Người già có thể nhận diện và ghi nhớ chủ đề âm nhạc như người trẻ
Một người ở độ tuổi 80 vẫn có thể nhận diện được các giai điệu quen thuộc giống như các cháu tuổi teen.
Một nhóm nghiên cứu tâm lý tại trường đại học Newfoundland, ở Canada, đã phát hiện được điều này thông qua thực nghiệm. Vậy là trái ngược với những điều chúng ta lầm tưởng, người già vẫn có khả năng nhận diện và ghi nhớ các chủ đề âm nhạc tốt như người trẻ.
Không như các hình thức ghi nhớ khác, năng lực ghi nhớ và nhận diện một chủ đề âm nhạc không bị tuổi tác ảnh hưởng. “Bạn có thể nghe nhiều giai thoại về việc người mắc bệnh Alzheimer không thể nói, không thể nhận biết được người khác nhưng vẫn có thể hát được những bài hát thơ ấu hoặc chơi piano”, Sarah Sauvé, một nhà nghiên cứu âm nhạc ở ĐH Lincoln, Anh, cho biết.
Công bố “Age and familiarity effects on musical memory”, mà cô và cộng sự xuất bản trên tạp chí PLOS ONE miêu tả cách đề nghị một cách ngẫu nhiên các tình nguyện viên tại một buổi hòa nhạc cổ điển để tham gia vào một thí nghiệm về trí nhớ âm nhạc, và những gì họ tìm thấy từ những hành xử của những các tình nguyện viên 1.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ là những người lớn tuổi thường có xu hướng mất đi sự sắc sảo về trí tuệ và bắt đầu có vấn đề với trí nhớ của họ, chẳng hạn như đòi hỏi xử lý theo thời gian thực, trong khi các nhiệm vụ ghi nhận phụ thuộc vào việc biết đủ tốt về thông tin và quá trình xử lý tự động. Ảnh hưởng của tuổi tác lên năng lực nhớ âm nhạc đã từng được nghiên cứu nhưng theo Sauvé, mới chỉ quan tâm đến khám phá hệ quả này trong thế giới thực như một buổi hòa nhạc.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tự đặt câu hỏi là liệu sự lão hóa có tác động tương tự đối với cách mà con người xử lý và ghi nhớ âm nhạc không.
Họ thiết kế và triển khai một thực nghiệm mời những người tham gia một buổi hòa nhạc do dàn nhạc giao hưởng Newfoundland trình diễn đánh một dấu trên thiết bị được phát khi nghe thấy một chủ đề nhất định trong một tác phẩm âm nhạc.
Tất cả có 150 người ở độ tuổi 18 đến 86 đồng ý tham gia nghiên cứu. Sauvé đã kiểm tra xem cách mọi người ghi nhận những chủ đề quen thuộc và không quen thuộc tại một buổi hòa nhạc trực tiếp như thế nào. 31 người khác thì xem phần ghi hình buổi biểu diễn trong một phòng thí nghiệm. Mỗi người được trao một thiết bị có màn hình LCD mà họ đeo ở cổ tay và một hình thức để ghi thông tin cơ bản.
Nghiên cứu tập trung vào ba tác phẩm được biểu diễn tại hòa nhạc, đó là Eine kleine Nachtmusik của Mozart mà các nhà nghiên cứu giả định mỗi người tham gia đều quen thuộc với nó, và hai tác phẩm thực nghiệm dành riêng, một dễ nghe và một thì phi điệu thức (đây là hai tác phẩm được các nghệ sĩ của trường Newfoundland sáng tác dành riêng cho thí nghiệm). Một tiết nhạc trích xuất từ một trong ba tác phẩm được chơi ba lần tại phần đầu của tác phẩm, sau đó người tham gia sẽ bấm vào thiết bị mỗi khi họ ghi nhận thấy chủ đề này trong các phẩm đó.
Tiết giai điệu trích xuất từ Eine kleine Nachtmusik được ghi nhận tốt ở mọi lứa tuổi và mọi người có nền tảng âm nhạc khác nhau, ngay cả khi độ tuổi tăng lên thì họ vẫn có thể ghi nhận được. Thật đáng ngạc nhiên là mọi người tham gia đều ít tự tin hơn trong việc ghi nhận chủ đề trong hai tác phẩm không quen thuộc, cả điệu thức và phi điệu thức. Tuy nhiên các tình nguyện viên đều tốt hơn trong việc cố gắng ghi nhận chủ đề khi lắng nghe tác phẩm đầu tiên và cùng vô cùng vất vả để làm điều đó với tác phẩm thứ hai
Ghi nhận mẫu hình giai điệu không biến thiên theo tuổi tác. Nghiên cứu do đó không tìm thấy sự khác biệt liên quan đến tuổi tác trong kết quả giữa những người tham gia tại hòa nhạc và ở trong phòng thí nghiệm.
Phát hiện đề xuất là các trí nhớ âm nhạc đều được lưu trữ một cách khác biệt trong não và chúng vẫn còn sống động mạnh mẽ ngay cả khi con người lão hóa.
Tô Vân tổng hợp
Nguồn: https://medicalxpress.com/news/2024-07-orchestra-older-people-musical-themes.html
https://www.nature.com/articles/d41586-024-02369-7
—————————————
1.https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0305969