giun trong một cái sân nơi bọn trẻ có thể cố tìm cách bắt chúng, ví dụ như vậy.

Mô hình cho thấy động vật học hỏi về hành xử của con người có xu hướng phản hồi đúng với tính chất hành xử của con người: có xu hướng hành động thân thiện hay ác ý. Và có thể hữu dụng – hươu di chuyển vào các khu vực an toàn ở đô thị và thoát khỏi cuộc săn bắn ở nông thôn. Nhưng nó cũng chứng tỏ là việc học hỏi nhanh cũng có những trở ngại của chúng – việc hươu học cách tin con người nói chung có thể dẫn đến hậu quả chúng ít cẩn thận hơn trong các kịch bản săn bắt. Mô hình này cũng cho thấy những kết quả lẫn lộn khi con vật học cách tin vào những người riêng lẻ. Trong một số trường hợp, có thể có lợi như khi chúng được cho ăn nhưng cũng có thể dẫn đến viejc mất nhiều thời gian để biết rõ hơn hành xử của con người có thể đơn giản là hành động tìm thực phẩm cho chính họ.

 Vũ Anh tổng hợp

Nguồn: https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rsos.211742

———————————–

1. https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rsos.211742

 

Tác giả