Những thách thức trên đường hội nhập
Với việc kết thúc đàm phán và ký được thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ, khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa. Nhiều người xem sự kiện này mở ra cánh cửa đầy thuận lợi cho kinh tế nước ta cất cánh mà không thấy hết những thách thức không nhỏ khi chúng ta hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới.
Trước hết là nhiều doanh nghiệp có thể đi đến phá sản do không cạnh tranh nổi với doanh nghiệp nước ngoài, nhất là trong các ngành nông nghiệp vì nông nghiệp của chúng ta còn manh mún, lạc hậu, nhiều nơi vẫn còn “con trâu đi trước…” thì không thể so sánh với ngành nông nghiệp hiện đại như Hoa Kỳ, nơi mà chỉ có 2% dân số sống về nông nghiệp nhưng có thể cứu đói cho cả thế giới.
Đã từ lâu, nhiều nước đang phát triển kêu gọi các nước phát triển mở rộng thị trường của họ và chấm dứt trợ cấp cho nông dân để nông nghiệp của các nước nghèo có thể cạnh tranh với nông dân các nước giàu. Mặc dù đã có những sự nhượng bộ gần đây nhưng vẫn chưa đủ để khuyến khích các nước đang phát triển an tâm phục hồi sản xuất những sản phẩm như bông vải, đậu tương… Có thể nói trợ cấp hay trợ giá đã làm méo mó lợi thế so sánh và phân công lao động trên bình diện toàn cầu.
Vừa qua, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị một số nước kiện là bán phá giá do có trợ cấp của Nhà nước vì chúng ta vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường. Trong thoả thuận song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa được ký kết thì Việt Nam phải chịu tình trạng nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm nữa. Thật khó xác định căn cứ để có con số này nhưng dù sao thì cũng hơn Trung Quốc – đến những 15 năm. Đây sẽ là một thách thức lớn cho Việt Nam chúng ta vì trong thời gian này một số biện pháp có thể áp dụng nếu doanh nghiệp của ta có dấu hiệu được Nhà nước trợ cấp. Tất nhiên là vị thế nền kinh tế của ta khác Trung Quốc, chúng ta có thể bị áp đặt trong khi Trung Quốc có khả năng huy động sự hậu thuẫn của nhiều nước khác để gây ảnh hưởng đến luật chơi. Chúng ta chỉ có thể là người cùng thụ hưởng, nếu có, chứ không thể là người khởi xướng. Với quyết tâm cao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước sau Đại hội X vừa qua, chúng ta có thể hy vọng là Chính phủ sẽ có những biện pháp tích cực hơn nữa để tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế và cũng sẽ là cơ hội để việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
Chính phủ còn cần phải đẩy mạnh và nhanh hơn nữa việc cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Trở ngại lớn trong công tác này có lẽ ai cũng biết nhưng biện pháp mạnh hơn lại chưa có. Giảm số doanh nghiệp quốc doanh cũng sẽ giảm phần có thể xem là trợ cấp của Nhà nước, đồng thời cũng sẽ mở ra khả năng cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng. Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trước khi được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Nhà nước đã và đang khuyến khích hình thành nhiều tập đoàn kinh tế mạnh để chuẩn bị đối đầu với nhiều tập đoàn kinh tế sẽ xâm nhập vào nước ta sau khi ta gia nhập WTO. Cách làm của ta cũng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy mà ta chưa thể hình dung hết được. Cụm từ “vừa đá bóng, vừa thổi còi” sẽ là yếu huyệt khi các tập đoàn kinh tế của ta thường trực thuộc các bộ chủ quản. Một khi còn trực thuộc bộ chủ quản thì Nhà nước vẫn giữ quyền điều hành và tất nhiên sẽ “được nâng đỡ” trong quá trình huy động vốn trên thị trường tài chính trong hay ngoài nước. Tập đoàn kinh tế không thể hình thành bằng cách tập hợp một số doanh nghiệp lại mà phải là một quá trình tự phát triển và lớn lên của một doanh nghiệp thành đạt, không thể lắp ghép “nhiều con tép để trở thành con tôm được”. Có nhìn thẳng vào sự việc thì mới có hy vọng thực hiện các quyết tâm của Chính phủ để việc sử dụng tài nguyên quý hiếm của quốc gia có hiệu quả hơn, sẽ không còn khái niệm doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo để dồn vốn nuôi quốc doanh trong khi khu vực tư nhân lại linh hoạt để tạo hiệu quả và cũng là nguồn sử dụng nhiều lao động trong xã hội.
Một vấn đề cần lưu ý nữa trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu là hội nhập không đương nhiên mang lại phát triển cho thành viên mà phải do thành viên đó biết chọn con đường thích hợp thể hiện qua chính sách vĩ mô. Kinh nghiệm trong khu vực cho thấy là một số nước đã thành công trong quá trình phát triển thông qua con đường xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Có thể các nước đi trước có lợi thế hơn những nước đi sau như chúng ta. Chúng ta cũng khá thành công trong xuất khẩu trong các năm qua và chúng ta cũng đã chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng bước đi và ngành nghề để công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì còn rất chung chung, ai cũng nói được nhưng khi vào cụ thể thì ậm ờ. Công tác giáo dục và đào tạo nghề hiện nay chưa đủ cũng như chưa xứng tầm với đà phát triển của các khu chế xuất và khu công nghiệp. Đây cũng là một minh chứng cho tính không đồng bộ trong chính sách và biện pháp thực hiện. Một chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã nói: “Hoạch định một chiến lược công nghiệp hoá thường dễ hơn là đưa vào thực hiện. Điểm yếu của các nước đang phát triển là sự phối hợp giữa thiết kế chính sách và thực hiện”. Khi có nhiều bộ cùng tham gia trong quá trình lập chính sách thì sự phối hợp lại càng quan trọng để tránh các mâu thuẫn thay vì cùng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này rất đúng với tình trạng của ta, chúng ta rõ ràng thiếu sự phối hợp giữa các bộ như đã thể hiện qua nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Chúng ta đang thiếu một nhạc trưởng để phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chính sách, chủ trương của Nhà nước.
Còn quá nhiều trường hợp cơ quan có trách nhiệm lại đùn đẩy trách nhiệm lên trên làm cho bộ máy lãnh đạo cao nhất tràn ngập sự vụ mà đúng lý ra bên dưới phải giải quyết thật dứt khoát. Một thí dụ cụ thể là chỉ một sự tranh chấp giữa các chủ xe chuyên chở hành khách trên một tuyến đường mà cũng phải “nhờ và chờ” Thủ tướng giải quyết. Chắc chắn cơ chế điều hành của Nhà nước ta thiếu sự phân quyền đến thế nhưng lại cũng không có cơ chế xử lý quan chức, cán bộ thiếu khả năng. Muốn thành công trong quá trình hội nhập toàn cầu, Nhà nước ta cũng cần có những chính sách phù hợp cho quá trình này.
Đã từ lâu, nhiều nước đang phát triển kêu gọi các nước phát triển mở rộng thị trường của họ và chấm dứt trợ cấp cho nông dân để nông nghiệp của các nước nghèo có thể cạnh tranh với nông dân các nước giàu. Mặc dù đã có những sự nhượng bộ gần đây nhưng vẫn chưa đủ để khuyến khích các nước đang phát triển an tâm phục hồi sản xuất những sản phẩm như bông vải, đậu tương… Có thể nói trợ cấp hay trợ giá đã làm méo mó lợi thế so sánh và phân công lao động trên bình diện toàn cầu.
Vừa qua, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị một số nước kiện là bán phá giá do có trợ cấp của Nhà nước vì chúng ta vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường. Trong thoả thuận song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa được ký kết thì Việt Nam phải chịu tình trạng nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm nữa. Thật khó xác định căn cứ để có con số này nhưng dù sao thì cũng hơn Trung Quốc – đến những 15 năm. Đây sẽ là một thách thức lớn cho Việt Nam chúng ta vì trong thời gian này một số biện pháp có thể áp dụng nếu doanh nghiệp của ta có dấu hiệu được Nhà nước trợ cấp. Tất nhiên là vị thế nền kinh tế của ta khác Trung Quốc, chúng ta có thể bị áp đặt trong khi Trung Quốc có khả năng huy động sự hậu thuẫn của nhiều nước khác để gây ảnh hưởng đến luật chơi. Chúng ta chỉ có thể là người cùng thụ hưởng, nếu có, chứ không thể là người khởi xướng. Với quyết tâm cao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước sau Đại hội X vừa qua, chúng ta có thể hy vọng là Chính phủ sẽ có những biện pháp tích cực hơn nữa để tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế và cũng sẽ là cơ hội để việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
Chính phủ còn cần phải đẩy mạnh và nhanh hơn nữa việc cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Trở ngại lớn trong công tác này có lẽ ai cũng biết nhưng biện pháp mạnh hơn lại chưa có. Giảm số doanh nghiệp quốc doanh cũng sẽ giảm phần có thể xem là trợ cấp của Nhà nước, đồng thời cũng sẽ mở ra khả năng cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng. Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trước khi được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Nhà nước đã và đang khuyến khích hình thành nhiều tập đoàn kinh tế mạnh để chuẩn bị đối đầu với nhiều tập đoàn kinh tế sẽ xâm nhập vào nước ta sau khi ta gia nhập WTO. Cách làm của ta cũng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy mà ta chưa thể hình dung hết được. Cụm từ “vừa đá bóng, vừa thổi còi” sẽ là yếu huyệt khi các tập đoàn kinh tế của ta thường trực thuộc các bộ chủ quản. Một khi còn trực thuộc bộ chủ quản thì Nhà nước vẫn giữ quyền điều hành và tất nhiên sẽ “được nâng đỡ” trong quá trình huy động vốn trên thị trường tài chính trong hay ngoài nước. Tập đoàn kinh tế không thể hình thành bằng cách tập hợp một số doanh nghiệp lại mà phải là một quá trình tự phát triển và lớn lên của một doanh nghiệp thành đạt, không thể lắp ghép “nhiều con tép để trở thành con tôm được”. Có nhìn thẳng vào sự việc thì mới có hy vọng thực hiện các quyết tâm của Chính phủ để việc sử dụng tài nguyên quý hiếm của quốc gia có hiệu quả hơn, sẽ không còn khái niệm doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo để dồn vốn nuôi quốc doanh trong khi khu vực tư nhân lại linh hoạt để tạo hiệu quả và cũng là nguồn sử dụng nhiều lao động trong xã hội.
Một vấn đề cần lưu ý nữa trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu là hội nhập không đương nhiên mang lại phát triển cho thành viên mà phải do thành viên đó biết chọn con đường thích hợp thể hiện qua chính sách vĩ mô. Kinh nghiệm trong khu vực cho thấy là một số nước đã thành công trong quá trình phát triển thông qua con đường xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Có thể các nước đi trước có lợi thế hơn những nước đi sau như chúng ta. Chúng ta cũng khá thành công trong xuất khẩu trong các năm qua và chúng ta cũng đã chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng bước đi và ngành nghề để công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì còn rất chung chung, ai cũng nói được nhưng khi vào cụ thể thì ậm ờ. Công tác giáo dục và đào tạo nghề hiện nay chưa đủ cũng như chưa xứng tầm với đà phát triển của các khu chế xuất và khu công nghiệp. Đây cũng là một minh chứng cho tính không đồng bộ trong chính sách và biện pháp thực hiện. Một chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã nói: “Hoạch định một chiến lược công nghiệp hoá thường dễ hơn là đưa vào thực hiện. Điểm yếu của các nước đang phát triển là sự phối hợp giữa thiết kế chính sách và thực hiện”. Khi có nhiều bộ cùng tham gia trong quá trình lập chính sách thì sự phối hợp lại càng quan trọng để tránh các mâu thuẫn thay vì cùng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này rất đúng với tình trạng của ta, chúng ta rõ ràng thiếu sự phối hợp giữa các bộ như đã thể hiện qua nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Chúng ta đang thiếu một nhạc trưởng để phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chính sách, chủ trương của Nhà nước.
Còn quá nhiều trường hợp cơ quan có trách nhiệm lại đùn đẩy trách nhiệm lên trên làm cho bộ máy lãnh đạo cao nhất tràn ngập sự vụ mà đúng lý ra bên dưới phải giải quyết thật dứt khoát. Một thí dụ cụ thể là chỉ một sự tranh chấp giữa các chủ xe chuyên chở hành khách trên một tuyến đường mà cũng phải “nhờ và chờ” Thủ tướng giải quyết. Chắc chắn cơ chế điều hành của Nhà nước ta thiếu sự phân quyền đến thế nhưng lại cũng không có cơ chế xử lý quan chức, cán bộ thiếu khả năng. Muốn thành công trong quá trình hội nhập toàn cầu, Nhà nước ta cũng cần có những chính sách phù hợp cho quá trình này.
Trần Bá Tước
(Visited 1 times, 1 visits today)