Robot được “in ra” và di chuyển theo nhịp đập

Thiết bị nhỏ bé được tạo ra bởi máy in 3D, và di chuyển được nhờ các tế bào tim.

Thiết bị gồm một robot thân mềm có kích thước của một hạt gạo, vận động theo những tiếng đập từ các tế bào tim của chuột, rung trên bề mặt một đĩa Petri. Mô hình robot này được thiết kế bằng phần mềm trên máy tính, và tiếp theo được tạo dựng lên nhờ một máy in 3D tại trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.

Máy in 3D tạo ra các vật thể bằng cách xây từng lớp vật liệu chồng lên nhau, để cuối cùng tạo ra một vật thể ba chiều được dựng từ dưới lên. Để tạo ra robot trên, máy in phun một lớp chất lỏng hydrogel – một hỗn hợp sền sệt của nước và phân tử trơ, có dạng như mạng lưới – và sau đó làm cứng từng lớp bằng tia laser. “Miếng chân” cong của robot sẽ được cấy một hỗn hợp của nguyên bào sợi của máy và tế bào tim, và chúng sẽ tự động co thắt. Sau khoảng ba ngày, lớp tế bào trở thành một phiến tạo ra những âm thanh đồng bộ và các nhịp co thắt tạo ra lực đẩy robot về phía trước.

Điều tuyệt diệu của việc chế tạo robot bằng máy in là nó tạo dựng được các vật thể theo đúng với các mẫu thiết kế vặn vẹo, và cần mẫn làm cho đến khi các cấu phần đủ kết dính với nhau trước khi chuyển sang bước tiếp theo, trưởng nhóm nghiên cứu Rashid Bashir cho biết. Một ngày nào đó, những robot tương tự như vậy có thể trở thành những thiết bị cảm ứng tự động di chuyển để phát hiện ra các hóa chất trong môi trường. “Bằng cách sử dụng các tế bào để xây dựng bộ máy sinh học, chúng tôi có thể giải quyết được các vấn đề”. Bashir và các đồng nghiệp đã có mô tả trực tuyến trong chương trình Scientific Reports vào ngày 15 tháng 11.

Nguyễn Bình dịch
   

Tác giả