Phác thảo ý tưởng Bảo tàng café ở Việt Nam
Vừa qua, nhân được dự khai trương Hội quán Café Trung Nguyên, được trực tiếp nghe anh Nguyên Vũ và những anh em tâm huyết của anh trình bày về một Dự án Thủ phủ Cà phê toàn cầu (có thể gọi khiêm tốn là Làng café toàn cầu) – một giải pháp chiến lược phát triển Tây Nguyên mà bảo tàng café là một thành tố quan trọng trong đó thì tôi thật sự ngỡ ngàng và bị thuyết phục về những ý tưởng táo bạo của dự án. Sau buổi đó tôi bắt đầu có những suy nghĩ tản mạn về bảo tàng tương lai này.
Một doanh nghiệp làm bảo tàng ư? Ở nước ta thì quả là mới, chưa có tiền lệ, nhưng điều này đâu có gì lạ trên thế giới. Ở nhiều nước các công ty mạnh và có truyền thống thường dành một ngân khoản nhất định cho việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho một bảo tàng của công ty để quảng bá cho nghề nghiệp của mình, để khẳng định những thành tựu, sản phẩm của công ty mình hay để đền ơn trả nghĩa khách hàng đã ưu ái sử dụng dịch vụ của mình. Tôi đã từng được xem một bảo tàng rất thú vị về ngành in và kỹ thuật in ở Tokyo, Nhật Bản. Học sinh có thể học và trải nghiệm nhiều điều từ những kỹ thuật in thô sơ nhất như bản dập khắc gỗ rồi in bằng cách xếp những con chữ cái được đúc bằng chì đến cách in hiện đại nhất ngày nay.
Bảo tàng cà phê Vienna, Áo |
Đó là bảo tàng của công ty in Toppan. Công ty ô tô Toyota cũng có một bảo tàng hoành tráng và hiện đại về ô tô và các kỹ thuật ô tô trên thế giới. Một công ty đường sắt ở Nhật Bản đã tài trợ một ngân khoản cực kỳ lớn để tạo ra một bảo tàng gọi là “bảo tàng thế giới nhỏ” với không gian hàng trăm ha giới thiệu những kiến trúc đặc sắc và các phong tục, cuộc sống của các nước trên thế giới với một lý do rất được lòng người là “đền đáp công ơn khách hàng đã sử dụng dịch vụ đường sắt của công ty”, lấy lãi của công ty phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Chắc rằng suy nghĩ của những người lãnh đạo Tập đoàn Café Trung Nguyên về một bảo tàng tương lai cũng tương đồng như những suy nghĩ như các nhà doanh nghiệp có tầm cỡ nói trên. Tuy nhiên điều khác nhau căn bản là các doanh nghiệp như nói trên có một bề dày lịch sử rất lâu dài còn Trung Nguyên thì quá trẻ, mới hơn 10 năm tuổi. Nhưng lịch sử không đi theo lối mòn và tuần tự như những gì đã diễn ra trước đó. Tầm nhìn xa, cái sáng tạo và táo bạo của Trung Nguyên là ở chỗ đó, sớm nghĩ đến một bảo tàng café ngay từ buổi khởi đầu này.
Các bảo tàng của các công ty ở nước ngoài thường chú ý nhiều đến khía cạnh kỹ thuật. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi các công ty của họ giành được thị trường là nhờ kỹ thuật, uy tín của công ty trước hết là kỹ thuật: kỹ thuật in, kỹ thuật dệt, làm ô tô, máy bay, tên lửa, con tàu vũ trụ… Họ cần tiếp thị trước hết về trình độ kỹ thuật của mình. Bảo tàng café tương lai của Trung
Quán cà phê ở phố Hàng Hành (Hà Nội) |
Quán cà phê Sách của Trung Nguyên ở HN |
Quán cà phê vỉa hè ở Mỹ |
1. Quan niệm:
1.1 Xây dựng một bảo tàng sinh thái café Trung nguyên, café-ecomuseum
1.2 Nhấn mạnh cả yếu tố kỹ thuật và con người,
1.3 Bảo tàng gắn với cộng đồng, trước hết vì cộng đồng
2. Nội dung trưng bày
2.1 Lịch sử café trên thế giới
Lịch sử café: như con đường tơ lụa, con đường hồ tiêu, con đường nha phiến
Các trung tâm café trên thế giới: trưng bày và kinh nghiệm
2.2. Lịch sử café Việt
2.3 Kỹ thuật
Kỹ thuật trồng café
Giống: các loại giống và sự khác nhau
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật thu hái: độ chín
Kỹ thuật bảo quản
Kỹ thuật chế biến
2.4. Café và thương mại
2.5 Café và việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:
Khai thác tài nguyên đất
Nguồn nước
Phân bón, phân hóa học
2.6 Café và con người
3. Hoạt động của bảo tàng tương lai
3.1 Cộng đồng tự giới thiệu và tham gia
3.2 Học sinh vẽ về cây café và con người làm café
Hiểu và yêu di sản café
Khuyến khích năng khiếu
3.3 Trình bày tác phẩm ở Hội quán và Đắk Lắk
3.4 Chụp ảnh, quay video: photovoice về café, kể chuyện về cây café và con người làm café (sản xuất, chế biến, kinh doanh café), cuộc sống của họ, những niềm đam mê, thích thú của họ
4. Đào tạo nguồn nhân lực bảo tàng
4.1 Gắn với ĐắkLắk: không gian-con người
4.2 Đào tạo người địa phương
4.3 Đào tạo người dân tộc thiểu số gắn với cây café
4.4 Đào tạo đa lĩnh vực trong bảo tàng:
Nhân học
Bảo tàng học
Thiết kế
Đa phương tiện
5. Cạnh tranh để xây dựng một bảo tàng
5.1 Hướng đến bảo tàng đẳng cấp quốc tế:
5.2 Hợp tác và cạnh tranh các dịch vụ văn hóa
5.3 Chủ bài: café, con người và môi trường Tây Nguyên