Một loại vaccine mới và kháng virus mới có thể ngăn chặn sốt xuất huyết?

Các nhà khoa học cảnh báo là sẽ cần những phương pháp “nhiều trong một” để chặn đứng sốt xuất huyết, căn bệnh còn được gọi là sốt gãy xương và từng được coi là chỉ giới hạn ở vùng nhiệt đới.

Các hạt virus sốt xuất huyết (đỏ; màu nhân tạo) lây nhiễm trên một mẫu mô. Sốt xuất huyết chủ yếu lưu hành ở các vùng nhiệt đới nhưng giờ lan tràn khi nhiệt độ ấm lên. Nguồn: Science Source/SPL

Sốt xuất huyết đang bùng phát. Trong năm nay, hơn 4,2 triệu ca bệnh do một loại virus ẩn trong các con muỗi, trong khi năm 2000 mới là nửa triệu người 1. Căn bệnh tưởng chừng là đặc hữu của vùng nhiệt đới, đang lan tràn đến những địa điểm mới trên thế giới, trong đó có Nam Âu 2.

Chưa có phương thức điều trị nào cụ thể cho sốt xuất huyết, vốn được coi là sốt gãy xương và là nguyên nhân của chứng sốt, đau xương và thậm chí là chết người. Các vaccine hiện hành lại có những giới hạn 3 và việc kiểm soát muỗi lan truyền bệnh thực sự vẫn là thách thức 4.

Nhưng các nhà khoa học không ngồi chơi, Tại hội thảo thường niên của Hội Y học và vệ sinh nhiệt đới Mỹ, tổ chức tại Chicago, Illinois, vào tháng trước, các nhà nghiên cứu đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình trong phát triển vaccine, các biện pháp kháng virus và kiểm soát muỗi để cắt căn bệnh này. Mỗi công cụ hiện có đều cần thiết, họ nói.

“Chúng ta đang thấy sự xuất hiện của sốt xuất huyết ở những nơi mà chúng ta chưa từng thấy trước đây”, Adam Waickman, một nhà miễn dịch học tại trường Y ngoại ô SUNY Syracuse, New York, nói trong hội thảo. “Kiểm soát muỗi hiệu quả đang cần những nỗ lực nhiều trong một”.

Virus của nhiều khuôn mặt

Một thách thức quan trọng của phát triển vaccine là sốt xuất huyết là nguyên nhân gây ra của bốn kiểu virus riêng biệt, hoặc bốn loại huyết thanh: DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4. “Vaccine sốt xuất huyết hoàn hảo có thể phải có 90% hiệu lực đối với bốn loại huyết thanh khác nhau và có thể cùng mức độ hiệu lực với người đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đó và cả những người chưa từng bị”, Timothy Endy, một nhà miễn dịch học tại trường Y ngoại ô SUNY, nói. “Chúng ta không hề có loại nào như vậy.”

Hai vaccine sốt xuất huyết đã nhận được sự phê chuẩn lưu hành còn xa mới đạt được điều đó. Dengvaxia, một vaccine do Sanofi ở Paris, có tỉ lệ hiệu lực 60% với các triệu chứng sốt xuất huyết nhưng chỉ được đề xuất dùng cho người đã từng mắc bệnh trước đó 5. Đây là lý do vì sao với những người chưa từng bị lây nhiễm, vaccine này trên thực tế có thể làm trầm trọng thêm sự rủi ro của các chứng bệnh sau khi bị lây nhiễm thông qua một cơ chế mà người ta gọi là tăng cường phụ thuộc vào kháng thể.

QDenga, một vaccine do Takeda ở Osaka, Nhật Bản, đã chứng tỏ an toàn với mọi người, ngay cả họ bị nhiễm hay chưa, và đạt hiệu lực tới 73% 6. Tuy nhiên nó lại chứng tỏ mức hiệu lực thấp hơn so với DENV-3 và vẫn không thể kết luận tác động của nó đối với DENV-4.

Loại vaccine thứ ba, TV003, do Viện Các bệnh Dị ứng và truyền nhiễm quốc gia Mỹ ở Bethesda, Maryland phát triển. Nó đang được thử nghiệm ở Viện Butantan ở São Paulo, Brazil, trong một thử nghiệm lâm sàng với hơn 16.000 người tham gia. Theo dữ liệu hiện được trình bày ở hội thảo ASTMH, với những người tham gia được theo dõi trong vòng hai đến năm năm, nhìn chung hiệu lực bảo vệ của TV003 với sốt xuất huyết là 80%.

“Nó đã được chứng tỏ là cực kỳ an toàn, cụ thể khi xem xét gần nửa số người tham gia nghiên cứu chưa từng mắc sốt xuất huyết trước đó”, Maurício Nogueira, một nhà vi sinh vật học tại Khoa Y São José do Rio Preto ở Brazil và là người tham gia thử nghiệm lâm sàng. Tuy vậy các nhà nghiên cứu thiếu dữ liệu của một số loại huyết thanh, bởi vì DENV-3 và DENV-4 không lưu hành rộng rãi trong thời kỳ nghiên cứu thực hiện.

Vaccine này có thể hữu dụng cho những người sống ở các quốc gia mà virus hoành hành và cho những người di chuyển tới những vùng đó, Nogueira nói.

Thuốc ngăn ngừa

Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu kỹ về các loại muỗi mang virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Tại hội thảo, công ty dược phẩm Janssen ở Beerse, Bỉ, chia sẻ dữ liệu hứa hẹn cho loại thuốc kháng virus gọi là JNJ-1802 có mục tiêu ngăn ngừa sốt xuất huyết dưới hình thức thuốc 7.

Dữ liệu này có được từ một thử nghiệm lâm sàng “thách thức nhân lực”, trong đó các tình nguyện viên chủ động phơi nhiễm với mầm bệnh trong một không gian được kiểm soát. Các nhà nghiên cứu trao cho họ các liều mỗi ngày hoặc là một liều kháng virus hoặc giả dược trong vòng 26 ngày. Trong ngày thứ 5, những người tham gia được tiêm virus sốt xuất huyết.

Ở sáu trong số 10 người tham gia nhận một liều cao, không phát hiện ra virus trong máu trong suốt quá trình nghiên cứu này, trong khi mọi người nhận giả dược đều có các mức virus sau năm ngày nhận mũi tiêm bệnh sốt xuất huyết. Phần lớn những người nhận mức liều thấp JNJ-1802 đều có mức level khác nhau tại một số nơi nhưng chỉ xuất hiện sau một hoặc vài ngày ở nhóm nhận giả dược.

Các kết quả này hỗ trợ “đánh giá hiệu lực của JNJ-1802 trước lây nhiễm tự nhiên với mọi loại huyết thanh sốt xuất huyết”, Anna Durbin, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại trườn Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg ở Baltimore, Maryland, và là người tham gia nghiên cứu này, nói trong cuộc họp.

Nhưng việc cung cấp thuốc hàng ngày cho người dân ở những vùng có dịch là điều không khả thi. Chiến lược này có thể quá đắt đỏ cho nhiều quốc gia, Endy nói. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp có triệu chứng sốt xuất huyết thì có nghĩa là nhiều người có thể phải thực hiện các biện pháp can thiệp y tế để ngăn ngừa căn bệnh có nguy cơ đem lại cho họ những triệu chứng bệnh khác.

Tuy nhiên, Durbin nói loại thuốc này có thể hữu dụng cho người đi du lịch tới những vùng có lưu hành sốt xuất huyết.

Hướng đến những người mang virus

Các biện pháp tiêu chuẩn để kiểm soát mỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết như sử dụng thuốc trừ sâu có những kết quả giới hạn. Người mang virus sốt xuất huyết từ Aedes aegypti “là một loại muỗi vô cùng khó loại trừ”, Cameron Simmons, một chuyên gia mắc bệnh truyền nhiễm của Chương trình Muỗi thế giới, một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận ở Melbourne, Australia, trao đổi lại phiên họp. “Hiện trạng này thực sự không hay chút nào, vì vậy chúng ta cần những phương thức can thiệp mới”. Một trong số các chiến lược như vậy đang do Chương trình muỗi thế giới tiến hành. Tổ chức này đã thả muỗi bị nhiễm Wolbachia, một loại vi khuẩn có thể cạnh tranh với các viruse như sốt xuất huyết và Zika, khiến cho côn trùng ít mang những bệnh này hơn. Theo dữ liệu được trình bày tại hội thảo, việc sử dụng muỗi được biến đổi ở quy mô thành phố ở Colombia đã làm giảm sự xuất hiện của sốt xuất huyết xuống 94 đến 97% tại những khu vực mà trước đây loài muỗi mang bệnh hoành hành 8.

Nguyễn Thanh tổng hợp

Nguồn: doi: https://doi.org/10.1038/d41586-023-03453-0

https://www.nature.com/articles/d41586-023-03453-0

—————————————–

1. https://news.un.org/en/story/2023/07/1138962

2. https://www.nature.com/articles/d41586-023-03407-6

3. https://www.nature.com/articles/d41586-022-03546-2

4. https://www.nature.com/articles/d41586-020-02492-1

5. https://www.nejm.org/doi/10.1056/NEJMoa1506223

6. https://academic.oup.com/jid/article/225/9/1521/6034203?login=false

7. https://www.jnj.com/janssen-announces-promising-antiviral-activity-against-dengue-in-a-phase-2a-human-challenge-model

8. https://www.nature.com/articles/d41586-023-03346-2

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)